Tàu ngầm Nhật ‘gãy cánh’ khi đâm tàu hàng
Tàu ngầm JS Soryu bị gãy cánh lái, đứt liên lạc sau khi đâm tàu hàng, buộc thủy thủ phải dùng điện thoại di động để báo cáo sự cố.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua công bố thêm thông tin về vụ tàu ngầm va chạm tàu thương mại ngoài khơi tỉnh Kochi, cho biết sự việc xảy ra lúc 10h58 khi tàu ngầm JS Soryu nổi lên mặt nước và quệt mạnh vào thân tàu hàng Ocean Artemis đăng ký tại Hong Kong.
Theo thông tin ban đầu, JS Soryo chỉ chịu hư hại nhẹ ở cụm kính tiềm vọng và ăng ten liên lạc. Tuy nhiên, ảnh chụp từ máy bay tuần thám cho thấy cánh lái bên phải của tàu đã bị gãy gập, một phần thượng tầng cũng bị móp.
Sự cố khiến tàu ngầm phải di chuyển trong trạng thái nổi để về căn cứ. Thiết bị liên lạc trên tháp chỉ huy của tàu ngầm cũng đã hư hại sau cú va chạm mạnh.
“Tàu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thông thường và phát hiện tàu hàng qua kính tiềm vọng khi đang nổi lên, nhưng không kịp né tránh. Thiết bị thông tin liên lạc trên tàu ngầm bị hư hỏng, khiến thủy thủ đoàn mất hơn 3 tiếng di chuyển đến nơi có sóng điện thoại để báo cáo”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho hay.
Phần thượng tầng bị hư hại nặng của JS Soryu sau vụ va chạm. Ảnh: Cảnh sát biển Nhật Bản .
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận tình trạng của tàu hàng và hỗ trợ nếu cần thiết, nhưng con tàu đã rời hiện trường sau sự cố. Khi được liên lạc, thủy thủ đoàn tàu Ocean Artemis cho biết không cảm nhận được va chạm và không phát hiện hư hại nào.
JS Soryu là chiếc đầu tiên trong lớp tàu ngầm diesel-điện cùng tên. Với lượng giãn nước 4.200 tấn khi lặn, đây là lớp tàu ngầm lớn nhất được Nhật Bản chế tạo từ sau Thế chiến II và được xếp vào nhóm những tàu ngầm phi hạt nhân có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới.
Mỗi chiếc dài 84 m, rộng 9,1 m, có tầm hoạt động 11.300 km và độ sâu lặn tối đa 650 m. Đặc điểm nổi bật của lớp Soyru là cánh lái phần đuôi hình chữ X, được cho là giúp tăng khả năng cơ động ở vùng nước nông, yếu tố quan trọng trong chiến lược bảo vệ bờ biển và tuyến hàng hải của Nhật.
Tàu ngầm lớp Soyru được trang bị hàng loạt cảm biến, trong đó chủ lực là tổ hợp định vị thủy âm (sonar) Hughes/Oki ZQQ-7, với một sonar ở mũi, 4 cụm sonar sườn và một sonar kéo sau đuôi để tăng khả năng theo dõi. Bên cạnh đó là kính tiềm vọng quang điện tử và radar nhìn vòng cảnh giới đường không ZPS-6F cho mục tiêu mặt nước và máy bay.
Toàn bộ vỏ ngoài tàu ngầm được bọc vật liệu cao su hấp thụ sóng âm, triệt tiêu tiếng ồn của tàu và giảm phản xạ sóng âm từ sonar chủ động của đối phương. Nhật cũng trang bị hệ thống đối kháng điện tử ZLR-3-6 và hai cụm ống phóng mồi bẫy thủy âm để bảo vệ tàu ngầm lớp Soyru.
Sự kết hợp giữa phương án phòng vệ thụ động và chủ động biến Soyru thành một trong những tàu ngầm khó phát hiện nhất thế giới, ngang ngửa Đề án 636 của Nga và Type-209 Đức. Tuy nhiên, hiện chưa rõ tai nạn đâm va với tàu hàng là do lỗi kỹ thuật hay sơ suất của con người.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản trao hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu cho Mitsubishi
Sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức trao hợp đồng sản xuất chính máy bay chiến đấu cho Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, các nhà chức trách Nhật Bản cũng xác nhận có một đối tác nước ngoài sẽ tham gia vào dự án này.
Hiện nay, các công ty hàng không vũ trụ ở Mỹ và Anh đang chạy đua để được tham gia vào dự án sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản, theo trang tin The Drive.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã ra thông báo chính thức ngày 30-10 rằng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) sẽ chịu trách nhiệm tổng thể trong dự án sản xuất máy bay chiến đấu. Ngoài cuộc thảo luận về hợp tác nước ngoài trong việc thiết kế máy bay, Bộ Quốc phòng cũng xác nhận công việc chế tạo động cơ máy bay sẽ có hợp đồng phụ cho một công ty khác mà hiện nay vẫn chưa được công bố..
Máy bay F-15J của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản. Ảnh: Lực lượng không quân Mỹ
Chính phủ Nhật Bản dự kiến chương trình sản xuất máy bay chiến đấu này trị giá khoảng 40 tỉ USD và sẵn sàng phục vụ vào năm 2035. Dự án nhằm mục đích cung cấp máy bay chiến đấu đời mới thay thế cho hệ thống máy bay Mitsubishi F-2 hiện có của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Máy bay chiến đấu tương lai được gọi không chính thức là FX nhưng dự kiến sẽ được chỉ định là F-3 vào thời điểm nó đi vào hoạt động.
Mô hình minh họa cấu tạo máy bay chiến đấu F-3. Ảnh: Bộ Quốc Phòng Nhật Bản
Trước thông báo ngày 30-10, các chuyên gia quân sự cho rằng Nhật Bản sẽ đi theo một trong ba con đường để chế tạo máy bay chiến đấu mới: Phát triển máy bay hoàn toàn trong nước, liên doanh với sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài hoặc mua máy bay chiến đấu của nước ngoài. Cuối cùng, Nhật đã lựa chọn phương án sản xuất máy bay chiến đấu mới trong nước hoặc ít nhất là do người bản địa dẫn đầu. Tập đoàn MHI được chọn lãnh đạo dự án với tư cách là công ty hàng không duy nhất ở Nhật Bản có kinh nghiệm về máy bay chiến đấu.
MHI đã chế tạo chiếc F-2 có nguồn gốc từ F-16, bản thân nó là sự kế thừa của máy bay chiến đấu siêu thanh F-1 của cùng công ty, một chương trình phát triển trước đó bắt đầu từ những năm 1960. Tập đoàn cũng đã tiến hành sản xuất F-4EJ Phantom II và các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không F-15J Eagle tiếp theo cho dịch vụ của JASDF.
Đối với F-2, MHI đã hợp tác với Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất một máy bay chiến đấu đa chức năng dựa trên F-16 , với tỷ lệ 60/40 trong sản xuất giữa Nhật Bản và Mỹ. Một hình thức liên doanh tương tự với một công ty nước ngoài hiện đã được lựa chọn cho máy bay chiến đấu tương lai.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, quyết định về đối tác nước ngoài cho dự án máy bay chiến đấu sẽ được đưa ra trước cuối năm 2020. Các ứng cử viên có thể bao gồm Lockheed Martin ở Mỹ và BAE Systems ở Vương quốc Anh, cũng như các công ty khác của Mỹ như Boeing và Northrop Grumman.
Dự án máy bay chiến đấu tàng hình mới này chỉ là một phần trong quá trình củng cố vững chắc năng lực quân sự của Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa và thách thức an ninh quốc gia ngày càng tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Yêu cầu ngân sách quốc phòng của nước này cho năm tài chính 2021 là mức cao nhất được ghi nhận, vào khoảng 55 tỉ USD, đánh dấu mức tăng năm thứ 9 liên tiếp. Nó bao gồm khoảng 556 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu trong tương lai, cộng với 114 triệu USD cho việc tích hợp các hệ thống con của nó bao gồm radar và hệ thống nhiệm vụ.
Tàu ngầm Nhật va chạm tàu Hong Kong ở gần đảo Shikoku Các quan chức quốc phòng Nhật cho biết cột buồm của tàu Soryu bị hư hại nhẹ nhưng nó vẫn có thể tự tiếp tục ra khơi. Một tàu ngầm hải quân Nhật Bản vừa va chạm với một tàu thương mại Hong Kong ở ngoài khơi Nhật Bản, báo South China Morning Post đưa tin. Các quan chức quốc phòng Nhật cho...