Tàu ngầm Nga nghi khoét băng để phóng tên lửa
Ảnh vệ tinh cho thấy lỗ thủng lớn trên lớp băng cạnh tàu ngầm Nga trong diễn tập Umka-2021, dường như được khoét bằng ngư lôi để phóng tên lửa.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar công bố hôm 29/3 cho thấy tàu ngầm Đề án 667BDRM của hải quân Nga nổi qua lớp băng ngoài khơi đảo Alexandra Land trong cuộc diễn tập Umka-2021 trước đó hai ngày. Bên cạnh tàu ngầm là một lỗ thủng lớn trên lớp băng, có đường kính khoảng 25 m, chưa rõ mục đích và phương thức tạo ra.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó ra thông cáo cho biết một tàu ngầm đã phóng ngư lôi khi di chuyển và tạo ra lỗ thủng trên lớp băng ở Bắc Cực, nhưng không tiết lộ danh tính tàu ngầm và không xác nhận liệu nó có liên quan tới đợt nổi xuyên băng của ba tàu ngầm hôm 27/3 hay không.
Một số chuyên gia nhận định tàu ngầm Nga có thể phóng ngư lôi không dẫn đường ở tư thế hướng mũi lên mặt nước, hoặc khai hỏa ngư lôi dẫn đường hữu tuyến để điều khiển nó lao lên mặt băng, tạo ra lỗ thủng lớn trên lớp băng dày. Ngoài ra, một lỗ thủng như vậy cũng có thể được khoét bằng liều nổ do lính đặc nhiệm cài trên mặt băng.
Tàu ngầm Đề án 667BDRM bên cạnh lỗ thủng trên lớp băng. Ảnh: Maxar .
Giới chuyên gia quân sự nhận định lỗ thủng này có thể giúp tàu ngầm Nga nổi nhanh và an toàn hơn để nhanh chóng khai hỏa tên lửa đạn đạo hoặc các tên lửa khác. Nếu không áp dụng phương pháp “khoét lỗ” này, tàu ngầm Nga sẽ phải nổi lên hoàn toàn để phá vỡ lớp băng dày, sau đó mới mở các ống phóng để khai hỏa tên lửa.
Quá trình này diễn ra chậm hơn và khiến tàu ngầm dễ bị đối phương tấn công khi xảy ra xung đột, ngay cả khi nó hoạt động ở khu vực xa xôi như Bắc Cực.
Tư lệnh hải quân Nga Nikolai Evmenov hôm 27/3 thông báo ba tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga đã cùng phá lớp băng dày 1,5 m và nổi lên trong khu vực bán kính 300 m. “Đây là lần đầu nội dung này được thực hiện trong lịch sử hải quân Nga”, ông cho hay.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ đợt diễn tập Umka-2021, được Nga tổ chức tại bán đảo Franz Josef Land, đảo Alexandra Land và vùng biển lân cận với sự tham gia của 600 binh sĩ và nhân viên dân sự, cùng 200 khí tài quân sự.
Moskva không công bố những tàu ngầm tham gia đợt diễn tập này, nhưng video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy ít nhất hai tàu ngầm Đề án 667BDRM và một tàu ngầm Đề án 955 Borei. Mỗi tàu có thể mang 16 tên lửa đạn đạo tầm xa R-29RMU Sineva hoặc RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa có thể lắp tối đa 160 đầu đạn hạt nhân các loại.
Sự hiện diện của tàu ngầm thường được giữ bí mật, nhất là với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đóng vai trò vũ khí răn đe chiến lược. Chúng thường chỉ di chuyển trên mặt nước khi trở về cảng, khiến sự xuất hiện ở những khu vực tác chiến được coi là thông điệp gửi đến các đối thủ.
Bắc Cực là một trong những ưu tiên trong chiến lược tương lai của Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Bắc Cực là khu vực quan trọng với lợi ích của Moskva khi biến đổi khí hậu làm băng tan, khiến khu vực này trở nên dễ tiếp cận hơn. Ông đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở quân sự và tăng lượng hàng hóa vận chuyển qua Tuyến Hàng hải phương Bắc nằm ở phía bắc nước Nga.
'Trả giá' khi xem tàu ngầm Nga thử ống phóng ngư lôi
Nhóm khán giả ướt nhẹp khi tàu ngầm thuộc Hạm đội Baltic Nga tạo cột nước lớn trong lúc mô phỏng thao tác phóng ngư lôi ở cầu cảng.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội Nga hôm 16/12 cho thấy một tàu ngầm Nga thử nghiệm ống phóng ngư lôi khi nằm trong cảng. Số hiệu và tên gọi của chiếc tàu ngầm không được công bố, nhưng dường như nó là một tàu ngầm diesel - điện Đề án 636 thuộc biên chế Hạm đội Baltic hải quân Nga.
Một nhóm người mặc quần áo dân sự tò mò đứng trên một chiếc sà lan đậu đối diện mũi tàu ngầm, dùng điện thoại quay lại vụ thử ống ngư lôi. Sau một tiếng động lớn, ống phóng ở mũi phải tàu ngầm được kích hoạt, tạo áp lực lớn và đẩy khối nước về phía họ.
Khối nước trùm qua đầu nhóm khán giả, khiến họ ướt nhẹp giữa thời tiết lạnh giá và vội vàng chạy khỏi vị trí.
Tàu ngầm Nga phóng ra khối nước trong vụ bắn thử. Video: Twitter/SubmarinRussian .
Nạp và phóng ngư lôi là quy trình phức tạp, đòi hỏi cân bằng giữa khối lượng quả đạn và nước dự trữ trong thân để trọng tâm tàu ngầm không bị sai lệch khi khai hỏa. Hàng loạt thao tác điều khiển van nước và khí nén cũng được thực hiện để đẩy quả đạn khỏi ống, đồng thời ngăn nước biển tràn vào khoang ngư lôi trong quá trình này.
Với các cuộc phóng thử không có ngư lôi, khối nước trong ống sẽ bị đẩy ra với áp lực cao. "Điều này mô phỏng khá chính xác một vụ phóng ngư lôi thật, giúp thủy thủ đoàn làm quen với thao tác chiến đấu và cung cấp dữ liệu thủy âm cho những thiết bị theo dõi, dù không có quả đạn nào được sử dụng", chuyên gia hải quân Thomas Newdick nhận xét.
Mỹ, NATO 'mất dấu tàu ngầm Nga' Mỹ và đồng minh dường như triển khai nhiều khí tài để tìm dấu vết tàu ngầm Rostov-on-Don ở Địa Trung Hải trong một tuần nhưng không có kết quả. "Lực lượng săn ngầm NATO đã cố gắng tìm kiếm tàu ngầm Rostov-on-Don suốt một tuần, nhưng các nỗ lực đều không thành công. Bộ chỉ huy Nga vẫn duy trì liên lạc...