Tàu ngầm Nga diễn tập phóng ngư lôi vào nhau
Hai tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thực hiện bài tập đối kháng gồm tìm kiếm và tập kích nhau trên biển Nhật Bản.
“Hai tàu ngầm diesel – điện đã thực hành các kỹ năng đối kháng gồm tìm kiếm, tấn công và phản công bằng các hệ thống thủy âm và vũ khí nhằm vào đối phương giả định ở thao trường trên biển Nhật Bản. Một trong hai tàu ngầm đã phóng ngư lôi về phía chiếc còn lại để mô phỏng đòn tập kích”, hải quân Nga ngày 19/10 ra thông cáo cho biết.
Tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky ra biển năm 2019. Ảnh: Admiralty Shipyards.
Hải quân Nga không cho biết tên hai tàu ngầm tham gia diễn tập. Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang vận hành 9 tàu ngầm diesel – điện lớp Kilo, gồm 7 tàu Đề án 877 nguyên bản và hai chiếc Đề án 636.3 hiện đại hóa được biên chế trong giai đoạn 2019-2020 là Petropavlovsk-Kamchatsky và Volkhov.
Video đang HOT
Nga thường tổ chức các nội dung đối kháng trong diễn tập tàu ngầm, yêu cầu thủy thủ đoàn tìm kiếm và tấn công đối phương, đồng thời sử dụng thiết bị gây nhiễu và mồi bẫy để đánh lừa kẻ thù giả định. Sau khi phát hiện và tiếp cận đối phương, tàu ngầm sẽ phóng ngư lôi huấn luyện không mang đầu nổ để xác nhận hạ gục mục tiêu.
Kilo là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel – điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm. Tàu có độ sâu hoạt động khoảng 240 m và lặn sâu tối đa 300 m. Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần đáy biển hơn các tàu ngầm tấn công khác.
Tàu ngầm Kilo được gọi là “hố đen đại dương” bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Động cơ của tàu được đặt cách ly trên bệ đỡ cao su và không chạm vào thân tàu, làm giảm rung động và triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ ngoài tàu ngầm được bọc kín bằng lớp cao su đặc biệt, có khả năng cách âm từ bên trong và hấp thụ sóng âm từ bên ngoài. Lớp vỏ cao su này giảm khả năng phát hiện mục tiêu từ hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động của đối phương.
Iran tập trận với tàu ngầm và tên lửa ở eo biển Hormuz
Tàu ngầm hạng trung và tên lửa hành trình chống hạm do Iran sản xuất được sử dụng trong cuộc tập trận bắn đạn thật mang tên Zolfaghar 99 ở eo biển Hormuz.
Hải quân Vệ binh Cách mạng Iran tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật gần eo biển Hormuz. Cuộc tập trận có sự xuất hiện lần đầu của tàu ngầm hạng trung do Iran chế tạo, AFP đưa tin.
Trang web của Vệ binh Cách mạng Iran gọi loại tàu ngầm mới là Fateh (kẻ chinh phục theo phiên âm tiếng Ba Tư). Theo truyền thông Iran, tàu ngầm mới nặng khoảng 600 tấn, được trang bị ngư lôi, mìn và tên lửa hành trình chống hạm. Nó có thể lặn sâu tối đa 200 m và thời gian hoạt động liên tục 35 ngày.
Loại tàu ngầm mới được giới thiệu vào năm 2019, đây là tàu ngầm hạng trung đầu tiên của Iran. Nó lấp đầy khoảng trống giữa tàu ngầm mini Ghadir đóng mới trong nước và tàu ngầm hạng nặng Kilo, nhập khẩu của Nga.
Tàu ngầm Fateh của Iran lần đầu được sử dụng trong cuộc tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Twitter/HOSSEINDALIRIAN.
Cuộc tập trận mang tên Zolfaghar 99, kéo dài trong 3 ngày, trải dài từ phía bắc Ấn Độ Dương đến phía đông eo biển Hormuz, nơi có 1/5 lượng dầu mỏ của thế giới đi qua.
Trong cuộc tập trận, Iran đã bắn thử hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa hành trình chống hạm Qader, được giới thiệu lần đầu vào năm 2014. Tên lửa đánh trúng mục tiêu giả định cách 200 km.
"Việc triển khai hệ thống phòng thủ bờ biển ở phía nam đất nước cho phép chúng tôi nhắm mục tiêu vào bất kỳ mối đe dọa nào trên biển. Đây không chỉ là răn đe đơn thuần", Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, Tư lệnh hải quân Iran, nói.
Trong đoạn video phát sóng trên truyền hình nhà nước cho thấy tên lửa được phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất.
Hải quân Iran cho biết thêm máy bay chiến đấu không người lái Simorgh do nước này chế tạo đã tiêu diệt mục tiêu bằng bom thông minh ở vùng biển cách xa hơn 1.000 km.
Nga đóng tàu ngầm mang vũ khí siêu vượt âm Tập đoàn Sevmash khởi đóng tàu ngầm Voronezh và Vladivostok, hai chiến hạm được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh chiến lược của hải quân Nga. "Các chiến hạm mới sẽ được trang bị vũ khí hiện đại, cùng hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc tầm xa. Chúng sẽ tăng cường đáng kể năng lực tác chiến và sức...