Tàu ngầm mini Việt: Yết Kiêu đại thắng, Trường Sa nằm chờ
Chủ nhân tàu ngầm Yết Kiêu cho biết phiên bản du lịch xuất khẩu sang Malaysia hoạt động hoàn hảo và khai thác có hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm
Chiều ngày 8/12/2014, trao đổi với ông Phan Bội Trân – chủ nhân của tàu ngầm Yết Kiêu, nhà sáng chế này cho biết con tàu phiên bản du lịch đã hoạt động hoàn hảo trên đất Malaysia.
Ông Trân chia sẻ: “Sau khi xuất bản 5 chiếc tàu ngầm mini sang Malaysia, tôi vẫn giữ liên lạc với đối tác để đảm bảo những vấn đề về vận hành, kỹ thuật sửa chữa.”
“Cả 5 con tàu đều hoạt động tốt, được các nhà đầu tư thích thú và bắt đầu sinh lời cho họ trong khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, phía đối tác không cho biết chi tiết họ khai thác con tàu thế nào. Tôi hi vọng họ sẽ thực hiện thêm hợp đồng đóng 20 chiếc tiếp theo.” – Ông Trân chia sẻ.
Trước đó, ông Phan Bội Trân đã cho biết trong điều khoản hợp đồng, 5 con tàu được đóng thành sản phẩm và xuất khẩu cho đối tác Malaysia. Hợp đồng này cũng kèm theo điều kiện đối tác sẽ tự đóng 20 chiếc tàu mini phiên bản du lịch như vậy. Ông Trân có thể thu lời từ điều khoản này, nhưng đồng nghĩa với việc sẽ mất sáng chế của mình.
Tuy nhiên, nhận xét về điều này, ông Trân thừa nhận việc bán tàu đồng nghĩa với bán sáng chế, nhưng đây là cách làm hiện đại của tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới.
Video đang HOT
Ông Phan Bội Trân bên khuôn mẫu chế tạo tàu ngầm mini
“Để khắc phục điều này chỉ còn cách bản thân mình phải tự nâng cấp, cải tiến sáng chế, cải tiến sản phẩm và tìm kiếm những đối tác mới với nhu cầu cao hơn. Dần dần sẽ tự khẳng định được thương hiệu cho sản phẩm của mình” – Ông Trân nhận định.
Chia sẻ thêm về việc cải tiến sáng chế, ông Phan Bội Trân cho biết ông đang làm một tàu ngầm du lịch mini phiên bản hai. Theo đó, phiên bản đầu tiên bất tiện cho người sử dụng khi một nửa thân vẫn bị chìm trong nước. Nhưng phiên bản hai sẽ mang lại sự tiện nghi, thoải mái hơn rất nhiều.
Và phiên bản xuất khẩu cho Malaysia trước đây chỉ lặn được chưa đến 10m thì phiên bản thứ hai này có thể lặn sâu 50m. Khả năng quan sát, liên lạc, dưỡng khí, lái tàu đều được nâng cấp.
Ông Phan Bội Trân nhận định: “Với phiên bản này, tôi hi vọng sẽ tìm được nhiều đối tác hơn, bán với giá cao hơn. Vì tàu ngầm phiên bản mới này ngoài du lịch có thể ứng dụng vào rất nhiều công việc khác.”
Về phiên bản Yết Kiêu đầu tiên hoàn thành năm 2010, ông Trân chia sẻ, hiện con tàu đầu tiên cùng một phiên bản du lịch khác đang được trưng bày ở một khu vui chơi cho trẻ em. Khu vui chơi này mới được thành lập và mang nhiều tính giáo dục.
“Tôi hi vọng tàu ngầm mini Yết Kiêu có thể mang lại cho những đứa trẻ những cảm hứng cần thiết để đam mê khoa học và sáng tạo. Đó là những yếu tố cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước” – ông Trân bày tỏ.
Có thể thấy tàu ngầm mini Yết Kiêu đã gặt hái được những thành công bước đầu ở nước ngoài. Điều này cho thấy trí tuệ của người Việt đã được phát huy và mang lại hiệu quả kinh tế.
Trong khi đó, chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa ở Thái Bình, do ông Nguyễn Quốc Hòa đầu tư tiền của và chất xám nghiên cứu chế tạo vẫn đang trong quá trình chờ đợi được cấp phép thử nghiệm.
Theo Đất Việt
Tàu ngầm Trường Sa thêm hoàn thiện, đặt mục tiêu mới
Trong lúc chờ đợi được bộ Quốc phòng đồng ý cho thử nghiệm, tàu ngầm Trường Sa tiếp tục hoàn thiện. Hiện tại các thủ tục để thử nghiệm dần hoàn thành.
Trong quý 4 sẽ được thử tàu ngầm?
Chiều ngày 11/9/2014, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chủ nhân tàu ngầm mini Trường Sa 01. Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết: "Hiện tại tôi đã nhận được công văn của Viện Hải quân và Bộ Quốc phòng cho biết cần thiết thử nghiệm và đang hoàn thành các thủ tục để cấp phép và lên phương án thử nghiệm. Cố gắng trong quý 4, con tàu sẽ được ra biển. Tôi rất vui mừng trước sự quan tâm của nhà nước với con tàu."
Thêm hai bộ phận điều khiển như hai vây cá ở dưới hai mang giúp độ linh động của tàu cao hơn hẳn
Trong thời gian chờ đợi, ông Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ đã tiếp tục hoàn thiện con tàu của mình: "Hồi tháng 5/2014, sau khi thử nghiệm ở cửa biển, tôi đã nghiên cứu và chế tạo thêm hai cánh điều hướng bên hai thân tàu, hỗ trợ cho việc di chuyển dễ hơn khi lặn. Cứ tưởng tượng một con cá như thế nào, thì tàu ngầm Trường Sa sẽ hoạt động theo đúng nguyên lý của nó.
Ống xả được làm nguội bằng nước biển nên ngồi trong tàu đỡ bị nóng
Tiếp đến, nhiệt độ trong tàu khi vận hành rất cao, khiến người điều khiển nóng nực, bức bối. Tôi đã nhận ra nguyên nhân này bắt nguồn từ máy và ống xả, do đó tôi cải tiến để những thiết bị này được làm mát từ nước biển. Cụ thể cải tiến thế nào tôi sẽ không tiết lộ, nhưng hiện tại nhiệt độ trong khoang lái đã rất ổn định và thoải mái cho người ngồi."
Ông Hòa nhận định, ông sẽ tiếp tục hoàn thiện con tàu. Thời gian chờ đợi quyết định từ Bộ Quốc phòng cũng là một quãng nghỉ rất hợp lý, khiến chủ nhân tàu ngầm Trường Sa không vội vàng, không nôn nóng và phát triển thêm nhiều điều hữu ích cho sáng chế của mình.
Tàu ngầm mini phục vụ dân sinh
Trong buổi trao đổi này, ông Nguyễn Quốc Hòa cũng cho biết thêm về tàu ngầm mini.
"Không phải cứ nhắc đến tàu ngầm là phải dùng trong quân đội. Điều này là có, nhưng không phải là tất cả. Hiện tại những lịch vực kinh tế, dân sinh của Việt Nam đang thiếu thốn trầm trọng những thiết bị lặn"- ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, tàu ngầm Trường Sa 01 là phiên bản đầu tiên, nhưng những Trường Sa 02, 03... sẽ có thể đảm nhiệm được nhiều nhiệm vụ, ví dụ như lặn thăm dò đáy biển, thăm dò khoáng sản, khảo cổ, thăm luồng cá... Tất cả những điều này đều có tác dụng rất tốt.
Cộng đồng hiến kế chế tạo tàu hoàn hảo hơn
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quốc Hòa, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải nhận định: "Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Quốc phòng nên đưa tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa trở thành một đề án khoa học cấp quốc gia để ông ấy có kinh phí để tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm. Hoặc ít nhất, nhà nước phải có đề án nghiên cứu chú trọng vào các tàu ngầm mini phục vụ kinh tế".
Ông Nguyễn Văn Khải cho biết thêm: "Điều này trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được, vì thế đừng nên đi mua của nước ngoài".
Theo Đất Việt
Bộ Quốc phòng chỉ đạo kiểm tra tàu ngầm Trường Sa Mặc dù đã lên kế hoạch đầy đủ và chi tiết cho tàu ngầm mini Trường Sa ra biển thử nghiệm lần 2, nhưng mới đây ông Hòa bất ngờ nhận được chỉ đạo từ Bộ Quốc phòng yêu cầu tạm dừng thử nghiệm để kiểm tra tàu lần cuối. Sau quá trình nâng cấp đời máy và chạy thử nghiệm trên cạn,...