Tàu ngầm Hồ Chí Minh sắp tới biển Bắc
Trong năm 2014, những rủi ro chính trị và căng thẳng an ninh sẽ tăng lên cùng với sự hoài nghi về việc các nước lớn ở châu Á có tuân thủ cam kết về cải cách hỗ trợ tăng trưởng hay không. Mười xu hướng sau đây sẽ định hình châu Á trong 12 tháng tới hoặc xa hơn nữa:
Thứ nhất, mối quan hệ của châu Á với nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách tích cực và ngoạn mục. Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia G-7 đã mua hàng hóa xuất khẩu và đầu tư nhiều vào các nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, châu Á cũng đang trở thành một nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế do người châu Á đầu tư và tiêu dùng nhiều hàng hóa từ nước ngoài hơn. Ví dụ, người châu Á hiện tiêu thụ nhiều ngô và đậu tương của Mỹ để sản xuất thức ăn gia súc, nhập khẩu thịt lợn, nhập khẩu khí đốt tự nhiên để sản xuất điện, cũng như mua chứng khoán của các công ty Mỹ.
Thứ hai, thách thức chiến lược cơ bản tại châu Á hiện nay là sự va chạm giữa kinh tế và an ninh. Các nước châu Á – đang buôn bán, đầu tư và cùng nhau phát triển – đang bị những căng thẳng an ninh và các mối quan hệ ngoại giao bất thường bủa vây. Yếu tố trung tâm là Trung Quốc, những ý đồ chiến lược lâu dài của Bắc Kinh đang gây quan ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực. Do vậy, để đối phó, một số nước châu Á đang tăng cường hợp tác quốc phòng và chính trị với nhau và với Mỹ vì sự hợp tác về kinh tế không thể trở thành một cơ cấu giảm nhẹ xung đột.
Thứ ba, việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông đã làm nảy sinh những câu hỏi lớn về mức độ ảnh hưởng của các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại châu Á đối với hàng hóa và tài sản chung toàn cầu như không phận, không gian mạng và các đại dương. Những tranh chấp sẽ tăng lên về quyền đi lại, tự do hàng hải và cách giải thích khác nhau về luật pháp quốc tế.
Thứ tư, để cạnh tranh với Trung Quốc, Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động ngoại giao tại châu Á trong năm 2014. Tokyo sẽ xem xét mở rộng ảnh hưởng, tận dụng việc tài trợ dự án, thương mại, viện trợ, trao đổi giữa người dân và thậm chí cả hợp tác an ninh.
Thứ năm, việc thanh trừng ông Jang Song-thaek hồi tháng 12/2013 đang làm nảy sinh những câu hỏi về sự ổn định của chế độ Bình Nhưỡng và khả năng nhiều rủi ro sẽ tăng lên trong năm 2014. Thiên hướng khiêu khích của Bình Nhưỡng sẽ tạo ra những lựa chọn khó khăn cho tất cả các nước Đông Bắc Á.
Video đang HOT
Thứ sáu, trong năm 2014, Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều lựa chọn, thử thách những vai trò truyền thống của họ tại châu Á. Trong những năm gần đây, vai trò đảm bảo an ninh hàng đầu tại châu Á của Mỹ đang được tăng cường, nhưng các đồng minh của Mỹ đang quan ngại theo dõi xem liệu Mỹ có đầu tư lâu dài vào khả năng quốc phòng mới hay không. Khi sức mạnh kinh tế của Mỹ suy giảm, người ta chưa rõ liệu vai trò của Mỹ tại châu Á có bền vững hay không.
Thứ bảy, một loạt hiệp định thương mại khu vực hiện cạnh tranh sự chú ý tại châu Á, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực toàn châu Á (RCEP), không bao gồm Mỹ. Nếu có thể hoàn tất trong năm 2014, TPP có thể ấn định một tiêu chuẩn cạnh tranh mới tại châu Á.
Thứ tám, những nỗ lực cải cách của Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn do mô hình tăng trưởng của nước này bắt đầu “xì hơi”. Bắc Kinh đã kết thúc năm 2013 bằng việc thực hiện một chương trình cải cách kinh tế sâu rộng, bao gồm những cam kết mới về tự do hóa tài chính, mạng lưới an sinh xã hội, bảo vệ quyền sở hữu đất đai ở nông thôn và phụ thuộc nhiều hơn vào những lực lượng thị trường.
Thứ chín, các nhà đầu tư toàn cầu và các cử tri có thể “kéo và đẩy” một loạt chính phủ châu Á theo những hướng khác nhau trong năm 2014. Tại Ấn Độ, cuộc bầu cử sắp tới dường như không dẫn tới những cải cách táo bạo hơn, trong khi Nhật Bản đang đối mặt với sự hoài nghi về việc liệu chương trình kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe có thể tạo ra một chiến lược tăng trưởng lâu dài hay không. Lòng tin của các nhà đầu tư sẽ bị thử thách tại Thái Lan, nơi xung đột chính trị đang tiếp diễn.
Thứ mười, những sức ép kinh tế và chiến lược mới cũng sẽ nổi lên tại Trung Á trong năm 2014, khi các nước này bị thử thách trong bối cảnh Mỹ rút quân tại Afghanistan, các sáng kiến đầu tư và cơ sở hạ tầng mới của Trung Quốc, những nỗ lực của Nga nhằm mở rộng liên minh hải quan và sự không chắc chắn của Iran.
Trong hai thập kỷ qua, các nước châu Á đã cùng nhau tăng trưởng và cùng kiểm soát những tranh chấp. Vấn đề là xu hướng tích cực này sẽ kéo dài bao lâu. Năm 2014 là một năm thử thách mới đối với những nỗ lực nhằm xây dựng một tương lai chung tại châu Á.
Theo Báo Tin tức
Tại sao Obama chuyền quả bóng Syria sang quốc hội?
Sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế, tỷ lệ ủng hộ thấp của công chúng là hai lý do khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama để quốc hội quyết định việc trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực.
Đang thẳng tiến tới một cuộc tấn công vào Syria, đột nhiên Tổng thống Mỹ Barack Obama ngừng lại và chuyền quả bóng Syria sang quốc hội vào hôm 31/8. Obama tuyên bố ông sẽ chờ sự tán thành của các nghị sĩ trước khi ra lệnh tấn công Syria để trừng phạt hành động tàn sát dân thường bằng khí độc.
"Mỹ nên trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực, nhưng chúng tôi sẽ đợi một cuộc bỏ phiếu từ các nhà lập pháp", Obama phát biểu.
Tổng thống Barack Obama chơi bóng SOCCKET - một quả bóng có khả năng tạo ra điện - tại một nhà máy điện ở thành phố Dar es Salaam của Tanzania vào ngày 2/7 để cổ vũ hoạt động tìm kiếm những nguồn năng lượng sạch. Ảnh: AFP.
Trở ngại đầu tiên, và có lẽ cũng là trở ngại lớn nhất, mà Obama đối mặt là sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế. Obama đã theo đuổi chiến lược "không can dự" vào Syria trong suốt 29 tháng từ khi làn sóng chống đối Tổng thống Bashar al-Assad bùng phát. Washington hầu như không thực hiện bất kỳ hành động nào để thúc đẩy hòa bình và hòa giải tại Syria.
Đột nhiên, vài ngày gần đây chính phủ Mỹ thông báo họ sẽ trừng phạt Syria bằng vũ lực vì "hành vi sử dụng vũ khí hóa học". Sự thờ ơ trước đây và sự quan tâm đột xuất của Obama đối với cuộc nội chiến tại Syria khiến nhiều người bối rối. Giới quan sát nhận định bằng chứng mà Nhà Trắng công bố hôm 30/8 chưa đủ sức thuyết phục để họ kết luận rằng Assad đã ra lệnh tấn công bằng vũ khí hóa học và quân đội Syria đã thực hiện mệnh lệnh ấy.
Sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế thể hiện dưới nhiều hình thức. Anh, Canada và Đức - đồng minh truyền thống của Mỹ - quyết định không đáp trả Syria bằng vũ lực. NATO không lên tiếng, còn Liên đoàn Ả rập tán thành việc tấn công Syria, song không cam kết tham gia. Chỉ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng sát cánh cùng Obama.
Tại Liên Hợp Quốc, chắc chắn Mỹ không thể nhận sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an đối với việc tấn công Syria bởi Nga, Trung Quốc sẽ phủ quyết. Moscow yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng cụ thể về vụ tấn công khí độc cho đoàn thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc, còn Bắc Kinh một mực kêu gọi Nhà Trắng không tấn công Damacus.
Cộng đồng quốc tế có lý do để hoài nghi kết luận của Mỹ, bởi 10 năm trước Washington từng công bố bằng chứng về việc chính phủ Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt để tấn công nước này. Nhưng sau đó quân đội Mỹ không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq.
Bên trong nước Mỹ, công chúng đã tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến Iraq, Afghanistan trong hơn một thập kỷ qua. Trong một cuộc thăm dò ý kiến do Reuterstiến hành, phần lớn người Mỹ nói rằng họ không muốn Obama tấn công Syria.
Tỷ lệ ủng hộ thấp khiến nhiều nghị sĩ trong chính đảng Dân chủ của Obama cũng phản đối hành động quân sự.
Barbara Lee, một hạ nghị sĩ Dân chủ từ bang California, đã thay mặt những nghị sĩ Dân chủ ôn hòa để gửi một thư tới Obama. Trong thư các nghị sĩ yêu cầu Obama đem vấn đề Syria ra quốc hội để thảo luận. Scott Rigell, một hạ nghị sĩ Cộng hòa, cũng gửi một lá thư tương tự. Hơn 190 hạ nghị sĩ đã ký tên vào hai thư.
Trước những trở ngại quá lớn, trong khi chưa thể lường trước hậu quả của việc tấn công Syria, Obama đã chọn một đường thoát bằng cách đá quả bóng Syria sang hạ viện.
Theo Tri thức
Động cơ ngầm sau việc quân Mỹ đổ về Châu Á Hôm qua (21/7), tờ China Post của Vùng lãnh thổ Đài Loan đã đăng tải một bài viết bày tỏ sự hoài nghi về động cơ đằng sau việc Mỹ tìm cách đạt được thỏa thuận triển khai quân và vũ khí vào lãnh thổ Philippines. Mỹ có kế hoạch triển khai phần lớn vũ khí của nước này đến khu vực Châu...