Tàu ngầm Nga nổi gần bờ biển Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân Omsk bất ngờ xuất hiện trên vùng biển quốc tế gần bang Alaska, khiến Mỹ thông báo sẵn sàng hỗ trợ ứng phó sự cố.
“ Bộ tư lệnh phương Bắc (USNORTHCOM) và Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đang giám sát tàu ngầm và các hoạt động của Nga. Chúng tôi chưa nhận được đề nghị hỗ trợ từ hải quân Nga hay các tàu biển trong khu vực. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ những tàu gặp nạn”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Lewis cho biết hôm 28/8.
Thông báo được đưa ra sau khi một tàu ngầm Nga bất ngờ nổi lên ở vùng biển quốc tế tại biển Bering, gần bang Alaska của Mỹ hôm 27/8. Tuần duyên Mỹ cho biết “nhiều tàu thương mại đã phát hiện tàu ngầm Nga và thông báo cho nhà chức trách Mỹ”.
Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga cho biết tàu ngầm xuất hiện gần bờ biển Mỹ là chiếc Omsk đang tham gia cuộc tập trận “Lá chắn Đại dương 2020″, thêm rằng không có tình huống nguy hiểm nào xảy ra. Quân đội Nga sau đó công bố video tàu ngầm Omsk và tàu tuần dương Varyag phóng tên lửa diệt hạm, cho biết các quả đạn đã đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lần lượt là 320 và 450 km.
Omsk là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình thuộc Đề án 949A “Antey”, được Nga biên chế năm 1993 và nâng cấp năm 2008. Với chiều dài 154 m và lượng giãn nước 19.400 tấn khi lặn, đây là loại tàu ngầm lớn thứ tư từng được chế tạo trong lịch sử thế giới, cũng là tàu ngầm mang tên lửa hành trình lớn nhất thế giới cho tới khi Mỹ hoán cải 4 chiếc lớp Ohio để mang tên lửa hành trình Tomahawk vào năm 2007. Tàu đạt tốc độ tối đa 60 km/h khi lặn, độ sâu tối đa tới 500 m.
Vũ khí chính của Omsk là 24 tên lửa diệt hạm P-700 Granit có tầm bắn 625 km, tốc độ hành trình 3.100 km/h và mang đầu nổ nặng 750 kg. Với hệ thống vũ khí này, các tàu ngầm Đề án 949A còn được gọi là “sát thủ tàu sân bay” khi có thể vô hiệu hóa được những chiến hạm lớn nhất của Mỹ chỉ với một phát bắn trúng đích.
Video đang HOT
Quy mô khổng lồ của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ
Tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương là Phân hạm đội Thái Bình Dương và Phân hạm đội Đông Ấn.
Ngày 15/4/1907, Phân hạm đội Thái Bình Dương hợp nhất với Phân hạm đội châu Á thành Hạm đội Thái Bình Dương. Năm 1922, Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương hợp nhất thành Hạm đội Mỹ. Ngày 1/2/1940, thực hiện chủ trương "Hải quân 2 đại dương", Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương được tái lập.
Giai đoạn Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia nhiều chiến dịch quan trọng. Giai đoạn sau đó, do Mỹ chú trọng khu vực châu Âu nên quy mô của Hạm đội Thái Bình Dương bị thu nhỏ, nhiều ưu tiên được giành cho Hạm đội Đại Tây Dương.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Defensenews
Từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, trọng điểm chiến lược của Mỹ từng bước chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương cũng từng bước được tăng cường, vị trí của Hạm đội Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.
Đến nay, Hạm đội Thái Bình Dương trở thành tập đoàn tác chiến hải quân mạnh nhất của Mỹ, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và đại bộ phận Bắc Băng Dương (chiếm 70% tổng diện tích biển và đại dương toàn cầu, lớn gấp 2,55 lần diện tích khu vực quản lý của Hạm đội Đại Tây Dương).
Tập đoàn tác chiến hải quân mạnh nhất của Mỹ
Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương là: Phòng ngự trên biển hướng bờ Tây nước Mỹ và tác chiến trên biển trong các khu vực tác chiến Thái Bình Dương và trung tâm; Huấn luyện cho lực lượng tác chiến hải quân thuộc các Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Bộ tư lệnh Trung tâm, Bộ tư lệnh Phương Bắc, Bộ tư lệnh Phương Nam, Bộ tư lệnh chiến lược và các bộ tư lệnh khác. Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đóng tại căn cứ Trân Châu Cảng, Hawaii.
Hạm đội Thái Bình Dương được biên chế thành 3 hạm đội lớn là Hạm đội 3, Hạm đội 5 và Hạm đội 7.
Hạm đội 3 đóng tại căn cứ San Diego, California. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ huy tác chiến trên biển ở khu vực Đông Thái Bình Dương. Kỳ hạm là tàu chỉ huy Koronod.
Hạm đội 5 đóng tại Manamah, Bharain, nhiệm vụ chủ yếu là chỉ huy tác chiến trên biển ở khu vực Trung Đông. Đây là hạm đội duy nhất của hải quân Mỹ không có kỳ hạm và lực lượng thường trực cố định. Toàn bộ lực lượng của hạm đội đều do bộ phận đóng tại Mỹ và Hawaii luân phiên đổi trực 6 tháng 1 lần.
Khi xảy ra chiến tranh, Hạm đội 5 sẽ được tăng cường lực lượng từ các hạm đội khác. Trong các cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông, Hạm đội 5 luôn là nòng cốt trong việc tổ chức chỉ huy tác chiến trên biển.
Hạm đội 7 đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Kỳ hạm là tàu chỉ huy Blue Ridge, khi tàu này phải sửa chữa lớn thì tàu chỉ huy Koronod sẽ thay thế.
Đây là hạm đội tiền duyên lớn nhất của hải quân Mỹ trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương với phạm vi hoạt động rộng lớn, gồm: Tây Bắc Thái Bình Dương, Tây Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và biển Ảrập; phía bắc tới quần đảo Thousand, phía nam tới châu Nam Cực, phía đông bắt đầu từ Đường đổi ngày (gần kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực qua eo biển Bering, Thái Bình Dương cho đến Nam Cực), phía tây qua Ấn Độ Dương tới bờ biển phía đông châu Phi.
Để đảm trách được địa bàn rộng lớn này, lực lượng tác chiến của Hạm đội 7 thường tổ chức biên chế thành nhiều hạm đội đặc nhiệm hỗn hợp để thực hiện những nhiệm vụ tác chiến khác nhau.
Lực lượng hùng hậu
Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương khi cao nhất khoảng 230.000 quân (gồm cả hơn 90.000 lính hải quân đánh bộ), 230 tàu chiến và 1.600 máy bay các loại. Trong đó, tàu chiến thường gồm: 6 tàu sân bay, 10 tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược, 26 tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân, 12 tàu tuần dương tên lửa, 28 tàu khu trục tên lửa, 15 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu tác chiến thủy/bộ, 6 tàu quét lôi, 4 tàu tuần tiễu, 100 tàu đảm bảo hậu cần và vận tải...
Lực lượng tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương được chia thành 4 Bộ tư lệnh tác chiến: Bộ tư lệnh tàu mặt nước, Bộ tư lệnh hàng không, Bộ tư lệnh tàu ngầm và Bộ tư lệnh hải quân đánh bộ hạm đội.
Hạm đội Thái Bình Dương có 41 căn cứ, trong đó, 27 căn cứ đóng tại phía tây bờ biển nước Mỹ, 3 căn cứ tại Hawaii, 2 căn cứ tại đảo Guam, 6 căn cứ đóng tại Nhật Bản, 1 căn cứ tại Singapore, 1 căn cứ tại Diego Garcia - Ấn Độ Dương, 1 căn cứ đóng tại Bharain.
Với vai trò là một trong những tập đoàn tác chiến mạnh nhất trên toàn cầu hiện nay, lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương đang là nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương như: Kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc; Giám sát, xử lí tình hình bán đảo Triều Tiên cũng như vấn đề hạt nhân của Iran...
Ba tàu sân bay Mỹ tề tựu ở cửa ngõ Biển Đông Ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang cùng hoạt động tại Biển Philippine, tiếp giáp Biển Đông, trong động thái chưa từng có suốt nhiều năm. Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ ngày 21/6 cho biết hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu triển khai hoạt động chung tại...