Tàu ngầm Kilo thứ 6 của Việt Nam tới cửa ngõ Biển Đông
Sau khi tới Singapore lúc 15h ngày 16/1, tàu Rolldock Storm sẽ khởi hành đến Cam Ranh, bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.1 thứ 6 cho Hải quân Việt Nam
Rạng sáng 15/1, tàu vận tải Rolldock Storm (Hà Lan) chở tàu ngầm Bà Rịa – Vũng Tàu của Hải quân Việt Nam đã qua eo biển Sunda vào biển Java để đến Singapore.
Trang tin hàng hải Marinetraffic cho biết tàu Rolldock Storm đã qua eo biển Sunda lúc 1h02 sáng 15/1 (theo giờ Việt Nam), và dự kiến đến Singapore lúc 15h ngày 16/1.
Sau khi nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu, tàu Rolldock Storm sẽ khởi hành đến Cam Ranh, bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Kilo 636.1 thứ 6 cho Hải quân Việt Nam.
Tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh
Như vậy, Hải quân Việt Nam sắp nhận đủ 6 chiếc tàu ngầm điện – diesel đặt Nga đóng theo hợp đồng ký cuối năm 2009.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka 636 (NATO gọi là Kilo) thuộc lớp tàu thế hệ thứ ba, cải tiến và nâng cấp từ lớp tàu 877 và 877 EKM. Tàu ngầm Kilo 877 được đóng từ thời Liên Xô, từ năm 1983 được xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Ba Lan…
Tàu ngầm lớp Varshavyanka 636 có chiều dài 74 m, rộng 10 m, thủy thủ đoàn 52 người. Các tàu ngầm lớp này có thể lặn sâu tối đa 300 m và di chuyển với tốc độ lên đến 20 hải lý/h, tương đương 37 km/h, hành trình liên tục một tháng rưỡi, với phạm trình tối đa khoảng 9.600 km.
Nếu so với các loại tàu ngầm khác trên thế giới, tiếng ồn của tàu Varshavyanka phát ra rất thấp, giảm phản xạ sonar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia phương Tây gọi tàu ngầm lớp Varshavyanka là “hố đen trong đại dương”.
Về vũ khí, tàu ngầm 636 có 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm phía mũi tàu, và còn trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr (bản xuất khẩu gọi là Klub, bắn xa 300 km, phóng qua ống phóng ngư lôi) vừa diệt hạm vừa có thể tấn công đất liền. Một tàu ngầm Kilo 636 theo thiết kế mang được 4 tên lửa Klub, 18 quả ngư lôi và 24 quả mìn biển.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể được sử dụng chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để bảo vệ các căn cứ hải quân, các đường liên lạc trên biển và ven biển quốc gia, hoạt động tình báo để thu thập bí mật các thông tin từ hệ thống thông tin liên lạc của đối phương.
Video đang HOT
Sức mạnh của hạm đội ngầm
Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin, việc thành lập hạm đội ngầm là một dấu mốc rất quan trọng đối với Việt Nam. Bất kỳ quốc gia ven biển nào cũng sẽ phải đối mặt với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nếu không có hạm đội tàu ngầm.
Trung Quốc cũng sở hữu những tàu ngầm loại này. Nhưng lợi thế của các tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là chúng mang theo không chỉ các ngư lôi và thủy lôi mà còn hệ thống tên lửa Kalibr phiên bản mới nhất (nổi tiếng với tên xuất khẩu là Club, với tàu ngầm là Club-S).
Tên lửa Club có tầm bắn giới hạn 300 km, với 2 phiên bản là 3M-54 (tên lửa hành trình chống hạm) và 3M-14 (tên lửa hành trình tấn công mặt đất). Với khả năng ẩn giấu của tàu ngầm, đòn tấn công tên lửa là rất nguy hiểm, không có cơ hội để đối phương đánh chặn.
Tên lửa Club giai đoạn đầu bay với tốc độ cận âm. Khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến 1 km/s, tức là gấp 3 lần tốc độ của âm thanh. Tên lửa tiếp cận mục tiêu ở độ cao 5 – 10 m, khiến cho nó trở thành bất khả xâm phạm đối với các hệ thống chống tên lửa của đối phương.
Việc sở hữu tới 6 tàu ngầm hiện đại đã giúp Hải quân Việt Nam có trong tay một vũ khí lợi hại, với những đòn tấn công ngầm dưới đáy biển rất khó đối phó, tạo nên sức mạnh mới để Hải quân Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và lợi ích kinh tế biển của quốc gia.
Vị chuyên gia Nga cho biết, thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của hạm đội 6 chiếc tàu ngầm Kilo này. Việt Nam sẽ có thể sử dụng chúng nhằm bảo vệ một cách hiệu quả hơn lãnh hải, vùng kinh tế biển và hải đảo.
Tiêm kích JAS 39 của Thái Lan rơi khi biểu diễn, phi công thiệt mạng
Theo Đất Việt
Những vũ khí đi trước thời đại cả thế kỷ
Một loạt khí tài hiện đại ngày nay như máy bay không người lái và tàu ngầm đã xuất hiện hàng chục đến hàng trăm năm trước ở hình thức thô sơ hơn.
Máy bay không người lái (drone)
Khí tài này lần đầu được triển khai trong Thế chiến II. Mẫu drone đầu tiên mang định danh BQ-8 là các oanh tạc cơ B-24 Liberator hoán cải, chất đầy thuốc nổ và được phi công lái lên không trung. Sau đó tổ lái nhảy dù ra ngoài, máy bay được tổ lái trên một oanh tạc cơ khác điều khiển từ xa với nhiệm vụ tự sát, lao vào các mục tiêu kiên cố của phát xít Đức như hầm chứa tàu ngầm hay bãi phóng tên lửa trong chiến dịch Aphrodite.
Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng áp dụng chiến thuật này, số phi công Mỹ lái máy bay B-24 cải hoán thiệt mạng do máy bay trục trặc và bị pháo phòng không Đức bắn rơi nhiều đến mức các tướng lĩnh Mỹ phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch. Joseph P. Kennedy, anh trai Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, cũng tử nạn khi điều khiển một chiếc BQ-8 trong chiến dịch
Tàu ngầm
Cuộc tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử diễn ra ngày 7/4/1776 do Ezra Lee, một người Mỹ thực hiện. Mục tiêu là kỳ hạm HMS Eagle của hải quân hoàng gia Anh, nhưng cuộc tấn công thất bại do Lee không thể khoan thủ vỏ tàu chiến Anh để gắn thủy lôi hẹn giờ.
Thiết kế thô sơ của chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới. Chiếc tàu Ezra Lee lái có tên là Turtle (Con rùa), vận hành hoàn toàn bằng sức người. Nó được sử dụng để tấn công nhiều tàu chiến khác của Anh nhưng không lần nào thành công trước khi chìm vào cuối năm 1776.
Trực thăng
Loại máy bay này được triển khai lần đầu tiên trong Thế chiến II cho một nhiệm vụ giải cứu của Mỹ ở Myanmar năm 1943. Thiếu úy Carter Harman là người nhận trách nhiệm điều khiển chiếc Sikorsky YR-4B cho cuộc giải cứu này.
Phát xít Đức cũng có một loạt mẫu trực thăng, trong khi người Anh chế ra các ô tô bay sử dụng cánh quạt kiểu trực thăng.
Lựu đạn
Đây là vũ khí chủ lực trong tác chiến chiến hào thời Thế chiến I, nhưng chúng xuất hiện lần đầu từ trước đó 1.200 năm. Sử sách ghi nhận sự xuất hiện của lựu đạn từ thế kỷ thứ 8 ở đế chế Byzantine. Những người lính Byzantine nhận thấy có thể đưa hợp chất dễ cháy vào khối đá rỗng, cốc thủy tinh và bình gốm để sử dụng. Trong chiến đấu, họ chỉ cần ném vũ khí này về phía đối phương, nó sẽ vỡ và gây cháy trên diện rộng.
Tên lửa hành trình dẫn đường
Loại vũ khí này từng được thử nghiệm trong Thế chiến I. Orville Wright và Charles F. Kettering đã phát minh ra "Kettering Bug", mẫu máy bay cải tiến sử dụng con quay hồi chuyển để điều chỉnh đường bay đến mục tiêu. Khi đến mục tiêu, cánh máy bay sẽ văng ra, động cơ ngừng hoạt động, khiến nó đâm xuống đất và kích nổ một gói bộc phá nặng 81 kg.
Tuy nhiên, chương trình chế tạo loại tên lửa hành trình này gặp nhiều vấn đề trong quá trình phát triển. Chiến tranh kết thúc trước khi chúng được tung ra chiến trường.
Duy Sơn
Ảnh: WATM
Theo VNE
Nga phát triển vũ khí chính xác cao làm công cụ răn đe chiến lược Bộ Quốc phòng Nga dự kiến phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao nhằm thay thế vũ khí hạt nhân như một công cụ răn đe chiến lược. Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr. Ảnh: Sputnik Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 12/1 cho biết vũ khí chính xác cao hoàn toàn có khả...