Tàu ngầm hơn 1 tỷ USD “không thể nổi lên” của Tây Ban Nha lại gặp vấn đề
Sai lầm nghiêm trọng khi thiết kế và chế tạo đã khiến tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha nếu hạ thủy là sẽ không thể nổi lên. Sau 5 năm khắc phục sự cố khiến chi phí đóng mỗi tàu lên tới 1,1 tỷ USD, tàu này tiếp tục đối mặt với vấn đề khác vì kích thước ngoại cỡ.
Tàu ngầm S-70 của Tây Ban Nha (Ảnh minh họa: Hải quân Tây Ban Nha)
Theo Dailymail, tàu ngầm S-80 được công ty Tây Ban Nha Navantia khởi động hồi năm 2005. Quá trình thiết kế và thi công tàu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng dẫn tới việc tàu bị nặng hơn 70 tấn so với dự kiến ban đầu và nếu hạ thủy thì tàu sẽ không thể nổi lại lên mặt nước.
AP dẫn nguồn tin từ một cựu quan chức Tây Ban Nha cho biết, một kỹ sư dường như đã đặt nhầm một dấu thập phân trong bản thiết kế và không kiểm tra lại kết quả tính toán sau đó, kéo theo một chuỗi những sai lầm tai hại.
Năm 2013, Tây Ban Nha đã quyết định thuê một công ty của Mỹ nhằm khắc phục vấn đề trên. Công ty trên đã đưa ra phương án kéo dài thêm thân tàu, tăng lượng choán nước để tàu có thể nổi được bình thường. Phiên bản tàu ngầm được sửa chữa mang tên S-80 Plus.
Tuy nhiên, sau 5 năm sửa chữa, S-80 Plus lại tiếp tục gặp vấn đề khi nó quá dài so với thiết kế của cầu tàu tại căn cứ Cartagena ở Murcia. Chi phí để sửa chữa để cầu tàu phù hợp với S-80 Plus tốn khoảng 16 triệu USD.
Trả lời trên sóng phát thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles thừa nhận rằng dự án đã có nhiều thiếu sót và chúng đang được khắc phục. Bà nhấn mạnh dự án hoàn toàn khả thi ở thời điểm hiện tại.
Sau hàng năm trời “xếp xó” sửa chữa, chi phí sản xuất mỗi tàu đã đắt gấp đôi dự kiến ban đầu, vào khoảng 1,1 tỷ USD.
Theo thiết kế nguyên bản, tàu ngầm S-80 dài khoảng 71 m và lượng choán nước 2.200 tấn. Hiện tại, chiếc S-80 Plus dài 81 m và lượng choán nước 3.000 tấn.
Đức Hoàng
Mỹ và đồng minh phóng tên lửa đánh chìm tàu chiến trước mắt TQ
Hải quân Mỹ, Úc và Nhật mới đây đã phối hợp đánh chìm một tàu chiến được đem làm "bia tập bắn", trong khuôn khổ tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Theo RT, Lực lượng phòng vệ mặt đất của Nhật Bản và quân đội Mỹ đã phóng các tên lửa đất đối hạm nhằm vào tàu USS Racine ở vị trí cách 100km. Máy bay trinh sát hàng hải P-8A bay ở khoảng cách nhất định để cung cấp dữ liệu định vị mục tiêu.
Tên lửa bắn trúng mục tiêu tạo nên quả cầu lửa lớn, nhưng tàu chiến cũ vẫn đứng vững.
Tàu ngầm tấn công USS Olympia của Mỹ sau đó phóng tên lửa Harpoon và ngư lôi Mk-48 để đánh chìm tàu USS Racine, hoàn thành nội dung tập trận bắn đạn thật.
Báo Nga đưa tin, tàu do thám Type 815 lớp Dongdiao của Trung Quốc theo dõi cuộc tập trận từ xa, bao gồm cả cuộc diễn tập bắn đạn thật. Con tàu có mặt ở ngoài khơi Hawaii từ đầu tháng này để thu thập thông tin tình báo.
Tàu USS Racine trúng tên lửa đối hạm phóng từ mặt đất.
Trung Quốc được Mỹ ban đầu được mời tham gia tập trận, nhưng Mỹ đã rút lời mời khi phát hiện Bắc Kinh quân sự hóa trái phép ở Biển Đông.
USS Racine là tàu đổ bộ lớp Newport, từng phục vụ 22 năm trong Hải quân Mỹ trước khi được đưa đến yên nghỉ tại Trân Châu Cảng vào năm 1993. Hồi tháng Giêng, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ dùng tàu chiến đã ngừng biên chế này cho cuộc tập trận bắn đạn thật trong khuôn khổ RIMPAC 2018.
Tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay bắt đầu từ 29.6-2.8, chủ yếu diễn ra trong vùng biển quanh quần đảo Hawaii và phía nam bang California. 26 quốc gia đưa lực lượng tham gia tập trận, bao gồm tàu nổi, trực thăng, tàu sân bay và tàu ngầm.
Theo Danviet
Tàu TQ bị phát hiện do thám cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Trung Quốc không được mời tham gia tập trận hải quân RIMPAC năm nay nhưng đã điều tàu do thám vào vùng đặc quyền kinh tế ở Hawaii. Tàu do thám Trung Quốc theo dõi tập trận hải quân RIMPAC. Theo Sputnik, hải quân Mỹ xác nhận rằng hải quân Trung Quốc đã điều tàu do thám Type 815 vào vùng đặc quyền...