Tàu ngầm hạt nhân Nga trục trặc, trôi dạt gần Đan Mạch
Một tàu ngầm hạt nhân của Nga gặp sự cố với hệ thống đẩy khiến tàu trôi dạt bên trong lãnh hải của Đan Mạch.
Thủy thủ tàu ngầm Orel của Nga đứng trên tàu trước khi sự cố xảy ra (Ảnh: Hải quân Đan Mạch).
Theo The Drive , sự việc xảy ra vào ngày 30/7, khi tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Oscar-II Orel của Nga gặp phải trục trặc với hệ thống đẩy khi nó đang đi qua khu vực lãnh hải Đan Mạch trên biển Baltic, gần với thành phố lớn thứ 2 của nước này, Aarhus.
Trên Facebook, hải quân Đan Mạch đã thông báo về sự cố của tàu ngầm Nga, cho rằng “nó sẽ đi vào lịch sử vì vừa kịch tính lại vừa thú vị khi tàu Orel gặp trục trặc với hệ thống đẩy và trôi dạt với tốc độ 2,78 km/h về phía đảo Sejero”.
Hải quân Nga đã chuẩn bị phương án lai dắt con tàu trước khi nó hoạt động bình thường trở lại sau sự cố. Chi tiết về vụ việc chưa được công bố rõ ràng.
Video đang HOT
Theo trang tin Barents Observer , tàu Orel khi gặp sự cố đã di chuyển cùng với tàu khu trục tên lửa chống ngầm lớp Udaloy, Phó Đô đốc Kulakov từ St.Petersburg trên hành trình tới Bán đảo Kola. Thủy thủ đoàn của tàu Orel đã trèo lên trên boong trước khi sự cố xảy ra và mặc sẵn áo phao cứu hộ, trong khi tàu kéo Altai của Hạm đội Phương Bắc đã tiếp cận tàu Orel và mang theo dây thừng.
Tàu kéo Altai mang theo dây thừng tiếp cận tàu Orel khi sự việc xảy ra (Ảnh: Hải quân Đan Mạch).
Tàu tuần tra Đan Mạch HDMS Diana cũng tiếp cận tàu Orel và đề nghị được hỗ trợ, nhưng không thể kết nối tín hiệu vô tuyến với tàu ngầm Nga. Sau đó, thủy thủ đoàn tàu Phó Đô đốc Kulakov đã từ chối khéo đề nghị từ Đan Mạch. Tàu Diana đã hộ tống tàu Orel khi sự việc xảy ra.
Theo The Drive , không có cách nào để ra hoặc vào biển Baltic mà không đi qua lãnh hải của Đan Mạch và Thụy Điển, vì vậy, các chiến hạm nước ngoài thường được các tàu của hải quân 2 nước trên hộ tống khi di chuyển qua khu vực này. Chiến hạm nước ngoài được phép đi qua khu vực này theo quy định quốc tế về đi lại vô hại, miễn là chúng đáp ứng các tiêu chí trong Điều 19 của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Để đi qua biển Baltic, tàu nước ngoài phải di chuyển qua lãnh hải của Đan Mạch và Thụy Điển (Ảnh: Britannica).
Tiêm kết hợp AstraZeneca và vắc xin mRNA giảm 88% nguy cơ nhiễm virus
Một viện nghiên cứu của Đan Mạch công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca với một liều vắc xin công nghệ mRNA mang lại hiệu quả bảo vệ khá cao trước virus.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu chương trình tiêm chủng kết hợp giữa các loại vắc xin Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Viện nghiên cứu State Serum (SSI) của Đan Mạch ngày 2/8 cho biết, việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19 của AstraZeneca với liều thứ 2 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna đều mang lại hiệu quả bảo vệ tốt.
Hơn 144.000 người Đan Mạch, hầu hết là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi, đã tiêm mũi đầu tiên của AstraZeneca và sau đó tiêm mũi thứ 2 là một trong hai vắc xin dùng công nghệ mRNA kể trên.
"Nghiên cứu chỉ ra rằng, 14 ngày sau khi trải qua liệu trình tiêm kết hợp các vắc xin, nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ở người được tiêm giảm 88% so với những người chưa tiêm chủng", báo cáo của SSI kết luận.
Viện nghiên cứu này đánh giá đây là "tỷ lệ cao", so với mức 90% hiệu quả mang lại từ việc tiêm cả 2 liều của Pfizer-BioNTech, theo một nghiên cứu khác của Đan Mạch được thực hiện trước đó.
Nghiên cứu mới nhất của SSI xem xét dữ liệu trong 5 tháng từ tháng 2 tới tháng 6 năm nay - thời điểm mà biến chủng Alpha chiếm ưu thế tại quốc gia châu Âu. Báo cáo không đề cập tới con số hiệu quả với Delta, biến chủng đang lây lan ở Đan Mạch hiện tại.
Ngoài ra, báo cáo cũng không cung cấp thông tin về hiệu quả của việc tiêm kết hợp nhằm ngăn ca tử vong hoặc nhập viện vì Covid-19, vì không ai trong nghiên cứu thiệt mạng hoặc mắc bệnh nặng phải vào viện sau khi được tiêm kết hợp 2 loại vắc xin.
Nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu cũng như tiến hành việc tiêm kết hợp các loại vắc xin Covid-19 khác nhau trong thời gian qua và có những kết quả khá tích cực.
Trước đó, hồi tháng 6, nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) thực hiện trên 850 người công bố hôm 28/6 chỉ ra rằng chiến lược tiêm kết hợp dù theo thứ tự AstraZeneca rồi tới Pfizer hay ngược lại đều có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch tốt hơn so với việc tiêm 2 liều AstraZeneca. Điều này có nghĩa là, việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin tạo ra nhiều hơn kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 - phần liên kết với tế bào người khi lây nhiễm.
Giáo sư từ Oxford Matthew Snape, tác giả nghiên cứu, cho biết kết quả trên có thể giúp các nước linh hoạt hơn trong việc đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng, trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang trong tình trạng thiếu vắc xin.
Châu Âu tăng cường sử dụng chứng chỉ xanh về COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chứng chỉ xanh về COVID-19 đã có hiệu lực ở Đan Mạch, Pháp và sắp tới là Italy. Hộ chiếu sức khỏe đang được tăng cường sử dụng tại các quốc gia châu Âu. Điều này cho phép người sở hữu là những người đã được tiêm chủng, khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính, được...