Tàu ngầm Mỹ vô tình mắc lưới của ngư dân Na Uy
Một ngư dân Na Uy đã bắt được một ‘mẻ cá’ đáng ngạc nhiên trong hôm đầu tuần này, đó là một chiếc tàu ngầm Mỹ.
Tàu ngầm USS Virginia được cho là đã bị vướng vào lưới đánh cá của ngư dân Na Uy (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Đài truyền hình Na Uy NRK News đưa tin, ông Harald Engen đang giao một mẻ cá bơn đến làng Malangen, trên bờ biển phía tây Na Uy thì nhận được một tin nhắn bất thường.
Ông được thông báo rằng chân vịt của một chiếc tàu ngầm đã vướng vào lưới của ông và kéo chúng ra xa bờ 2 hải lý (khoảng 2,3 dặm), NRK đưa tin.
Theo kênh truyền hình, tàu ngầm USS Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân lúc bấy giờ đang trên đường rời cảng Troms thì gặp phải sự cố. Một tàu Cảnh sát biển Na Uy hộ tống nó đã phải hỗ trợ cắt lưới đánh cá.
“Tôi từng nghe chuyện về những con tàu khác bị mắc lưới đánh cá, nhưng chưa từng ai ở đây từng nghe nói về một chiếc tàu ngầm bị mắc lưới cả”, ông Engen nói với hãng tin Barents Observer.
Video đang HOT
Ông nói thêm rằng bản thân ông không hề tức giận và lực lượng bảo vệ bờ biển đã liên hệ để bàn về việc bồi thường cho ông.
Trung úy Pierson Hawkins, người phát ngôn của Hạm đội 6 Mỹ, xác nhận các chi tiết cơ bản về vụ việc nhưng từ chối xác nhận tên tàu. Ông cho biết không ai bị thương trong vụ việc và nói thêm: “Cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc vẫn đang tiếp diễn”.
Phát biểu về vấn đề bồi thường, ông Hawkins cho biết: “Nói chung, khi Mỹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đối với thiết bị dân sự, sẽ có quy trình yêu cầu hoàn trả chi phí”.
Lực lượng vũ trang Na Uy hiện không đưa ra bình luận về vụ việc.
Ông Hawkins không nêu rõ chiếc tàu ngầm đang làm gì ngoài khơi bờ biển Na Uy, ngoài việc nó đang rời khỏi Troms.
“Mỹ là một quốc gia Bắc Cực và có lợi ích an ninh lâu dài trong khu vực”, ông nói đồng thời cho biết Hạm đội 6 đánh giá cao sự hỗ trợ của Na Uy đối với việc triển khai tàu ngầm của Mỹ “để ngăn chặn và bảo vệ môi trường an ninh ngày càng phức tạp trong khu vực”.
Mỹ đã có nhiều đợt triển khai hải quân ở vùng biển này trong những tháng gần đây trong bối cảnh tăng cường hợp tác giữa Na Uy và Mỹ.
Vào tháng 6, tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Tennessee và tàu tuần dương USS Normandy đã được triển khai tới Biển Na Uy để đáp trả các cuộc diễn tập của Nga, trang tin quốc phòng Army Certification đưa tin.
Gần đây hơn, vào tháng 10, lực lượng vũ trang Na Uy đã công bố các cuộc tập trận hải quân chung kéo dài đến tháng 11 với Nhóm tác chiến tàu sân bay Harry S. Truman.
Thông báo cho biết tàu sân bay HMS Prince of Wales của Anh cũng sẽ tham gia.
Hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của nhóm này, USS Jason Dunham và USS Stout, đã được cử tham gia “các hoạt động hàng hải thường lệ” tới vùng biển quốc tế ở Biển Barents, Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi tuyên bố.
Biển Barents, giáp phía bắc Na Uy và Nga, được coi là khu vực nhạy cảm đối với Nga.
Vào tháng 9, các nhà lập pháp Mỹ bày tỏ lo ngại về sự chậm trễ và chi phí tăng cao trong việc đóng tàu mới, bao gồm cả tàu ngầm lớp Virginia, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng hải quân gần đây.
Dân biểu Ken Calvert, Chủ tịch tiểu ban phân bổ ngân sách quốc phòng của Hạ viện, cho biết chương trình tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ dự kiến sẽ vượt quá ngân sách 17 tỷ USD cho đến năm 2030.
Hỏa hoạn tại xưởng đóng tàu ngầm hạt nhân cho Hải quân Hoàng gia Anh
Một đám cháy lớn bùng phát ngay sau nửa đêm 29/10 tại nhà máy đóng tàu BAE Systems ở Barrow-in-Furness, Tây Bắc England (Vương quốc Anh).
Trong thông báo cập nhật ngày 30/10, cảnh sát sở tại cho biết xưởng đóng tàu 150 năm tuổi này, nằm cách thủ đô London khoảng 350 km về phía Tây Bắc, đang đóng một số tàu ngầm hạt nhân cho Hải quân Hoàng gia Anh. Đây cũng là nơi đã đóng một số tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Anh. Không có thiệt hại về người trong vụ hỏa hoạn này ngoại trừ 2 người nhập viện do hít phải khói độc.
Cơ quan chức năng đã nhập cuộc, tiến hành điều tra nguyên nhân gây hỏa hoạn và khẳng định không có nguy cơ hạt nhân. Tuy nhiên, người dân sống gần đó được khuyến cáo ở trong nhà, đóng cửa sổ và cửa ra vào trong khi các nhân viên cứu hỏa và ứng phó với tình trạng khẩn cấp làm nhiệm vụ.
Các bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh đám cháy với khói đen bốc lên từ nóc tòa nhà của xưởng đóng tàu Devonshire Dock Hall.
Nằm trên diện tích khoảng 24.000 m2, đây là tổ hợp đóng tàu lớn thứ 2 tại châu Âu. Xưởng đóng tàu này từng đóng một số tàu ngầm lớn nhất của Anh và có khoảng 10.000 nhân viên đóng các tàu ngầm hạt nhân lớp Astute và Dreadnought.
Nga phát triển tàu ngầm hạt nhân chở khí tự nhiên sang châu Á Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân dự kiến giúp rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến đường biển phía bắc từ 20 ngày xuống còn 12 ngày. Các lò phản ứng hạt nhân RITM-200 của Nga dự kiến được dùng trên tàu ngầm mới. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH MILITARY REVIEW Hãng Reuters ngày 16.10 dẫn lời một quan chức cấp...