Tàu ngầm hoạt động như thế nào
Là một thiết bị vũ khí tối tân, việc chế tạo và vận hành tàu ngầm đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật và kỷ luật khắt khe.
Tàu ngầm U-boat của hải quân Đức. Ảnh: History
Mặc dù ra đời từ khá sớm, nhưng chỉ đến giai đoạn Thế chiến 1, tàu ngầm U-boat của Đức mới chứng tỏ giá trị của loại vũ khí này trong thực chiến, khi đánh chìm rất nhiều tàu của phe Hiệp ước.
Đến Thế chiến 2, sau khi Anh phát triển công nghệ radar và sonar cho tàu ngầm, hải quân Mỹ cũng cải tiến những hệ thống này cùng với ống thông hơi do người Đức chế tạo giúp tăng đáng kể thời gian lặn của tàu ngầm, biến chúng thành những vũ khí không thể thiếu đối với bất cứ cường quốc quân sự nào.
Tuy nhiên, để có thể trở thành những “sát thủ” dưới lòng đại dương, những chiếc tàu ngầm phải được chế tạo theo quy trình chặt chẽ, với những tiêu chuẩn khắt khe nhất, theo Marinebio.
Cơ chế lặn nổi
Tàu ngầm nổi hoặc lặn xuống nước phụ thuộc vào các bể dằn nằm giữa thân trong và thân ngoài của nó.
Để lặn, tàu ngầm phải có lực nổi nhỏ hơn trọng lực. Lúc này, các van trên bể dằn được mở ra giúp nước biển tràn vào đẩy không khí ra giúp tàu lặn xuống. Độ lặn sâu của tàu được kiểm soát nhờ điều chỉnh tỷ lệ nước biển và không khí trong các bể dằn. Khi trọng lượng tàu bằng lượng choán nước bên trong bể dằn, tàu ngầm sẽ ở trạng thái cân bằng, không nổi hoặc chìm sâu hơn.
Để giúp tàu nổi lên mặt nước, chỉ cần dùng khí nén đẩy nước biển ra khỏi các bể dằn, giúp lực nâng của nước lớn hơn trọng lực. Lúc này, trong bể dằn chủ yếu là không khí.
Hai bể dằn này được bố trí một ở nửa phía trước tàu và một ở phần đuôi giúp tàu ở trạng thái thăng bằng. Thủy thủ tàu phải liên tục thao tác để tàu luôn ở trạng thái cân bằng, do việc đốt nhiên liệu và sử dụng vật tư ảnh hưởng tới tình trạng thăng bằng của tàu.
Các bể dằn (ballast tank) chứa đầy khí giúp tàu nổi lên (bên trái). Các bể dằn được mở để đưa nước vào giúp tàu lặn xuống. Đồ họa: submarinesafaris
Thiết kế và điều khiển
Video đang HOT
Tàu ngầm luôn có hình trụ với phần đầu nhỏ và hai lớp vỏ gồm thân trong và thân ngoài. Phần thân trong, hay còn gọi là thân chịu lực, giúp bảo vệ thủy thủ trước áp suất lớn khi lặn sâu và giúp tàu tránh được nhiệt độ băng giá của nước biển. Phần thân ngoài là lớp vỏ bao bọc tàu.
Khi tàu ngầm hành trình trong lòng biển, có hai cách để điều khiển tàu. Một là sử dụng các bánh lái để chuyển hướng và hai là điều khiển các cánh lặn để giúp tàu nổi lên hoặc lặn xuống. Cánh lặn gồm hai loại là cánh buồm nằm trên phần cột buồm và cánh đuôi ở phía đuôi tàu cùng bánh lái và chân vịt. Một số tàu ngầm, gồm cả tàu lớp Virginia của Mỹ, sử dụng các cánh vòm thay vì cánh buồm.
Tàu ngầm có phần cột buồm cao nhô lên khỏi lớp vỏ. Bên trong cột buồm hình vây cá là đài chỉ huy. Kính tiềm vọng và các ăn ten radar và radio thường được lắp tại đài chỉ huy.
Những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi quá trình quan sát và vận hành tàu ngầm. Một bước đột phá quan trọng trong các tàu ngầm lớp Virginia là việc sử dụng các cột buồm Photonics giúp loại bỏ các kính tiềm vọng thông thường. Thay vì sử dụng các gương và thấu kính để quan sát mặt nước, một số camera màu có độ phân giải cao được tích hợp để truyền hình ảnh lên các màn hình cỡ lớn trong đài chỉ huy thông qua hệ thống sợi quang.
Mô hình phân khoang tàu ngầm điện – diesel Đề án 641B của Liên xô. Ảnh: spox.ru
Tàu ngầm sử dụng các loại động cơ gồm động cơ diesel, động cơ điện (hoặc kết hợp diesel – điện), và động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Động cơ điện giúp tàu ngầm hành trình trong lòng biển trong thời gian lâu hơn và không thải ra khí độc như động cơ dùng hơi nước hay xăng. Động cơ điện tương đối nhỏ nhưng hệ thống pin của nó rất lớn, nặng và cồng kềnh. Các cục pin này khi bị nước biển tràn vào sẽ thải ra khí độc do phản ứng hóa học và bản thân chúng chứa acid độc hại.
Tàu ngầm sử dụng động cơ diesel tạo hơi nước làm quay tuốc bin để sản xuất điện năng, giúp làm ấm tàu và thắp sáng. Tuy nhiên động cơ diesel đốt không khí và thải khí độc nên người ta thường kết hợp với động cơ điện trên tàu ngầm.
Tàu ngầm hạt nhân sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân nên không cần cung cấp không khí và có thể lặn vô thời hạn, chỉ nổi lên khi cần tiếp tế nhu yếu phẩm.
Khả năng cứu hộ cứu nạn
Ngoài các quy tắc vận hành, tàu ngầm cũng cần đảm bảo các yếu tố khác khi lặn gồm hỗ trợ sinh tồn trong tàu ngầm (không khí, nhiệt độ, nước sạch), cung cấp điện năng và định hướng.
Khi tàu gặp sự cố, thủy thủ tàu sẽ phát tín hiệu cầu cứu hoặc thả phao phát tín hiệu để thông báo vị trí tàu gặp nạn. Tùy mức độ nghiêm trọng, các lò phản ứng hạt nhân có thể sẽ bị ngắt và tàu chỉ còn sử dụng pin.
Khi sự cố xảy ra, thủy thủ đoàn phải đối mặt những nguy cơ chủ yếu như nước tràn vào tàu, thiếu oxy, lượng khí độc tăng cao gây nguy hiểm, và nhiệt độ giảm khi pin hệ thống sưởi ấm tàu không hoạt động. Lúc này các nỗ lực cứu hộ trên mặt nước cần tiến hành khẩn trương, thường là trong vòng 48 giờ sau sự cố.
Các nỗ lực thường làm là cố gắng đưa một số thiết bị cứu hộ như tàu cứu hộ lặn sâu (DSRV) xuống để sơ tán thủy thủ hoặc lắp thêm thiết bị như phao hơi giúp tàu nổi lên. Ngoài ra, bên trong tàu ngầm cũng có thể trang bị các kén cứu hộ giúp thủy thủ thoát hiểm khi cần.
Duy Sơn
Theo VNE
Âm mưu dùng tiền giả làm suy yếu Anh của phát xít Đức
Phát xít Đức từng lên kế hoạch làm giả đồng bảng Anh với số lượng lớn để tạo ra lạm phát và suy yếu nền kinh tế Anh trong Thế chiến 2.
Những đồng 5 bảng Anh giả được Đức Quốc xã in trong chiến dịch Bernhard. Ảnh: WarIsboring.
Năm 1967, khi các chuyên gia mở một chiếc đại phong cầm cổ ở nhà thờ San Valentino, Merano, Italy để xác định niên đại thì phát hiện 5 triệu bảng tiền mặt và một bản kế hoạch bí mật của phát xít Đức.
Các nhà băng sau đó xác định toàn bộ số tiền này là giả, được Đức Quốc xã sử dụng phục vụ chiến dịch Bernhard nhằm phá hoại nền kinh tế Anh thời Thế chiến 2, theo WarIsboring.
Chiến dịch Bernhard được đặt theo tên của Bernhard Kruger, thiếu tá thuộc đội cận vệ SS, thay mặt cơ quan An ninh Phát xít Đức (RSHA) chỉ huy chiến dịch.
Ban đầu, Heinrich Himmler, chỉ huy đội cận vệ SS, muốn in những đồng bảng giả để thả từ trên không xuống lãnh thổ Anh. Ông ta tin rằng việc rải những cơn mưa tiền xuống nước Anh sẽ khiến người dân vốn thiếu thốn trong thời chiến sẽ tranh nhau nhặt và đưa vào lưu thông, khiến lạm phát trở nên trầm trọng và nền kinh tế Anh sẽ suy yếu.
Tuy nhiên, đến năm 1942, phát xít Đức vạch ra một kế hoạch hành động bí mật và thực tế hơn so với việc rải tiền từ trên không. Theo đó, RSHA sẽ dùng tiền giả để mua các hàng hóa có giá trị, qua đó đẩy lượng tiền này vào lưu thông ở Anh cũng như trong toàn châu Âu.
Để bắt đầu chiến dịch, ngoài việc sử dụng nhân lực của Đức, Bernhard đã tận dụng các tù nhân là người Do Thái từng làm về in ấn, nghệ thuật, in thạch bản và có kỹ năng giỏi trong lĩnh vực tiền tệ.
Avraham Sonnenfeld là một trong 143 tù nhân Do Thái bị buộc tham gia vào chiến dịch làm tiền giả. Kinh nghiệm điều hành một cửa hàng in ấn ở Hungary đã cứu mạng ông khi thuộc hạ của Bernhard đến trại Auschwitz để tìm kiếm các tù nhân có tay nghề hữu ích trong việc in tiền giả.
Ngoài ra còn có Adolf Burger, một thợ in người Do Thái từng cố gắng cứu đồng hương của mình khỏi thảm họa Holocaust bằng cách làm giả giấy chứng nhận rửa tội để che dấu nguồn gốc tôn giáo của họ.
Sonnenfeld, Burger và những người khác được đưa đến một địa điểm bí mật ở trại tập trung Sachsenhausen gần Berlin, nơi tiến hành hoạt động in ấn.
Các nhà băng sau đó xác định rằng Chiến dịch Bernhard đã tiến hành hai đợt in tiền giả. Lô tiền giả đầu tiên thiếu chuyên nghiệp và các nhà buôn có thể dễ dàng phát hiện, nhưng đợt in ấn thứ hai cho thấy chất lượng những đồng bạc giả cao hơn rất nhiều.
Đội quân làm tiền giả cũng tìm cách làm giả thêm đồng USD. Việc này được Kruger giao cho Solly Smolianoff, một tên tội phạm chuyên in tiền giả. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính Mỹ, các thành viên trong chiến dịch Bernhard hầu như không thể mô phỏng giấy, mực in và khuôn in để làm ra tờ USD giống như thật.
Friedrich Schwend, kẻ lưu thông đồng bảng giả trong chiến dịch Bernhard. Ảnh: WarIsboring.
Mỗi khi một lượng tiền giả được in ra, đại tá Friedrich Schwend, tay chân của Bernhard, lại sử dụng chúng để mua hàng hóa nhằm phân phối ra khắp châu Âu thông qua trụ sở của mình ở Italy.
Schwend sau đó khai với các quan chức tình báo Mỹ rằng hắn sử dụng một mạng lưới gồm năm điệp viên ở Bỉ, Italy, Hà Lan, Thụy Sĩ và Nam Tư để mua trang sức và các hàng hóa có giá trị khác bằng những đồng bảng Anh giả.
Các điệp viên này sau đó tuyển mộ thêm chân rết nhỏ hơn để phát triển sâu rộng hoạt động ngầm.
Tuy chiến dịch Bernhard chấm dứt khi chiến tranh kết thúc nhưng các quan chức Mỹ vẫn lo lắng bởi trên thực tế có những dấu hiệu cho thấy Bernhard có thể tiếp tục tài trợ cho các nhóm tàn dư của Đức Quốc xã nhằm chống lại phe Đồng minh.
Một lái xe cho đại sứ Hungary ở Thụy Sĩ thông tin rằng Schwend đã hứa hẹn trả cho anh ta những khoản tiền bằng đồng USD hay đồng bảng Anh nếu anh trở thành nhân viên làm việc trong các sứ quán ở Thụy Sĩ và cung cấp tin cho họ.
Sau khi bắt giữ Schwend, các sĩ quan tình báo Mỹ đã khai thác thông tin và sử dụng tên này như chim mồi để săn lùng các thành viên, tiền giả và trang thiết bị còn lại trong chiến dịch Bernhard để đảm bảo không một ai, không một thứ gì còn sót lại của chiến dịch có thể hồi sinh trong tay những nhóm tàn dư của phát xít.
Ngày nay, những đồng bạc giả trong chiến dịch Bernhard vẫn được các nhà sưu tầm săn lùng. Một đồng 20 bảng Anh giả nguyên bản hiện được những người sưu tầm mua với giá 600 USD.
Duy Sơn
Theo VNE
Uy lực siêu pháo mới của Mỹ Hải quân Mỹ sẽ sớm đưa vào sử dụng một siêu pháo mới có thể thay đổi cán cân quân sự với Nga và Trung Quốc. Một mẫu pháo điện từ của Mỹ. HẢI QUÂN MỸ Siêu vũ khí mới nói trên được gọi là pháo điện từ, không dùng thuốc súng hay chất nổ. Nó dùng lực tổng hợp của lực điện...