Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc “trú ngụ” ở Biển Đông?
Theo tình báo My, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đan đao thuôc lơp Tân 094 cua Trung Quốc với các tên lửa JL-2 bắt đầu tuần tra trong năm 2014.
Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là bước ngoặt trong lịch sử Hải quân Trung Quốc. Theo y kiên cua chuyên viên Vasily Kashin tư Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, cach thưc hiên nhiêm vu tuần tra sẽ anh hương đến chính sách của Trung Quốc trong cac tranh chấp lãnh thổ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân TQ trong tranh chấp lãnh thổ
Đài Tiếng nói nước Nga (VOR) dẫn dự liệu Mỹ nói rằng tàu ngầm hạt nhân Type 092 với 12 tên lửa JL-1 đươc đưa vao biên chê Hải quân Trung Quốc trong năm 1987 chưa bao giờ co nhiêm vu tuần tra chiến đấu ma chi thưc hiên cac chuyên đi biên huân luyên ngắn hạn. Trong trường hợp xung đột quân sự, tàu ngầm chỉ có giá trị hạn chê: no co thê ra biên va hiên diên trong thời gian nhât đinh ơ vung biển Vịnh Bột Hải do lực lượng Trung Quốc kiểm soát. Tâm băn tên lửa của nó đủ để đánh vao các căn cứ Mỹ ơ Nhật Bản và nhưng điêm dân cư ơ vung Viễn Đông của Liên Xô.
Tau ngâm lơp Tân 094 với tên lửa JL-2 co tầm xa hơn 8.000 km. Theo đanh gia cua Cơ quan tình báo hải quân My, tau ngâm nay có khả năng tung ra một cuộc tấn công hạt nhân chống lại các mục tiêu quan trọng ở Alaska và Hawaii, cũng như tất cả các căn cứ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Châu Á, trong khi đang hiên diên gần bờ biển Trung Quôc.
Video đang HOT
Quyêt đinh bắt đầu tuần tra chiến đấu lam nay sinh câu hỏi vê thành phần hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong tương lai. Người ta cho rằng, để thưc hiên nhiêm vu nay, hải quân phải có ít nhất 3 tàu ngầm. Xét về khía cạnh sửa chữa lớn, cần phải có ít nhất 4 tàu ngầm hạt nhân. Vương quốc Anh và Pháp hiên co 4 tau ngâm hạt nhân môi nươc. Chăc la, Trung Quôc phai co nhiêu hơn 5 tau ngâm Type 094.
Một vấn đề quan trọng la khia canh chiến thuật cua cac tau ngâm. Hiên nay, cac tàu ngầm Trung Quốc vẫn còn thua kém phương Tây và Nga về khả năng ẩn giấu, tàng hình. Hải quân Trung Quốc se găp khó khăn khi bảo vệ chúng khỏi cac tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ. Có khả năng, Trung Quôc se giai quyêt vấn đề này băng “phương phap Liên Xô”, tưc la băng cach thanh lâp “pháo đài trên biên” – khu vưc biên đươc bảo vệ vưng chăc, nơi cac tàu ngâm neo đâu.
Khốn nỗi vung biên nay lại là Biển Đông, một trong những khu vực hàng hải và đánh bắt hai san sôi động nhât. Ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang sa vào nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ đôi khi dê bung nô.
Viêc triển khai bô phân hai quân cua lưc lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc ơ vung biên nay có thể làm cho các tranh chấp lãnh thổ và các cuộc xung đột tiêm ân liên quan đên cac tranh châp đo, trở nên nguy hiểm hơn.
Theo Đời sống pháp luật
Hé lộ về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
Sau hơn 4 thập kỷ im hơi lặng tiếng, truyền thông quốc gia Trung Quốc đã "lần đầu hé lộ" những bức ảnh chụp thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này.
Mặc dù đây là loại tàu thế hệ cũ, thuộc hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc chứ không phải loại tàu ngầm hiện đại lớp Jin (lớp Tấn), có căn cứ tại đảo Hải Nam, tuy nhiên, những hình ảnh này vẫn khiến nhiều người tò mò...
Phô trương sức mạnh
Tân Hoa xã và Nhân dân nhật báo đã đăng tải những bức ảnh chụp tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên, được cho là thuộc lớp Xia (lớp Hạ), có tuổi đời vài thập kỷ. Theo trang Military-today, tàu ngầm hạt nhân lớp Xia có 6 ống phóng ngư lôi 533mm và mang được tổng cộng 12 ngư lôi Yu-3. "Đây là lần đầu tiên lớp Xia được thảo luận chi tiết đến thế trên truyền thông quốc gia Trung Quốc", Tai-lơ Phra-ven (Taylor Fravel), chuyên gia về an ninh Mỹ thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết. Ông nhận định, khi việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc ngày càng được tăng cường thì việc phô trương sức mạnh cũng không còn e dè như trước.
Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra tại khu vực Thanh Đảo, Sơn Đông. Ảnh: AFP
Trong những năm gần đây, những tranh chấp liên tục gia tăng trên Biển Đông đã khiến Trung Quốc ngày càng chú trọng việc phát triển hạm đội tàu ngầm. Điều này được thể hiện rõ trong vòng 10 năm trở lại đây, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên. Nếu như vào năm 2000, 1/6 số tàu ngầm của hải quân nước này có thời gian vận hành hơn 10 năm thì vào đầu năm 2010, số tàu ngầm mới chiếm tới 80%. Theo Dailymail dẫn thông tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, về số lượng, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc được cho là xếp thứ hai trên thế giới. Lực lượng này gồm 70 tàu ngầm, 10 chiếc trong số đó là tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, ít nhất 4 chiếc được trang bị tên lửa JuLang-2 (JL-2) hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn, tầm bắn 8.700 dặm (14.000km), có thể phóng tới các thành phố lớn của Mỹ.
Giới phân tích cho rằng, sở dĩ Trung Quốc mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu ngầm tấn công là do một số nguyên nhân như: Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng thủ, hạn chế khả năng can thiệp của Mỹ, thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng đánh chặn hạt nhân... Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất theo các chuyên gia nhận định đó là nhằm mục đích răn đe các nước trong khu vực để thực hiện ý đồ của mình, đặc biệt trong bối cảnh các tranh chấp trên khu vực biển Hoa Đông đang ngày càng gia tăng.
Ủy ban Đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung Quốc (UCESRC) cảnh báo các quan chức Mỹ rằng, cán cân quyền lực tại Đông Á sẽ thay đổi nếu việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc tiếp tục diễn ra như tốc độ hiện tại. "Đến năm 2020, Trung Quốc có khả năng trở thành quốc gia đóng tàu chiến hàng đầu thế giới, vượt qua Mỹ về số lượng tàu ngầm, tàu chiến mà Bắc Kinh đóng hằng năm", ủy ban này cho biết.
Răn đe Mỹ, liệu có thể?
Sau khi tin tức về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc được công bố, tờ Thời báo Oa-sinh-tơn của Mỹ đã có bài viết dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ được sử dụng như một phương tiện để răn đe Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Đô đốc Hải quân Mỹ Giô-na-than Gri-nớt (Jonathan Greenert) đã lên tiếng bác bỏ mối đe dọa này. Ông cho rằng, tên lửa đạn đạo Trung Quốc muốn bắn hạ được mục tiêu trước hết cần phải có khả năng tàng hình và độ chính xác cao. Quan trọng hơn là tên lửa này phải vượt qua được các hệ thống cảnh báo và tên lửa đánh chặn khi đến gần được biên giới Mỹ, mà điều này là hoàn toàn không thể. Đô đốc Gri-nớt cũng cho biết, các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Mỹ mặc dù đã khá cũ và ít được nâng cấp do chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ, song vẫn dư khả năng bảo vệ an toàn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quân đội.
Thêm vào đó, báo cáo của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ cũng cho rằng, những tàu ngầm động cơ diesel của Trung Quốc thiếu sự cơ động trong tác chiến. "Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chỉ có thể liên hệ ở mức giới hạn với hạm đội tàu ngầm khi chúng thực hiện nhiệm vụ ngoài biển. Hơn nữa, các tàu ngầm của Trung Quốc chỉ chú trọng tối ưu hóa nhằm tấn công các mục tiêu trên mặt nước, trong khi hệ thống vũ khí và khả năng dò tìm tàu ngầm đối phương bằng sóng siêu âm (sonar) rất yếu. Vì vậy, tàu ngầm Trung Quốc ít có khả năng ngăn chặn tàu ngầm Mỹ" - báo cáo của Lầu Năm Góc viết.
Báo cáo này cũng cho hay, khả năng "tàng hình" là một trong những lợi thế của tàu ngầm. Phần lớn các hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc vẫn là động cơ diesel, hầu hết trong số này được mua từ Nga trong những năm 90 và thập niên đầu của thế kỷ 21, vì vậy khả năng kiểm soát tiếng ồn có phần hạn chế. Trong khi đó, Mỹ lại sử dụng hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS), một mạng lưới cảm biến rộng khắp được đặt tại các "nút thắt" dưới lòng đại dương. Nó cho phép Oa-sinh-tơn phát hiện và theo dõi tàu ngầm thông qua tiếng ồn, từng được sử dụng trong Chiến tranh Lạnh để theo dõi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô.
Song theo Defense News, Trung Quốc đang phát triển Lớp 096-thế hệ tiếp theo của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Theo báo cáo của UCESRC, Trung Quốc dự kiến sẽ "cải thiện phạm vi hoạt động, khả năng tàng hình và sát thương" của tàu ngầm hạt nhân. Điều này có thể mang tới mối đe dọa cho các vùng lãnh thổ Mỹ ở ngoài lục địa Mỹ, bao gồm khu vực A-la-xca, Gu-am và cho cả các tàu chiến Mỹ trong khu vực này.
Theo QĐND
Hàng ngàn con vạc quý trú ngụ trong vườn chùa Gần 10 năm nay, khu vườn chùa Đường Xuồng Mới (ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) xuất hiện đàn vạc lên đến hàng ngàn con về trú ngụ, làm tổ. Theo Hòa thượng Trần Nhiếp (sư cả trong chùa) cho biết, ban đầu đàn vạc chỉ vài chục con mùa mưa về đây trú ẩn vì có...