Tàu ngầm Kilo Hà Nội đi đường vòng vì lý do bí mật quân sự?
Theo dự đoán ban đầu, tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam có thể về nước bằng con đường đi qua kênh đào Suez, nhưng hiện tại tàu ngầm này lại đang đi qua mũi Hảo Vọng.
Sau khi lễ bàn giao kỹ thuật tàu ngầm Kilo Hà Nội được tổ chức tại Nga vào ngày 07/11/2013, đến trung tuần tháng 11 tàu ngầm Kilo đã được đưa lên tàu dock Rolldock Sea của Hãng tàu vận tải Rolldock, Hà Lan để về nước.
Theo dự đoán ban đầu, tàu ngầm Kilo Hà Nội có thể được đưa về nước qua kênh đào Suez bởi đây là hải trình ngắn nhất từ cảng Saint Peterbug về Việt Nam. Mặt khác, các tàu chiến trước đó mà Việt Nam mua từ Nga như tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu pháo Svetlyak, tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 đều được đưa về nước qua con đường này. Khả năng tàu ngầm Kilo cũng về nước theo đường này là một lựa chọn có tính khả thi cao.
Rolldock Sea, phương tiện đang đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam bằng tuyến đường đi qua mũi Hảo Vọng.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất của trang marinetraffic.com, một trang web chuyên cung cấp thông tin về các tuyến đường biển cũng như vị trí của các tàu thương mại có đăng ký với Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO thì tàu dock Rolldock Sea đang có hải trình đi qua mũi Hảo Vọng.
Theo vị trí cập nhật mới nhất của trang marinetraffic.com vào lúc 10h30 ngày 13/12/2013 thì tàu dock Rolldock Sea vừa đi qua cảng Elizabeth, Nam Phi với tốc độ di chuyển khoảng 9,6 hải lý/h(18km/h) và đang hướng đến Ấn Độ Dương.
Tại sao tàu ngầm Kilo không về nước qua kênh đào Suez mà lại chọn tuyến hải trình đi vòng qua mũi Hảo Vọng với chiều dài lên đến 27.000km, thời gian để về Việt Nam gần gấp đôi so với đi qua kênh đào Suez.
Video đang HOT
Đảm bảo an toàn và bí mật cho tàu ngầm Kilo
Tuyến hải trình qua kênh đào Suez khá ngắn, việc di chuyển cũng tương đối dễ dàng bởi đây là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, thời gian về nước sẽ sớm hơn. Vậy tại sao tàu ngầm Kilo không chọn tuyến đường này?
Do tính chất nhộn nhịp của tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới nên mọi tàu thuyền qua kênh đào Suez đều được giám sát một cách rất chặt chẽ. Khi đi qua kênh đào Suez tàu ngầm Kilo có thể bị theo dõi và ghi hình.
2 tàu tên lửa Molniya bàn giao cho Việt Nam bị ghi hình bởi một trực thăng của Pháp. Hạn chế tối đa việc tàu ngầm Kilo bị ghi hình có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của tàu về sau.
Việc chụp ảnh tàu ngầm Kilo Hà Nội từ nhiều góc độ khác nhau sẽ khiến giới phân tích quân sự nước ngoài có nhiều hiểu biết về cấu trúc và các thiết bị được lắp đặt trên tàu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tàu ngầm về sau.
Nếu đi qua kênh đào Suez vào vịnh Aden sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lộ bí mật quân sự. Khu vực vịnh Aden được xem là vùng biển có nhiều hoạt động của hải quân thế giới nhất. Hầu như các nước lớn trên thế giới đều có tàu chiến của mình thường trực ở khu vực này.
Khi tàu ngầm Kilo đi qua vùng biển này sẽ không thể tránh khỏi những “ánh mắt tò mò” của hải quân các nước trong đó có Hải quân Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực. Lúc trước khi đi qua khu vực này, tàu dock Eide Transporter chở 2 tàu tên lửa cao tốc Molniya của Việt Nam đã bị một trực thăng của Hải quân Pháp theo dõi và ghi hình chi tiết.
Việc bị ghi hình có thể không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tàu chiến mặt nước, nhưng với tàu ngầm, khả năng hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào tính bí mật, bất ngờ. Một trong những vấn đề dễ bị lộ bí mật đó là chân vịt của tàu ngầm. Dựa vào các bức ảnh chụp chi tiết chân vịt, số cánh cùng các công nghệ phân tích hiện đại có thể phán đoán được độ ồn của chân vịt tàu ngầm khi hoạt động. Đó là lý do tại sao thông thường khi vận chuyển tàu ngầm người ta sẽ sử dụng các tấm bạt để che chân vịt.
Hạn chế tối đa việc tàu ngầm Kilo Hà Nội bị ghi hình như thế này có thể là lý do để nó có hải trình vòng qua mũi Hảo Vọng
Trong khi đó tuyến hải trình đi qua mũi Hảo Vọng không nhộn nhịp bằng. Sự xuất hiện của hải quân các nước trên tuyến đường biển này cũng không thường xuyên như tuyến đi qua kênh đào Suez. Do vậy, việc đi vòng qua mũi Hảo Vọng mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng sẽ hạn chế một cách tối đa việc bị theo dõi bởi hải quân các nước cũng như đảm bảo an toàn cho tàu ngầm Kilo.
Theo Docbao
"Soi" phương tiện chở tàu ngầm Kilo Hà Nội về Cam Ranh
Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được vận chuyển bằng tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea của Hà Lan.
Theo truyền thông Nga, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được chở về Việt Nam bằng tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea của công ty có trụ sở ở Hà Lan.
Theo trang mạng Shipspotting, tàu vận tải Rolldock Sea đã khởi hành từ Rotterdam, Hà Lan vào ngày 8/11 và cập bến cảng nhà máy Admiralty Verfi (thành phố St Petersburg, Nga) vào lúc 8h theo giờ quốc tế (tức 12h theo giờ St Petersburg) vào ngày 12/11 để chuẩn bị cho việc đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội lên tàu.
Cũng theo nguồn tin Nga, tàu vận tải Rolldock Sea sẽ đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam vào ngày 14/11, chậm hơn so với dự kiến đưa ra trước đó 2 ngày (11/11).
Tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea thuộc sở hữu công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan. Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen & Toubro ở Surat, Ấn Độ.
Tàu có lượng giãn nước tới 12.800 tấn, tải trọng 7.000 tấn, dài 142m, rộng 24m và mớn nước 5,2m. Rolldock Sea được thiết kế với khoang dằn, khi bơm nước vào có thể làm tàu chìm xuống mớn nước 12,5m. Khi đó, tàu kéo sẽ đẩy tàu ngầm Kilo vào bên trong khoang của Rolldock Sea.
Bên cạnh tàu thuyền, Rolldock Sea có thể chở nhiều loại hàng hóa cỡ lớn khác nhau với sự hỗ trợ từ hệ thống cần cẩu siêu lớn.
Năm 2010, Hải quân Ấn Độ thuê tàu của hãng Rolldock (tàu Rolldock Sun cùng kích cỡ với Rolldock Sea) vận chuyển tàu ngầm Kilo Project 877EKM từ quân cảng Visakhapatnam tới nhà máy ở Severodvinsk để nâng cấp, hiện đại hóa. Chuyến hành trình đi qua mũi Hảo Vọng tới Nga mất hơn 40 ngày.
Lộ trình của tàu Rolldock Sea có thể đi qua kênh đào Suez (Ai Cập), dự kiến về tới quân cảng Cam Ranh, Việt Nam vào tháng 1/2014.
Trước đây, các tàu chiến mặt nước mà Việt Nam mua của Nga (tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE, Project 12418 và tàu tuần tra Project 10412) đều được chở bằng tàu vận tải Eide Transporter thuộc sở hữu của hãng Eide Marine Services, Nauy.
Theo Kiến thức
Tàu ngầm Hà Nội lên đường về nước vào ngày mai Tàu ngầm phi hạt nhân Kilo HQ-182 Hà Nội sẽ bắt đầu hành trình từ thành phố Saint Petersburg (Nga) về Cam Ranh, Việt Nam vào ngày mai (11/11). Đây là thông tin mà một nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã thông báo với hãng thông tấn RIA Novosti. "Ngày 11/11, tàu ngầm Kilo Hà Nội của Hải...