Tàu ngầm hạt nhân Mỹ sẽ ở lại bán đảo Triều Tiên
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Hàn Quốc cho biết, Mỹ sẽ tạm thời lưu lại một số vũ khí tham gia diễn tập quân sự chung giữa Hàn Quốc và Mỹ để theo dõi các động thái của Triều Tiên. Và rất có thể, tàu ngầm hạt nhân sẽ được Mỹ giữ lại.
Báo “JoongAng Ilbo” của Hàn Quốc cho biết, theo thỏa thuận lá chắn hạt nhân hiện có giữa Hàn Quốc và Mỹ, để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập quân sự chung mang tên “Giải pháp then chốt” (Key Resolve) và “Đại bàng non” (Foal Eagle). Ngoài ra, sau các cuộc diễn tập này, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ tiếp tục ở lại khu vực bán đảo Triều Tiên thêm một một thời gian nữa.
Tàu ngầm hạt nhân USS San Francisco (SSN-711) lớp Los Angeles của Mỹ đang tham dự diễn tập chung mang tên “Giải pháp then chốt” giữa Mỹ và Hàn Quốc
Video đang HOT
Hôm 11-3, một quan chức cấp cao của Chính phủ Hàn Quốc cho biết: “Khi CHDCND Triều Tiên phát động một cuộc tấn công hạt nhân, Hàn Quốc cũng có thể dựa vào vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản và Guam để ứng phó với mối đe dọa này. Nhưng để làm được việc này cần có một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần thiết phải triển khai trước vũ khí hạt nhân ở khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên”. Đồng thời cho biết, “Vũ khí tham gia diễn tập quân sự chung giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ không rút đi toàn bộ, sẽ tạm thời lưu giữ chúng lại để theo dõi các động thái của CHDCND Triều Tiên.”
Quan chức cấp cao này cho biết thêm: “Sau khi cuộc diễn tập quân sự chung “Đại bàng non” kết thúc vào cuối tháng 4-2013, sẽ tiếp tục tiến hành huấn luyện phối hợp lực lượng săn ngầm giữa Hàn Quốc và Mỹ và giữ lại trang bị có vũ khí hạt nhân của quân Mỹ. Còn trong tương lai, việc có triển khai hay không các vũ khí nay hiện chúng tôi đang tiếp tục xem xét”, đồng thời bổ sung: “Theo tôi được biết, chúng tôi đang thảo luận với Mỹ cụ thể những trang bị nào sẽ được giữ lại”.
Theo thông tin sơ bộ, tàu ngầm hạt nhân có thể trang bị đầu đạn hạt nhân của Mỹ cũng đã được hai bên đưa vào danh mục những trang bị đang được xem xét, thảo luận để có thể giữ lại ở bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTD
Liên Hợp Quốc: 'Đình chiến Triều Tiên còn hiệu lực'
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc khẳng định hiệp ước 60 năm tuổi giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn có giá trị và bất chấp sự hủy bỏ của Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Martin Nesirky. Ảnh: UN Photo
Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Martin Nesirky cho biết Hiệp ước kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và bất kỳ nước nào, Triều Tiên hay Hàn Quốc, đều không thể đơn phương hủy bỏ.
"Tôi xin nhấn mạnh rằng hiệp ước đình chiến vẫn có hiệu lực và vẫn có tính ràng buộc. Các điều khoản của thỏa thuận đình chiến không cho phép bất cứ bên nào đơn phương rút khỏi hiệp ước", AFP dẫn lời ông Martin Nesirky phát biểu trước Đại Hội đồng.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói rằng hiệp ước 60 năm tuổi vẫn giữ nguyên giá trị là một văn kiện "quan trọng". Tổng thư ký cũng kêu gọi Triều Tiên "tiếp tục tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận đình chiến đã được Đại Hội đồng thông qua", ông Nesirky cho hay.
Trước đó, Triều Tiên tuyên bố hủy hiệp ước kết thúc chiến tranh với Hàn Quốc và hiệp ước là "hoàn toàn không còn giá trị". Bình Nhưỡng đưa ra tuyên bố trên sau khi Liên Hợp Quốc ban hành lệnh trừng phạt đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng trước và để đáp trả cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc mà Bình Nhưỡng cho là khiêu khích và xâm lược.
Quân đội Hàn Quốc và Mỹ hôm qua vẫn tiến hành cuộc diễn tập quân sự "Giải pháp then chốt" theo kế hoạch, bất chấp việc Triều Tiên cắt đường dây liên lạc khẩn cấp liên Triều và đe dọa mở cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân.
Theo VNE
Bán đảo Triều Tiên "nóng ran" Ngày 11-3, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chung bất chấp những căng thẳng cao độ trên bán đảo Triều Tiên. Lập tức Triều Tiên đã có những phản ứng mạnh mẽ. Binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia diễn tập chung Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Thống nhất nước này...