Tàu ngầm Nga nối lại tuần tra nam bán cầu sau 20 năm
Hãng thông tấn Itar-Tass của Nga ngày 1/6 đưa tin Nga dự kiến nối lại các cuộc tuần tra của tàu ngầm hạt nhân ở các vùng biển tại nam bán cầu sau hơn 20 năm bị gián đoạn, do Liên Xô tan rã. Đây là một phần trong nỗ lực khôi phục vị thế, sức mạnh quân đội của Mátxcơva.
Kế hoạch phái tàu ngầm lớp Borei, được thiết kế mang theo 16 tên lửa hạt nhân tầm xa, tới bán cầu nam được diễn ra sau khi Tổng thống Putin quyết định triển khai một đơn vị hải quân tới Địa Trung Hải đồn trú vào hồi tháng 3 vừa qua.
“Khôi phục các cuộc tuần tra của tầu ngầm hạt nhân cho phép chúng ta hoàn thành các sứ mệnh phòng thủ chiến lược không chỉ ở Bắc Cực mà cả Nam Cực”, hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời một quan chức giấu tên trong Bộ Tổng tham mưu trưởng liên quân Nga, cho hay.
Quan chức này còn cho biết các cuộc tuần tra sẽ có kỳ hạn nhiều năm. Yuri Dolgoruky, chiếc đầu tiên trong 8 tàu ngầm lớp Borei Nga hi vọng triển khai cho tới năm 2020, đã được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga vào năm nay.
Ông Putin đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của một đội quân hùng mạnh, bao quát rộng khi trở lại nắm quyền hồi tháng 5 năm ngoái. Trong suốt 13 năm nắm quyền, ông Putin thường viện dẫn những đe dọa ngoại xâm khi giải thích cho lý do cần phải có một lực lượng vũ trang tiên tiến và cần có sự đoàn kết chính trị ở Nga.
Mối lo ngại về khả năng đối đầu hạt nhân giữa Mỹ và Nga đã giảm trong những năm gần đây và hai cựu thù thời Chiến tranh Lạnh đã ký một hiệp ước bước ngoặt vào năm 2010, đặt ra giới hạn thấp hơn về quy mô của kho vũ khí hạt nhân tầm xa của mỗi nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên con số giới hạn các đầu đạn tên lửa, phương tiện vận chuyển chúng như tàu ngầm theo hiệp ước START mới vẫn đủ để hủy diệt thế giới. Ông Putin cũng nói rõ rằng Nga sẽ tiếp tục nâng cấp kho vũ khí của mình.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất của Nga có khả năng bay qua phần phía bắc của trái đất, và những tên lửa được phóng từ tàu ngầm ở bán cầu bắc cũng có khả năng tương tự.
Cả tàu ngầm lớp Borei và tên lửa đạn đạo Bulava được trang bị cho tàu ngầm đều được thiết kế từ những năm 1990, khi ngành khoa học và quân sự của Nga vẫn chưa được đầu tư nhiều.
Theo Dantri
Nga: Gián điệp của Mỹ thật "thô lỗ, vụng về"
Sau khi trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ bị nghi là điệp viên chìm của CIA, một quan chức tình báo Nga khẳng định đây là lần thứ hai trong năm nay họ trục xuất điệp viên của Mỹ. Mátxcơva khẳng định hoạt động tuyển mộ của CIA thật thô lỗ và vụng về.
Theo hãng tin AP, tuyên bố trên được một sỹ quan tình báo Nga đưa ra trên một kênh truyền hình của nước này. Tuy nhiên hình ảnh được phát sóng đã bị làm mờ và danh tính của người này cũng không được tiết lộ.
Ryan Fogle bị bắt quả tang khiến CIA mất mặt
Vị sỹ quan này cũng cho biết CIA đã không dừng những "hoạt động gây nhiễu loạn" này bất chấp đã được Mátxcơva yêu cầu.
"Fogle đến Nga vào mùa Xuân 2011. Khi đó Nga đã có thông tin tình báo rằng anh ta là người của CIA và ngay khi Fogle đặt chân đến Nga chúng tôi đã có những biện pháp kiểm soát tương ứng", vị sỹ quan khẳng định.
Bản tin nêu trên xuất hiện chỉ một ngày sau khi Nga ra lệnh trục xuất Ryan Fogle, bí thư thứ 3 tại đại sứ quán Mỹ sau khi Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) bắt quả tang người này đang tìm cách tuyển mộ một đặc vụ Nga tại Mátxcơva. FSB khẳng định Fogle là người của CIA.
Trong bản tin được các kênh truyền hình nhà nước Nga phát sóng, đặc vụ của FSB cho biết một người Mỹ khác cũng từng bị trục xuất hồi tháng Giêng trong "một vụ tuyển mộ khác". Tuy nhiên sỹ quan này không cho biết tên của người bị trục xuất còn các kênh truyền hình Nga thì đưa ra nhiều cái tên khác nhau trong khi FSB từ chối xác thực.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu đại sứ Mỹ lên để bày tỏ sự phản đối về vụ việc. Tuy nhiên, theo AFP, những dấu hiệu sau đó cho thấy không bên nào muốn vụ việc bị đẩy đi quá xa, đến mức trở thành một cuộc khủng hoảng.
Phát biểu trước báo giới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định đã không đề cập đến vụ việc này trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Thụy Điển. Còn cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov, cũng khẳng định vụ việc không ảnh hưởng tới hợp tác Nga - Mỹ về an ninh.
"Ít nhất có thể nói rằng chúng tôi chúng tôi ngạc nhiên bởi sự hết sức thô lỗ và vụng về của hoạt động tuyển mộ", bởi nó diễn ra sau khi cả hai bên đã cam kết cải thiện quan hệ hợp tác, ông Yuri Ushakov, trả lời với hãng tin ITAR-TASS.
Ushakov cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi hai Tổng thống Putin và Obama có vẻ đã cùng cam kết rằng các cơ quan mật vụ sẽ hợp tác cùng nhau, thế nhưng việc này lại không được CIA hay đại sứ quán Mỹ thực hiện.
Dù vậy ông Ushakov cũng khẳng định rằng người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia Nga, ông Nikolai Patrushev vẫn sẽ có chuyến thăm Mỹ vào đầu tuần tới, có thể sẽ mang theo thông điệp hợp tác song phương của Putin tới cho Obama.
"Tôi không cho rằng những gì đã xảy ra sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác này, tất cả những điều quan trọng hơn đã được thống nhất ở cấp cao", vị cố vấn của Putin nói.
Tờ Kommersant của Nga thì nhận định Fogle có vẻ đang tìm thông tin tình báo về nghi phạm đánh bom giải Marathon Boston vừa qua, những kẻ có nguồn gốc từ vùng Bắc Caucasus của Nga, dù đã được phía tình báo Nga cam kết hợp tác điều tra.
Cựu giám đốc FSB Nikolai Kovalyov thì miêu tả vụ bắt giữ như một thành công lớn của tình báo Nga bởi việc bắt quả tang một điệp viên là rất hiếm, "và còn hay hơn nhiều khi có những thứ một bộ tóc giả".
Nhưng cũng giống như ông Ushakov, ông Kovalyov, hiện là một đại biểu của đảng cầm quyền tại Hạ viện Nga, nhận định vụ việc sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Theo Dantri
Trực thăng Nga rơi ở Siberia, 9 người chết Một chiếc trực thăng chở theo 2 tấn thuốc nổ đã bị rơi ở Siberia vào ngày hôm nay 6/5, làm toàn bộ 9 người trên khoang, trong đó có cả các quan chức thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp Nga, thiệt mạng. Theo hãng tin Itar-Tass, khi gặp nạn chiếc trực thăng đang chở theo 2 tấn thuốc nổ để dùng phá...