Tàu ngầm Nga mở rộng tuần tra trên toàn thế giới
- Hãng tin Sputnik của Nga ngày 20-3 (giờ địa phương) cho tin hôm 18-3, trong một cuộc họp về phát triển hải quân, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo từ nay về sau, các tàu ngầm chiến lược phóng tên lửa của Nga (ảnh) sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên toàn bộ vùng biển trên thế giới, kể cả các khu vực mà tàu ngầm chiến lược Nga chưa đến kể từ sau khi Liên Xô (cũ) tan rã.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tiến hành cuộc tập trận mang mật danh “Tổ ong bầu” trên quy mô lớn cả nước huy động hơn 80.000 binh sĩ và 220 máy bay tham gia.
Tàu ngầm chiến lược phóng tên lửa (chuẩn NATO gọi là SSBN) thường trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. Các tàu ngầm chiến lược Nga đã nối lại nhiệm vụ tuần tra trên biển từ năm 2006 nhưng khu vực tuần tra có hạn chế về địa lý vì lúc đó Nga thiếu tàu ngầm và phương tiện thông tin đặc biệt dưới nước.
Nga đã chuẩn bị cho nhiệm vụ tuần tra rộng rãi với kế hoạch từ năm 2017 sẽ đưa vào sử dụng tàu ngầm đa năng trang bị tên lửa hành trình hạt nhân X-102.
Hiện nay, Nga có chín tàu ngầm chiến lược phóng tên lửa thuộc hạm đội biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương. Khi tàu ngầm lớp Borei được đưa vào sử dụng, tàu ngầm Nga sẽ không còn hạn chế khu vực tuần tra ở Bắc cực, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nữa mà sẽ tiến ra các khu vực khác, đặc biệt là khu vực Nam bán cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó về phía NATO, ngày 20-3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech thông báo quân đội năm nước thành viên NATO (Czech, Slovakia, Litva, Hungary và Mỹ) sẽ tham gia cuộc tập trận của NATO tại căn cứ huấn luyện Boletice ở Czech từ ngày 22-6 đến 3-7 tới. Số binh sĩ tham gia tập trận gồm hơn 400 quân.
Cuộc tập trận mang tên Tobruq Legacy 2015. Đây là lần đầu tiên nhiều nước NATO hợp tác bắn tên lửa đất đối không trên lãnh thổ Czech. Các binh sĩ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau dựa theo cách bắn khác nhau. Kịch bản mô phỏng một vụ tấn công từ trên không vào một quốc gia thành viên NATO ở châu Âu. Đối phương sẽ sử dụng máy bay, tên lửa và máy bay không người lái. Các binh sĩ Mỹ tham gia tập trận sẽ phụ trách bảo đảm an ninh điện tử từ trung tâm chỉ huy và thông tin liên lạc từ trung tâm chỉ huy xuống các đơn vị.
H.DUY
Theo_PLO
Mỹ đưa máy bay P-8A Poseidon đến trinh sát ở Biển Đông
Chiếc máy bay trinh sát tối tân này của Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến bay từ căn cứ quân sự của Philippines để thực hiện nhiệm vụ trinh sát của mình.
Theo Reuters, Hải quân Mỹ ngày 26/2 đã đưa ra thông báo trên và nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên chiếc máy bay này được đưa vào sử dụng với mục đích nói trên.
Trong tuyên bố của mình, Hải quân Mỹ nêu rõ, các máy bay trinh sát P-8A Poseidon sẽ tiến hành các hoạt động trinh sát cả ở khu vực ven biển và ngoài khơi và đã giải thích rõ ràng về các hoạt động trinh sát nói trên cho phía quân đội Philippines.
Máy bay P-8A Poseidon của Mỹ (Ảnh AP)
"Đây là một cơ hội tốt để chúng tôi có thể hợp tác với quân đội Philippines. Việc chia sẻ năng lực của chiếc máy bay này với đồng minh của chúng tôi sẽ giúp tăng cường sự hợp tác giữa hai bên", Đại úy Hải quân Mỹ Matthew Pool, cho biết.
Hải quân Mỹ cho biết, chiếc máy bay P-8A Poseidon đã thực hiện 180 giờ bay trinh sát trên Biển Đông trong vòng 3 tuần từ ngày 1-21/2.
Đại tá Restituto Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, cho biết, Hải quân Mỹ đã từng sử dụng máy bay P-3C Orion để thực hiện việc trinh sát trên Biển Đông từ năm 2012 theo một thỏa thuận song phương giữa hai nước.
Ông Padilla cho biết, chiếc máy bay P-8A Poseidon đã thay thế máy bay P-3C Orion từ năm ngoái, nhưng cả hai bên đều không muốn tiết lộ thông tin trên.
"Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều máy bay trinh sát của Mỹ được điều đến Philippines", ông Padilla nói.
Trước đó, Mỹ, đồng minh lâu đời và thân cận nhất với Philippines, đã từng cam kết sẽ chia sẻ mọi thông tin "theo thời gian thực" về những gì diễn ra trên vùng biển của Philippines trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng những hành động của mình trên Biển Đông.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trrong tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và kêu gọi các bên đàm phán tiến tới thông qua Bộ Qui tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Ngoài ra, Mỹ cũng đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt những hành động khiêu khích trên Biển Đông nhưng đã bị Trung Quốc từ chối./.
Theo NTD
"Mỹ và đồng minh trên toàn thế giới gia tăng trừng phạt Nga" - Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice vừa khẳng định nước Mỹ sẽ "gia tăng sức ép" về phía Nga để đối phó với những động thái đang ngày càng mạnh mẽ của Moscow ở miền đông Ukraine. Đó là những lời của bà Rice trong cuộc hội đàm từ Washington với Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông...