Tàu ngầm nguyên tử Nga trở lại nam bán cầu
Bộ Tổng tham mưu Nga cho hay “điều này sẽ góp phần giải quyết các nhiệm vụ răn đe hạt nhân chiến lược không chỉ ở Bắc Cực mà còn cả ở Nam Cực.”
Truyền thông Nga ngày 3/6 đưa tin, Nga đang lên kế hoạch tái triển khai các tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân tới các vùng biển phía nam sau 20 năm gián đoạn kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Theo một nguồn tin Bộ Tổng tham mưu Nga, từ năm 2014, Nga sẽ mở rộng khu vực tuần tra của lực lượng tàu ngầm chiến lược. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Hạm đội Biển Bắc hùng mạnh nhất của hải quân Nga kỷ niệm 80 năm ngày thành lập.
Lính tàu ngầm Nga tham dự lễ chào cờ
Sau khi các tàu ngầm lớp Borei chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga được đưa vào hoạt động, hải quân Nga “sẽ không chỉ tiếp tục tuần tra tại Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương” mà còn quay trở lại các khu vực ở nam bán cầu mà tàu ngầm Liên Xô đã từng tuần tra trước đây.
Theo nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Nga, “điều này sẽ góp phần giải quyết các nhiệm vụ răn đe hạt nhân chiến lược không chỉ ở Bắc Cực mà còn cả ở Nam Cực.”
Video đang HOT
Chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên của Nga có tên Yury Dolgoruky được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm nay. Đến cuối năm 2013, hải quân Nga sẽ được trang bị thêm hai chiếc tàu ngầm loại này.
Tàu ngầm lớp Borei là loại tàu ngầm tân tiến dài 170 mét có khả năng mang được 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava với thủy thủ đoàn 107 người, trong đó có 55 sỹ quan. Tàu ngầm này có thể lặn sâu tới 450 mét và tốc độ khi lặn đạt tới 29 knot (54 km/h). Tàu ngầm này có thể hoạt động liên tục tới 3 tháng ở chế độ tự lái và là tàu ngầm phát ra ít tiếng động nhất so với các thế hệ tàu ngầm trước đây nhờ vào các thành tựu công nghệ tối tân nhất.
Một chiếc tàu ngầm lớp Borei của Nga
Chi phí để đóng chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu tiên ước tính lên tới 770 triệu đô-la, và đến cuối năm 2018, hải quân Nga sẽ có 8 tàu ngầm lớp Borei tạo nên hạt nhân của hạm đội tàu ngầm chiến lược của Nga.
Ngoài tàu ngầm lớp Borei, hải quân Nga cũng sẽ được trang bị thêm 7 tàu ngầm tấn công đa nhiệm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Yasen. Đây là loại tàu ngầm có thể sánh với tàu ngầm lớp Seawolf của Mỹ về mục đích và tính năng. Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, chiếc tàu ngầm lớp Yasen đầu tiên được đóng vào năm 2010 và sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013.
Theo 24h
Nga sẵn sàng khắc chế lá chắn tên lửa châu Âu
Trong trường hợp NATO và Mỹ đơn phương tiến hành xây dựng lá chắn tên lửa đạn đạo ở châu Âu mà không có sự tham gia bình đẳng của Nga, Moscow cũng sẵn sàng "các biện pháp quân sự - kỹ thuật" khắc chế khả năng vận hành của hệ thống này.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Russia 1 hôm thứ Bảy tuần trước, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói rằng trong trường hợp NATO và Mỹ đơn phương tiến hành xây dựng lá chắn tên lửa đạn đạo ở châu Âu mà không có sự tham gia bình đẳng của Nga, Moscow cũng sẵn sàng "các biện pháp quân sự - kỹ thuật" khắc chế khả năng vận hành của hệ thống này.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov
Các quan chức Nga đã liên tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO, coi đây là mối đe dọa đối với an ninh của Nga và là trở ngại chính trong quan hệ song phương vì hệ thống này có thể chuyển hướng mục tiêu từ các đe dọa ở Iran và Trung Đông sang hệ thống răn đe hạt nhân của Nga.
Moscow đang tìm kiếm những cam kết mang tính ràng buộc pháp lý lâu dài rằng hệ thống này sẽ không được sử dụng để chống lại nước Nga và tìm cách kiểm soát thực tế hệ thống thông qua việc chia sẻ các tiêu chí kỹ thuật, điều mà Thượng viện Mỹ đã bác bỏ.
Theo The New York Times, hồi tháng Ba Mỹ đã đình chỉ giai đoạn cuối cùng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đơn phương ở châu Âu nhằm triển khai thêm tên lửa đánh chặn ABM đối phó với Triều Tiên.
Thứ trưởng Antonov cho hay Kremlin đang chuẩn bị những kế hoạch đề phòng để đảm bảo rằng lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vẫn trụ vững trong trường hợp NATO và Mỹ xúc tiến các kế hoạch chống tên lửa của họ và "không để người Mỹ đạt được bất cứ kết quả nào".
Tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga
Trong một hội nghị ở Moscow hồi tuần trước, Phó Tổng thư ký NATO phụ trách các vấn đề chính trị và chính sách an ninh Dirk Brengelmann nói rằng các đảm bảo chính trị về việc hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu không nhắm vào Nga đã được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh NATO hồi năm ngoái ở Chicago.
Thay vào đó, NATO đang đề xuất xây dựng 2 trung tâm phòng thủ tên lửa chung NATO-Nga cùng "các biện pháp minh bạch lẫn nhau để đối phó với các mối quan ngại và tránh hiểu nhầm."
Tuy nhiên, Thứ trưởng Antonov vẫn đưa ra lời cảnh báo với Mỹ rằng: "Đừng tạo ra một hệ thống đưa hai nước vào một cuộc chạy đua vũ trang."
Theo 24h
Triều Tiên thề tăng cường "răn đe hạt nhân" Vụ phóng tên lửa tháng 12.2012 của CHDCND Triều Tiên - Ảnh: Reuters CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ tăng cường sức mạnh quân sự và chương trình "răn đe hạt nhân" sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới về vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng vào tháng 12.2012. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an...