Tàu ngầm Kilo – Sát thủ vô hình
Với các tính năng ưu việt và hệ thống vũ khí tối tân, tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo đã được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và sử dụng từ lâu.
Lớp Kilo là tên định danh của NATO chỉ loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga. Tên gọi chính thức mà Nga đặt của lớp tàu ngầm này là Project 636. Phiên bản gốc của loại tàu ngầm này được gọi là Project 877 Paltus. Ảnh: Naval-technology
Một con tàu Kilo 636 đang được đóng tại xưởng ở Nga. Các tàu ngầm Kilo lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Nga từ tháng 4/1982. Ảnh: Naval-technology
Một chiếc tàu Kilo khi đang lặn xuống nước. Kilo 636 có chiều dài đến 74 mét, chiều ngang 9,9 mét, tải trọng 3.100 tấn, có thể đạt vận tốc 37 km/h và lặn sâu 300 m. Ảnh: Naval-technology
Video đang HOT
Phòng điều khiển máy móc bên trong con tàu. Tàu ngầm Kilo có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của Kilo là chống các loại tàu chiến và tàu ngầm trong vùng nước nông. Ảnh: Naval-technology
Tàu ngầm Kilo có khả năng hoạt động 45 ngày trên biển và được đánh giá là một vũ khí đáng gờm nhờ vận hành rất êm, độ ồn rất nhỏ và được trang bị một hệ thống vũ khí hiện đại gồm các tên lửa hành trình và tên lửa đất đối không. Được coi là loại tàu ngầm hoạt động êm nhất thế giới, ngoài biệt danh “hố đen trong lòng đại dương”, tàu ngầm Kilo còn được gọi là “sát thủ vô hình”. Ảnh: Indiatoday
Theo Indiatoday, có tổng cộng 24 tàu ngầm loại này trong hải quân Nga, với 17 chiếc đang hoạt động và 7 chiếc dự phòng. Nga đã xuất khẩu 33 tàu Kilo sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Algeria và Ba Lan. Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng Trung Quốc là nước mua nhiều tàu này nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Ảnh: shipspotting.com
Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua một đội gồm 6 tàu ngầm Kilo, với hợp đồng trị giá 2 tỷ USD. Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Ảnh: Oko-planet
Toàn bộ số tàu ngầm trên do nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi tại St. Petersburg đảm nhận. Trong hình là tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 tàu, mang tên HQ-182 Hà Nội, sẽ được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam vào ngày 7/11 tới. Trong ảnh là chuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân dịp thăm Nga hồi tháng 5. Ảnh: Chinhphu.vn
Tàu ngầm thứ hai mang tên HQ-183 TP Hồ Chí Minh cũng đã được hoàn thiện. Các tàu còn lại là HQ-186 Khánh Hòa, HQ-185 Đà Nẵng và HQ-187 Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Dmirg78
Theo VNE
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam lặn sâu 190 m
Tàu ngầm Kilo 636 thứ hai do Nga sản xuất cho Việt Nam vừa kết thúc thành công giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước trên biển, với khả năng lặn ở độ sâu 190 m.
Tàu ngầm Kilo 636. Ảnh: Oko-planet
Tàu ngầm thứ hai trong số 6 tàu ngầm của dự án Kilo 636 (hay Varshavyanka) đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước trên biển, Tiếng nói nước Nga dẫn lời một nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu nước này cho biết.
Trong quá trình kiểm tra, tàu ngầm, mà phía Nga cho hay sẽ đặt tên là TP Hồ Chí Minh, đã lặn thử nghiệm hai lần. Trong đó, một lần ở độ sâu 190 m.
"Hiện nay, chiếc tàu ngầm đã được đưa trở lại xưởng đóng tàu của Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg để tiếp tục kiểm tra. Công tác huấn luyện các thủy thủ đoàn nước ngoài sẽ bắt đầu vào tuần thứ ba của tháng 7", nguồn tin nói.
"Trong vòng một tháng sẽ thực hiện phần kiểm tra trên bờ, sau đó là phần kiểm tra trên biển mà theo kế hoạch sẽ là 5 chuyến đi biển xa", hãng Interfax dẫn lời nguồn tin cho hay.
Nguồn tin cũng nói Nga có kế hoạch hạ thủy chiếc tàu xuất khẩu thứ ba vào cuối năm 2013. Ba chiếc tiếp theo của dự án cũng đang trong giai đoạn phát triển.
Trong một chuyến thăm Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng một trang mới trong lịch sử hải quân Việt Nam có sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm sẽ được mở ra, với những nỗ lực chung của hai nước trong năm nay.
Theo VNE
Nga bắt đầu đóng tàu ngầm thứ 6 cho Việt Nam Nhà máy đóng tàu Admiralty, Nga vừa bắt đầu cắt kim loại cho đơn đặt hàng xuất khẩu tàu ngầm cuối cùng trong lô hàng sang Việt Nam. Tàu ngầm kilo 636 "Hà Nội" được đóng ở Nga. Ảnh: airbase.ru Công việc chế tạo vách ngăn hình cầu của khối đầu tiên trong chiếc tàu ngầm thứ 6, cũng là chiếc cuối cùng...