Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ra đời từ mô hình đồ chơi của Mỹ
“Cha đẻ” tàu ngầm hạt nhân lớp Hán Type 091 của Trung Quốc vừa có tiết lộ đầy bất ngờ trên kênh truyền hình địa phương, khi khẳng định thực chất họ học lỏm thiết kế của Mỹ dựa trên 2 mô hình tàu ngầm đồ chơi của nước này.
Changzheng 6, tàu ngầm hạt nhân hình giọt nước duy nhất của Trung Quốc (Ảnh: CNS)
Tuyên bố trên được ông Huang Xuhua, người đứng đầu nhóm thiết kế tàu ngầm hạt nhân Type 091 lớp Hán của Trung Quốc, tiết lộ với kênh truyền hình Thâm Quyến.
Năm 1983, ông Huang được giao nhiệm vụ thay thế ông Peng Shilu, trong vai trò thiết kế trưởng dự án tàu ngầm hạt nhân lớp Hán. Khi đó ông tranh luận rằng hình dáng ống thẳng không còn phù hợp với các tàu ngầm hạt nhân, vốn hoạt động ở tốc độ cao, tại độ sâu có thể lên tới 300m.
Ông Huang tin rằng con tàu sẽ chịu ma sát thấp nhất đồng thời duy trì được sự ổn định cao khi xuống sâu nếu thân tàu có hình dáng giống giọt nước. Trong thời kỳ đó, Trung Quốc không thể nhận hỗ trợ kỹ thuật từ bất kỳ quốc gia nào, do bị cấm vận công nghệ bởi Mỹ và Liên Xô (cũ).
Video đang HOT
Theo ông Huang, Mỹ thường thực hiện 3 bước để phát triển tàu ngầm hạt nhân hình giọt nước của mình. Trước tiên tìm cách họ lắp đặt một lò phản ứng hạt nhân vào các tàu ngầm hình trụ thông. Sau đó họ thiết kế một tàu ngầm thông thường mang hình giọt nước. Và cuộc cùng họ đặt lò phản ứng hạt nhân vào một tàu ngầm có thân hình giọt nước.
Trung Quốc quyết định phải thực hiện 3 bước này chỉ trong một, do không có đủ thời gian. Do vậy, họ đã mua các tàu ngầm đồ chơi do Mỹ sản xuất, một chiếc đem từ Mỹ về và chiếc kia mua tại Hồng Kông.
Với 2 món đồ chơi kích thước khác nhau đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã học lỏm cách thiết kế tàu ngầm hình giọt nước của Mỹ, bằng cách tháo dời các bộ phận. Và đó chính là lý do vì sao Trung Quốc có thể cho ra đời chiếc tàu ngầm hạt nhân hình giọt nước đầu tiên.
Theo Want China Times
Mỹ bác tin Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 30/1 bác bỏ thông tin tình báo gần đây cho rằng lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của Bình Nhưỡng đã được tái khởi động và cho biết, những dấu hiệu khả nghi mới phát hiện chỉ là tình trạng đã tồn tại ở lò phản ứng này nhiều tháng trước đó.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller. (Ảnh: Yonhap)
Theo hãng tin KBS của Hàn Quốc, tại hội nghị giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí hạt nhân ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hôm 30/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller đã bác bỏ khả năng Bình Nhưỡng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân chuyên sản xuất nhiên liệu để chế tạo bom nguyên tử Yongbyon sau 5 tháng ngừng hoạt động.
Vài ngày trước đó, trang web 38 North (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) chuyên về Triều Tiên của Viện nghiên cứu Triều-Mỹ trực thuộc trường Đại học Johns Hopkins cho biết Bình Nhưỡng nhiều khả năng đang nỗ lực tái khởi động lò phản ứng tại Yongbyon thuộc tỉnh Pyongan.
Trang 38 North cho hay có những dấu hiệu khả nghi từ hình ảnh thu được từ vệ tinh mới đây, trong đó có dòng nước nóng chảy ra từ một đường ống tại một công trình có chứa tổ máy hoạt động và hơi nước bốc lên từ các nóc của các tòa nhà vận hành lò phản ứng và tuabin.
Hình ảnh vệ tinh khả nghi thu được tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon. (Nguồn: AFP)
Bà Gottemoeller, người phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay những hình ảnh do 38 North phát hiện chỉ là "sự tiếp tục của tình trạng đã tồn tại".
KBS đưa tin bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phù hợp với thông báo từ chính quyền Hàn Quốc cho rằng các dấu hiệu khả nghi nêu trên dã được nhận thấy từ nhiều tháng trước đây.
Trong cuộc họp giải trừ quân bị và không phổ biến hạt nhân Hàn-Mỹ định kỳ năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách các vấn đề đa phương và toàn cầu Shin Dong-ik và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller đã thảo luận các vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên, đàm phán hạt nhân với Iran, Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân.
Thoa Phạm
Theo Dantri/KBS
NATO sẽ triển khai quân sự tại 6 nước Đông Âu nhằm đối phó Nga NATO dự định triển khai các tiểu đơn vị tại 6 nước Đông Âu như một phần của kế hoạch xây dựng lực lượng phản ứng nhanh nhằm đối phó Nga. Kế hoạch này sẽ được đưa ra bàn bạc trong Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng NATO ngày 5/2 tới. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương...