Tàu ngầm hạt nhân Mỹ va chạm ở vùng Vịnh
Kính tiềm vọng của một tàu ngầm Mỹ vừa va chạm với một con tàu ở vùng Vịnh nhưng không gây thiệt hại lớn nào về người và vật chất.
Tàu ngầm hạt nhân USS Jacksonville, lớp Los Angeles. Ảnh: USNavy
Tàu ngầm USS Jacksonville, thuộc lớp Los Angeles, đã “đâm vào một con tàu khi đang hoạt động tại vịnh Ba Tư” vào lúc 5 giờ sáng ngày 10/1, AFP dẫn báo cáo của Hạm đội 5 thuộc hải quân Mỹ.
Video đang HOT
“Jacksonville sau đó nổi lên để xem liệu có thiệt hại nào đối với con tàu không xác định này không”, hạm đội tuyên bố. Hạm đội cho biết con tàu này vẫn tiếp tục di chuyển, không thay đổi tốc độ, một dấu hiệu cho thấy không có tai nạn hoặc con tàu này không hề hay biết về vụ va chạm.
Thiệt hại đối với tàu ngầm chỉ giới hạn ở một trong hai chiếc kính tiềm vọng, còn lò phản ứng hạt nhân cũng như thiết bị đẩy của tàu “vẫn ở trong tình trạng an toàn”. Máy bay hải quân P-3 của Mỹ đã dò tìm trong khu vực và không phát hiện có mảnh vỡ nào trên mặt nước hay con tàu nào gặp vấn đề, các quan chức cho biết.
Bất cứ va chạm hàng hải nào liên quan đến tàu hải quân Mỹ trong vùng Vịnh cũng có khả năng châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Mỹ xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.
Tehran từng đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, nơi trung chuyển của một phần ba lượng dầu mỏ thế giới, để trả đũa lại các biện pháp trừng phạt quốc tế đòi nước này từ bỏ làm giàu uranium.
Theo VNE
Hàn Quốc xây căn cứ chứa tàu ngầm Mỹ
Đông Bắc Á sẽ có thêm một căn cứ đủ sức chứa tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân Mỹ giữa lúc khu vực nóng lên vì tranh chấp.
Tờ The Hankyoreh ngày 18.10 đăng lại tài liệu hải quân về căn cứ đang được xây dựng trên đảo Jeju của Hàn Quốc. Tài liệu này do nghị sĩ Kim Kwang-jin của đảng Liên minh Dân chủ lấy được từ Hải quân nước này. Theo đó, vũng tàu đậu dành cho tàu ngầm sẽ sâu đến 12 m trong khi các lớp tàu ngầm hiện nay lẫn sắp tới của Hàn Quốc chỉ cần sâu đến 9,3 m là đủ. Với độ sâu trên, giới quan sát cho rằng căn cứ trên hoàn toàn thích hợp đón tàu ngầm hạt nhân USS Hawaii của Mỹ. Tờ Japan Today dẫn lời giới chức giấu tên loan tin nơi đây sẽ là cảng chủ chốt của tàu hải quân Hàn Quốc lẫn Mỹ, đủ sức chứa 2 tàu ngầm, 20 tàu khu trục và tối đa 2 tàu sân bay. Bên cạnh đó, các báo Korea Herald và Korea Times đồng loạt đăng xã luận cho rằng Hàn Quốc cần tăng cường hải quân, đẩy nhanh xây căn cứ trên đảo Jeju và gia cố lực lượng tuần duyên để bảo vệ lãnh hải trước các diễn biến đáng ngại trong khu vực.
Chuyên gia Hàn Quốc xem xét hung khí trên tàu cá Trung Quốc - Ảnh: AFP
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đang căng thẳng do tranh chấp biển đảo. Seoul đang cùng Bắc Kinh tranh cãi về chủ quyền đối với đảo Ieodo/Tô Nham Tiêu cũng như việc ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc thường xuyên đánh bắt trái phép trong vùng biển Hàn Quốc. Hai nước đang bận rộn xử lý vụ ngư dân Trung Quốc thiệt mạng do trúng đạn cao su của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc tại Hoàng Hải. Bắc Kinh giận dữ yêu cầu Seoul điều tra kỹ lưỡng vụ việc. Đáp lại, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-yung kêu gọi Trung Quốc "bình tĩnh" đồng thời giải quyết dứt điểm tình trạng ngư dân nước này xâm phạm vùng biển của láng giềng. Bên cạnh đó, tờ Chosul Ilbo dẫn lời đại diện tuần duyên Hàn Quốc khẳng định họ sẽ tiếp tục dùng đạn cao su để đối phó sự chống trả quyết liệt của tàu cá Trung Quốc. Theo cáo buộc của phía Hàn Quốc, tàu cá Trung Quốc gắn chông thép chĩa ra từ thành tàu cũng như chở theo nhiều hung khí. Giới chức đang thẩm vấn 23 người Trung Quốc bị cho là đã dùng dao, cưa và cả mâu sắt để chống trả trong đợt truy bắt của lực lượng Hàn Quốc ngày 16.10.
Cũng trong ngày 18.10, Kyodo News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto tuyên bố nước này đang theo dõi chặt chẽ các đội tàu mà Bắc Kinh liên tục triển khai gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo cũng yêu cầu Bắc Kinh "phải có hành động thích đáng trong khi cân nhắc đến quan hệ song phương". Cùng ngày, theo Tân Hoa xã, tàu hải quân Trung Quốc sẽ tập trận chung với tàu ngư chính và hải giám trên biển Hoa Đông vào ngày 19.10 nhằm "tăng khả năng đối phó tình huống khẩn cấp với mục đích bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển".
Theo TNO
Mỹ phẩy tay đã có thể "tiêu diệt" tàu ngầm hiện đại nhất của đối phương Trung tuần tháng 11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung đã soạn thảo một bản báo cáo thường niên, trong đó có đề cập đến khả năng uy hiếp rất lớn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp "Tấn" của Trung Quốc. Ngày 14/11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh...