Tầu ngầm Nga “đắt khách”
Tàu ngầm đang lọt vào danh sách các mặt hàng vũ khí đắt khách của Nga tại khu vực Đông Nam Á khi Indonesia muốn sở hữu hạm đội tàu ngầm Kilo hiện đại.
2 tàu ngầm Kilo 636 đang neo đậu tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với Đại sứ Nga tại Indonesia ngày 6-12, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết một phái đoàn quân sự do Đô đốc Marsetio, Tư lệnh Hải quân Indonesia dẫn đầu sẽ có chuyến thăm Nga vào cuối tháng 12 này để trao đổi về thỏa thuận mua tàu ngầm. Những tàu ngầm mà Indonesia muốn mua là lớp Kilo 636 nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội Indonesia.
Bộ trưởng Yusgiantoro cho biết việc mua tàu ngầm của Nga còn nhằm mục tiêu xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Hải quân Indonesia. Tuy nhiên, ông Yusgiantoro từ chối cho biết chi tiết về khoản ngân sách quốc phòng dành cho hợp đồng mua sắm loại vũ khí này.
Trong khi đó, Đô đốc Marsetio cho biết theo chiến lược sức mạnh phòng thủ quốc gia, Hải quân Indonesia cần có ít nhất 12 tàu ngầm để triển khai tại các khu vực biển chiến lược. Indonesia quan tâm đến tàu ngầm Kilo của Nga do được trang bị loại tên lửa hành trình tiên tiến có thể nhắm bắn chính xác mục tiêu ở khoảng cách 300-400 km. Ngoài ra, Indonesia cũng đang xem xét khả năng mua một số loại vũ khí khác của Nga để trang bị cho tàu ngầm như tên lửa Klub-S, tên lửa hạm đối hạm Yakhont.
Video đang HOT
Việc Indonesia đàm phán mua tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy tàu ngầm loại này đang được các nước Đông Nam Á, khu vực án ngữ vùng biển chiến lược quan trọng phía Tây Thái Bình Dương, quan tâm.
Tàu ngầm Kilo đang “đắt khách” tại Đông Nam Á trước hết do tính năng rất hiện đại, song giá cả lại phù hợp tới “túi tiền” của các nước trong khu vực. Tàu ngầm diesel/điên lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 theo cách gọi của Nga (NATO gọi là Kilo 636) chạy động cơ diesel/điện thuộc loại êm nhất thế giới, được mệnh danh là “hố đen trong đại dương” bởi tính năng “tàng hình” rất khó phát hiện khi hoạt động trong lòng biển.
Kilo 636 dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (tải trọng tối đa), tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình là
240 m, lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 – 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống hạm 3M54 Klub-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla.
Nhận thấy khách hàng tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á, trong cuộc triển lãm vũ khí lớn nhất khu vực Đông Nam Á mang tên Quốc phòng và An ninh 2013 diễn ra tại Thái Lan đầu tháng 11 vừa qua, Nga đã lần đầu giới thiệu tàu ngầm phi hạt nhân Amur-1650 (biến thể xuất khẩu của tàu ngầm Lada), loại tàu ngầm còn hiện đại hơn Kilo. Tàu ngầm Nga vì thế sẽ có thể còn “đắt hàng” hơn nữa tại Đông Nam Á trong tương lai.
Theo ANTD
Indonesia mua nhiều Kilo hơn Việt Nam vì tên lửa 3M-14E?
Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ đàm phán với Nga về việc mua một số tàu ngầm lớp Kilo của nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe, sẵn sàng cho các cuộc xung đột tương lai trong khu vực.
Hôm 6-12, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết, nước này sẽ cử một đoàn quan chức do Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Marsetio, dẫn đầu sang Nga vào cuối tháng này để bắt đầu đàm phán và đánh giá khả năng kỹ thuật của tàu ngầm Nga.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm kín với Đại sứ Nga tại Indonesia và ASEAN Mikhail Galuzin, ông Purnomo khẳng định Indonesia có kế hoạch phát triển quy mô lớn hạm đội tàu ngầm trong thời gian tới. Ông cho rằng, nước này quan tâm đến các tàu ngầm của Nga là do chúng được trang bị hệ thống tên lửa hành trình hiện đại, có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 300 đến 400 km.
Indonesia sẽ mua số lượng lớn tàu ngầm Kilo của Nga
Bộ trưởng cho biết, hiện chưa thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về vấn đề này vì bộ quốc phòng vẫn đang chờ báo cáo do Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc Marsetyo đệ trình về kế hoạch trong chuyến thăm Nga sắp tới. "Khi có báo cáo của ông ấy, chúng tôi mới có thể quyết định mua các tàu ngầm mới hay hiện đại hóa các tàu ngầm đã qua sử dụng," ông nói.
Theo ông Marsetio, tổng số, Indonesia sẽ cần tối thiểu 12 chiếc tàu ngầm, như được chỉ rõ trong Chiến lược Lực lượng cần thiết tối tiểu của bộ quốc phòng nước này. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Indonesia không cho biết chi tiết khoản ngân sách đã được phân bổ cho kế hoạch mua sắm tàu ngầm này.
Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E trên tàu ngầm Kilo có tầm bắn khoảng 300km
Số tàu ngầm mới mua này sẽ được bổ sung cho 3 chiếc tàu ngầm U-209 hiện đang được Tập đoàn đóng tàu Daewoo của Hàn Quốc và nhà máy đóng tàu quốc doanh PT PAL của Indonesia chế tạo. Theo kế hoạch, 3 chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao vào năm 2015 và 2016, và sẽ gia nhập cùng 2 chiếc tàu ngầm hiện có là KRI Cakra và KRI Nanggala (Type 209 - sản xuất từ năm 1978, mua lại của tây Đức).
Vào ngày 30-10 vừa qua, cũng chính Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro cho biết, chính phủ nước này muốn mua 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga và hiện đang chờ chính phủ Nga đưa ra quyết định cuối cùng. Còn Tham mưu trưởng Marsetyo cũng tuyên bố rằng hải quân Indonesia cần loại tàu ngầm có khả năng tấn công mặt đất và phòng không. Đây là một trong những tính năng mà tàu ngầm lớp Kilo của Nga hiện đang sở hữu.
Theo ANTD
Bà Yingluck có chịu kết cục như người anh trai Thaksin Shinawatra? Ngày 4-12, một lãnh đạo quân đội Thái Lan trấn an rằng, sẽ không có cuộc đảo chính quân sự nào diễn ra nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm, hay đánh dấu sự kết thúc cuộc khủng hoảng hiện tại đang diễn ra ở nước này. Đô đốc hải quân Narong Pipatanasai bác bỏ hoàn toàn tin đồn rằng, các nhà lãnh...