Tàu ngầm Kilo ở đâu trong thế trận chống ngầm của Việt Nam?

Chống ngầm có 3 lực lượng chủ yếu: Tàu săn ngầm, máy bay săn ngầm và tàu ngầm. Trong đó tàu ngầm chống tàu ngầm là 1 trong những biện pháp hiệu quả, nguy hiểm nhất cho đối phương.

Chiến tranh hiện đại, công nghệ cao ngày nay luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay và bằng một phương thức tác chiến mà lịch sử đã ghi nhận qua những chiến thắng trong các cuộc chiến gần đây.

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích, tất cả đều từ hướng biển. Lực lượng này có thể không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng vô điều kiện.

Những phân tích kể trên ứng dụng vào điều kiện Việt Nam, một đất nước dài và hẹp, có bờ biển dọc theo chiều dài đất nước, cho thấy, phòng thủ biển (chống địch tấn công từ hướng biển vào đất liền và bảo vệ chủ quyền vùng biển, hải đảo) không thể như ngày xưa.

Ta không thể đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch, trong vùng nội thủy hay lãnh hải.

Chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa bờ, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời.

Đó chính là cách thức “chống tiếp cận” của Việt Nam trong phòng thủ biển.

Nội dung của cách thức “chống tiếp cận” là phòng thủ từ xa trên 3 khu vực: Trên không, trên mặt biển và trong lòng biển, trong đó phòng thủ từ xa trong lòng biển là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của “chống tiếp cận”.

Sự nguy hiểm của tàu ngầm với “chống tiếp cận”

Phòng thủ từ hướng biển trong chiến tranh hiện đại, tuyến xuất phát tấn công của địch, cũng là tuyến đầu của lực lượng phòng thủ.

Do đó, nếu tàu ngầm của địch lọt sâu vào tuyến phòng thủ mà không bị phát hiện, xử lý hoặc khả năng phát hiện, xử lý có vấn đề… thì coi như tuyến phòng thủ sụp đổ.

Khi lọt sâu vào tuyến phòng thủ, có nghĩa là tàu ngầm đối phương đã thực sự làm chủ lòng biển thì những đe dọa nguy hiểm sau đây sẽ xảy ra:

Một là tất cả các tàu chiến mặt nước của ta đều mất khả năng cơ động, tất cả buộc phải neo đậu ở các cầu cảng, luồng lạch để tránh bị tiêu diệt.

Sức chiến đấu của các tàu tên lửa, phóng lôi có tầm hoạt động xa bờ… gần như bị triệt tiêu.

Tàu ngầm Kilo ở đâu trong thế trận chống ngầm của Việt Nam? - Hình 1

Tàu ngầm Kilo TP Hồ Chí Minh tại quân cảng Cam Ranh. Ảnh: Người lao động

Hai là tàu ngầm địch có thể tạo ra những bãi mìn (thủy lôi) để phong tỏa bến cảng, trực tiếp tấn công vào tuyến hàng hải tiếp tế cho các quần đảo xa bờ.

Như vậy tàu ngầm địch đã gián tiếp cắt đứt sự chi viện từ đất liền cho tuyến đảo khi bị tấn công.

Máy bay địch cũng có thể thả thủy lôi phong tỏa, như Mỹ đã làm với Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, do khả năng phòng thủ trên không của Việt Nam khác trước nhiều nên điều đó không dễ dàng cho kẻ địch tiềm tàng.

Trong tình thế hiện nay, để tấn công đánh chiếm Trường Sa, tàu ngầm địch chỉ cần hoàn thành 2 nhiệm vụ trên là quá đủ.

Video đang HOT

Không quân Việt Nam dù có thể làm chủ vùng trời cũng không thể làm gì để cứu nguy khi thiếu các lực lượng khác hợp đồng tác chiến.

Như vậy, tàu ngầm địch khi lọt vào tuyến phòng thủ biển, tự do tác chiến mà không bị trừng trị thì hệ thống phòng thủ biển của ta không còn có ý nghĩa, chiến lược “chống tiếp cận” của Việt Nam không thành công.

Ngay cả Trung Quốc dù có tên lửa tầm xa đủ sức diệt tàu sân bay Mỹ nhưng hệ thống chống ngầm còn yếu nên chiến lược chống tiếp cận của họ khó thành công khi đối đầu với lực lượng tàu ngầm hiện đại của Nhật Bản và Mỹ.

Cho nên, với tinh thần đó, chống ngầm trong tình hình hiện nay là một nhiệm vụ sống còn của lực lượng phòng thủ biển.

Việt Nam phải ưu tiên phát triển lực lượng săn ngầm, chống ngầm hiện đại, nhằm tạo ra trong tuyến phòng thủ biển của ta một “vùng biển sạch” cho các lực lượng triển khai tác chiến.

Tàu ngầm Việt Nam ở đâu trong thế trận chống ngầm?

Bất cứ nhà quân sự nào cũng biết, lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam là lợi dụng thế địa lý, tập kích vào đội hình địch từ nhiều hướng, dồn dập, để xé nát đội hình địch, gây thiệt hại nặng hoặc tiêu diệt gọn…

Tuy nhiên, biết là một chuyện nhưng cụ thể như thế nào, chống lại ra sao lại là chuyện khác.

Do đó, câu hỏi “Tàu ngầm Việt Nam ở đâu…” không phải là sự tò mò quá giới hạn và câu trả lời cũng chỉ thuộc tính nguyên tắc.

Chống ngầm có 3 lực lượng chủ yếu, gồm tàu săn ngầm, máy bay săn ngầm và tàu ngầm, trong đó tàu ngầm chống tàu ngầm là một trong những biện pháp cơ bản có hiệu quả, nguy hiểm nhất cho đối phương.

Trong phạm vi một bài viết, chúng ta chỉ quan tâm, liệu 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam hợp đồng tác chiến cùng với 2 lực lượng trên, có đủ sức ngăn chặn hàng chục tàu ngầm khác của đối phương luồn sâu vào tuyến phòng thủ biển của ta hay không?

Tàu ngầm Kilo ở đâu trong thế trận chống ngầm của Việt Nam? - Hình 2

Chống tàu ngầm bằng tàu ngầm là một trong những biện pháp cơ bản có hiệu quả, nguy hiểm nhất cho đối phương.

Ở vùng biển Việt Nam, tàu ngầm Kilo tác chiến chống ngầm có thể dựa trên 2 hình thức:

Một là phục kích thụ động (tàu ngầm Kilo phục kích tại tuyến chống ngầm, chờ tàu ngầm địch đi qua là phóng lôi).

Hình thức tác chiến này giống như một con hổ đang rình mồi trên một vị trí mà con mồi thường đi qua và buộc phải đi qua.

Việc tìm đúng vị trí phục kích trên tuyến chống ngầm phụ thuộc vào trí tuệ người chỉ huy, công tác tình báo, trinh sát nắm địch…

Có thể nói, tàu ngầm đối phương nhiều nhưng ngán ngại nhất khi gặp phải Kilo đang phục kích kiểu này.

Tuy nhiên, trong hình thức tác chiến này, Kilo Việt Nam không phải tàu ngầm được trang bị AIP nên vị trí phục kích thường xuyên có khoảng trống do Kilo phải nổi lên để “thở”.

Hai là phục kích chủ động (vừa phục kích vừa cơ động chiến đấu trong một khu vực chọn sẵn, được giao).

Như vậy, hình thức này bổ sung cho nhược điểm của hình thức trên. Chỉ cần 2 Kilo thay nhau “đổi gác” và tuần tra thì tàu ngầm địch rất dễ lọt vào gặp nguy hiểm.

Lúc này, tương quan về số lượng tàu ngầm đôi bên không quan trọng, càng ít càng có lợi thế, bởi vì trên khu vực được định sẵn này, Kilo rất dễ xác định mục tiêu, hễ “nghe chuông reo là bắn”.

Trong Chiến tranh Lạnh, để phát hiện tàu ngầm Liên Xô vào một vùng biển nào đó, Hải quân Mỹ bố trí cách 40 km một tàu ngầm (vì bán kính phát hiện tàu ngầm lúc đó là 20 km).

Nếu Việt Nam cũng thực hiện theo chiến thuật như vậy thì dù công nghệ phát hiện tàu ngầm đã tân tiến hơn nhưng với bờ biển dài, Việt Nam không có đủ Kilo trên tuyến chống ngầm.

Song, thế địa lý Việt Nam lại khác, tư tưởng quân sự của Việt Nam là khác, tàu ngầm Việt Nam chỉ tác chiến trong vùng biển Việt Nam.

Vì thế, “lấy ít địch nhiều” luôn có hiệu quả, là cơ sở chắc chắn cho Bộ chỉ huy tối cao Việt Nam hạ quyết tâm.

Tại một vùng biển hẹp, khó cơ động, tàu ngầm số lượng nhiều không giải quyết được vấn đề.

Nếu cho rằng trên 3.000 km đường bờ biển, tàu ngầm địch muốn đi vào lối nào cũng được là hơi đơn giản.

Chẳng hạn, về yếu tố chủ quan, tàu ngầm không thể mạo hiểm hành trình qua một bãi thủy lôi, thậm chí vùng biển có lưới đánh cá ngư dân thả trôi….

Ngoài ra, những yếu tố khách quan như điều kiện thủy văn dòng chảy, đá ngầm cũng khiến tàu ngầm phải thay đổi hướng đi…

Do vậy mưu, kế (lừa địch, điều động địch), tài giỏi của người chỉ huy là căn cứ vào 2 yếu tố đó để định hướng tuyến chống ngầm chính xác.

Quả thật, nếu lấy số lượng 6 chiếc Kilo của Việt Nam đối đầu với hàng chục tàu ngầm đối phương trên một vùng biển có chủ quyền và quyền chủ quyền hơn 1 triệu km vuông là rất khấp khểnh.

Tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống phòng thủ biển của Việt Nam cũng như trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp về thế, thế địa lý, tạo nên một thế trận vững chắc, liên hoàn, bí hiểm, lợi hại.

Kilo Việt Nam số lượng ít và hoạt động độc lập nhưng không sợ máy bay săn ngầm của địch săn, diệt, bởi vì trong khu vực đó, không quân Việt Nam đang làm chủ vùng trời, trên mặt biển có các hệ thống tên lửa bờ, các tàu hộ vệ tên lửa…canh chừng.

Cả 3 lực lượng hỗ trợ nhau đã tạo ra thế của một “chiếc kiềng 3 chân” vững chãi.

Đây là lợi thế tác chiến vượt trội của tàu ngầm Kilo Việt Nam khiến cho nó trở nên khó tìm thấy, khó tiêu diệt, khó tránh với tàu ngầm kẻ thù khi đột nhập vào vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Vậy tuyến chống ngầm của Việt Nam ở đâu? Như thế nào? Câu trả lời cụ thể đang có ở Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam.

Theo Tri Thức

Châu Á: Giàu nghèo đều phải mua sắm tàu ngầm

Với việc mới đây Pakistan xem xét mua 8 tàu ngầm từ Trung Quốc và Thái Lan cũng muốn mua 2 chiếc của Trung Quốc, châu Á - Thái Bình Dương đang là thị trường lớn nhất thế giới về tàu ngầm quân sự, theo Defense News.

Châu Á: Giàu nghèo đều phải mua sắm tàu ngầm - Hình 1

Tàu ngầm đang được các nước châu Á - Thái Bình Dương đầu tư nhiều vì đây là vũ khí phòng thủ tốt nhất và có tính răn đe cao - Ảnh: Mai Thanh Hải

Trang tin quân sự này ngày 12.4 dẫn lời ông Tony Beitinger, phó chủ tịch tập đoàn phân tích tư vấn hải quân AMI cho rằng đầu tư sắm tàu ngầm đang tập trung ở châu Á - Thái Bình Dương và đây là thị trường lớn nhất.

Ông Beitinger cho hay đã có 34 nước đang đặt mua hoặc lên kế hoạch trang bị tàu ngầm trong 20 năm tới. Tại châu Á - Thái Bình Dương nay đã có 12 nước và lãnh thổ có trang bị tàu ngầm trong quân đội, gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.

Philippines, Thái Lan và Bangladesh đã công khai ý định trang bị tàu ngầm cho lực lượng hải quân.

Các nước châu Á đang xây dựng lực lượng tàu ngầm vì hiểu rằng tàu ngầm cho các nước này khả năng ngăn chặn sự thâm nhập của kẻ thù, cũng như có giá trị răn đe.

Theo Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương

Tàu ngầm đang là ưu tiên số 1 trong đầu tư cho quốc phòng ở khu vực này, theo nhà phân tích hải quân Bob Nugent. Ông cho rằng mức gia tăng đầu tư này phản ánh sự phát triển kinh tế và từ sự gia tăng các bất ổn về an ninh và các mối đe dọa trên biển tại một số khu vực.

"Tàu ngầm là nền tảng chiến đấu đắt nhất và tốn kém nhất hải quân để duy trì sự sẵn sàng tác chiến, và bao gồm các nguồn lực cần thiết để tuyển dụng, đào tạo, vận hành, duy trì và hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm. Điều này đặt ra câu hỏi về sự hạn chế tài chính để phát triển và hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm khu vực", ông Nugent bình luận.

Mặc dù chi phí cao, như các cải tiến công nghệ đã làm cho tàu ngầm ngày càng có tính sát thương cao hơn và chạy êm hơn, đặc biệt là với tàu ngầm dùng động cơ không phụ thuộc không khí. Điều này đã thúc đẩy các nước giàu cũng như nghèo đua nhau mua sắm tàu ngầm.

Theo ông Beitinger, các tàu ngầm đang ngày càng trở nên có nhiều khả năng tác chiến hơn và bắt đầu mang được vũ khí sát thương lớn như tên lửa chống tàu và tấn công mặt đất, các hệ thống trinh sát như tàu lặn không người lái dùng thu thập thông tin tình báo hoặc triển khai các lực lượng đặc nhiệm.

Chuyên gia Nugent cũng cho rằng tàu ngầm là nền tảng chiến lược để chống lại các đối thủ có ngân sách lớn hơn và lực lượng hải quân lớn hơn.

Với việc Trung Quốc chi tiêu cho hải quân nhiều hơn Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và ASEAN cộng lại, tàu ngầm có khả năng vẫn là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư tiếp tục trong khu vực, theo Nugent.

Châu Á: Giàu nghèo đều phải mua sắm tàu ngầm - Hình 2

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật. Úc đang thương thảo mua công nghệ tàu ngầm này do đặc tính chạy êm, có khả năng tàng hình trước sonar của đối phương - Ảnh: military-today.com

Báo Wall Street Journal ngày 31.3 cũng cho rằng với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia và nước nhiều quần đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những phương cách hiệu quả nhất để chống lại sức mạnh của Trung Quốc. Tất cả đều có cảm giác bị đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để có thể đối phó tay đôi với quân đội Trung Quốc.

Các tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam câu trả lời "khiêm tốn nhưng mạnh mẽ" trước sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, theo ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc.

Tìm kiếm và phá hủy được tàu ngầm là rất khó khăn, và các cuộc tấn công của tàu ngầm với các tàu khác gần như luôn ở mức độ tàn phá. Khi dò tìm được một tàu ngầm, chỉ huy tàu nổi phải đưa ra một quyết định sống chết, là có nên nhanh chóng đánh chìm chúng và qua đó tạo ra nguy cơ một cuộc xung đột quốc tế hay không.

Việt Nam, với bờ biển dài, đang là trung tâm của những gì đang trở thành một cuộc đấu tranh địa chính trị.

Nhưng sự dễ bị tổn thương của Việt Nam cũng là điều thu hút các cường quốc. Không phải ngẫu nhiên mà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hồi năm 2010 đã tuyên bố tại Hà Nội rằng một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đang quan tâm đến chương trình tàu ngầm của Việt Nam. Ấn Độ đang huấn luyện thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam; bác sĩ Nhật Bản đang cung cấp chuyên môn về điều trị bệnh giảm áp; Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương và đưa ra hỗ trợ giúp tăng cường thông tin tình báo trên biển, qua đó sẽ làm cho hoạt động của các tàu ngầm hiệu quả hơn.

Châu Á: Giàu nghèo đều phải mua sắm tàu ngầm - Hình 3

Theo tình báo Hải quân Mỹ, tàu ngầm Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất (68 chiếc) tại châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: china-defense.blogspot.com

Châu Á: Giàu nghèo đều phải mua sắm tàu ngầm - Hình 4

Trung Quốc đang đổ bê tông xây đường băng trên Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, gây thêm căng thẳng trong khu vực và đe dọa an ninh biển. Ảnh vệ tinh DigitalGlobe chụp ngày 11.4.2015

Hãng tin Bloomberg ngày 17.4 cho biết, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương ngày 15.4 nói trước Ủy ban quân lực Hạ viện rằng số lượng ngày càng tăng cùng công nghệ cao của các tàu ngầm ở khu vực từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương đã làm thay đổi sự hoạt động của hải quân Mỹ trong khu vực. Ông ước tính rằng trong số 300 tàu ngầm trên thế giới (không tính của Mỹ), thì có đến 200 chiếc là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi theo ông là khu vực quân sự hóa nhất trên thế giới.

Ông Locklear cho rằng các nước châu Á đang xây dựng lực lượng tàu ngầm vì hiểu rằng tàu ngầm cho các nước này khả năng ngăn chặn sự thâm nhập của kẻ thù, cũng như có giá trị răn đe.

Theo đô đốc Locklear, xung đột giữa các nước với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Để giúp cải thiện an ninh trong khu vực, Mỹ đã phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam, Malaysia và Indonesia, điều chưa từng được xem xét đến trong hai thập kỷ qua, theo đô đốc Locklear.

Theo Thanh Niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiểnPhi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiển
07:00:07 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?
10:10:54 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:34:17 19/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống PutinNgoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin
05:41:18 18/05/2025
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào UkraineNga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine
09:19:28 19/05/2025
Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ MỹElon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ
06:22:02 18/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Thùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo leThùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo le
20:53:01 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?
21:13:15 19/05/2025
Người phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình DươngNgười phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình Dương
21:27:32 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
20:39:21 19/05/2025
Hà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kếHà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kế
20:31:51 19/05/2025
Lời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều traLời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều tra
22:00:08 19/05/2025
Nữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCMNữ nghi phạm bị tạm giữ khi đang trên xe khách trốn vào TPHCM
22:30:24 19/05/2025

Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

23:14:16 19/05/2025
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu lên tiếng về căn bệnh ung thư di căn, gửi lời cảm ơn tới những người ủng hộ.
Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

23:09:59 19/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã điện đàm vào ngày 19/5, sau khi phái đoàn Nga - Ukraine đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

23:05:53 19/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời cảnh báo tới các doanh nghiệp Mỹ về việc tăng giá hàng hóa và lấy lý do là vì chính sách thuế của ông.
Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

23:01:27 19/05/2025
Nga lần đầu tiên bắt giữ một tàu chở dầu của Hy Lạp treo cờ Liberia, khi tàu này rời cảng Sillamae của Estonia theo một tuyến đường đã thỏa thuận trước đó qua vùng biển của Moscow.
Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

22:58:37 19/05/2025
Cuộc chiến thực sự giữa Nga và Ukraine hiện nay không chỉ là những cuộc tấn công trên chiến trường mà ở nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

22:53:02 19/05/2025
Cuộc xung đột chớp nhoáng giữa Ấn Độ và Pakistan vừa qua đã viết lại nguyên tắc không chiến. Những kinh nghiệm nào từ cuộc chiến Nga - Ukraine được hai bên sử dụng?
Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

22:51:29 19/05/2025
Indonesia đã nâng mức cảnh báo đối với núi Lewotobi Laki-laki lên mức cao nhất sau khi núi lửa này phun tro bụi 8 lần cuối tuần qua.
"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

21:51:24 19/05/2025
Từng là nỗi ám ảnh trên không trung với nhiều lực lượng đối lập với Mỹ, nhưng UAV MQ-9 giờ đây đã trở nên rất dễ tổn thương trên chiến trường.
Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

21:40:33 19/05/2025
Các cuộc không kích ngày càng tàn khốc và gia tăng của Israel nhắm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza đã khiến bệnh viện Indonesia tại khu vực phía bắc bị phá hủy và hơn 50 người mắc kẹt bên trong.
Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

21:36:07 19/05/2025
Nhật Bản chuẩn bị phóng một tàu vũ trụ truyền năng lượng Mặt Trời xuống Trái Đất. Các máy thu sẽ biến đổi năng lượng này thành năng lượng có thể sử dụng được.
Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

21:32:38 19/05/2025
Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo Trái Đất 12 vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới 2.800 vệ tinh để hình thành một hệ thống siêu máy tính trong không gian đầu tiên trên thế giới.
Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn

21:04:47 19/05/2025
Paris-Orly là sân bay lớn thứ hai ở thủ đô nước Pháp, phục vụ khoảng 33 triệu lượt hành khách trong năm 2024, bằng một nửa lưu lượng của sân bay quốc tế chính Paris - Charles de Gaulle.

Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Phim việt

23:52:59 19/05/2025
Phần mí mắt sụp khiến Đàm Phương Linh trông lúc nào cũng như buồn ngủ, biểu cảm lờ đờ dù thực tế cô diễn rất tốt, nhất là phần đài từ.
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Hậu trường phim

23:50:28 19/05/2025
Maya là nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng bởi diện mạo sang chảnh, cuốn hút, body cực cháy, vô cùng quyến rũ mỗi lần xuất hiện.
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Sao việt

23:44:13 19/05/2025
Tối 19.5, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend. Hình ảnh của người đẹp sinh năm 1998 cũng được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

Sao châu á

23:41:54 19/05/2025
Nam ca sĩ danh tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) Trần Dịch Tấn bị đồn đã qua đời do mắc COVID-19. Thông tin khiến người hâm mộ của ông tức giận.
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Ẩm thực

23:29:48 19/05/2025
Đây là món đặc sản bình dân từng được công bố xếp hạng 45 món ăn đánh giá tệ nhất Việt Nam . Thế nhưng mới đây, món ăn từ lòng lợn này lại được xếp vào top món ngon của thế giới.
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Tin nổi bật

23:16:38 19/05/2025
Kiểm tra xe tải chở 225kg mỡ lợn đông lạnh, lần theo lời khai của tài xế lực lượng công an phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 6 tấn thịt bò, gà, trâu, lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao âu mỹ

23:12:09 19/05/2025
Không phải lúc nào người nổi tiếng cũng được trải thảm đỏ ở mọi nơi. Không ít sao hạng A từng rơi vào cảnh bị từ chối vào câu lạc bộ, những bữa tiệc hay sự kiện lớn, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng để xuất hiện.
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Pháp luật

23:03:26 19/05/2025
Theo đó, ông Sinh là người đã có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám bẹnh, chữa bẹnh quy định tại khoản 6, Điều 48 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Sức khỏe

22:56:07 19/05/2025
Theo chuyên gia tâm lý, nỗi đau dẫn đến tự tử không chỉ nằm ở y học hay liên quan đến bệnh tâm thần, mà còn nằm trong những vết nứt của đời sống.
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Tv show

22:50:51 19/05/2025
Được mai mối với cô chủ homestay cùng tuổi, cả hai tìm thấy sự đồng điệu và cùng mở lòng cho nhau cơ hội hẹn hò.
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?

Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?

Phong cách sao

22:40:23 19/05/2025
Trong một năm vừa qua, Hoa hậu Quế Anh chủ yếu tham gia trình diễn thời trang và góp mặt trong những sự kiện cộng đồng.