Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã tới Hàn Quốc lần đầu sau 4 thập niên
Lần đầu tiên kể từ thập niên 1980, một tàu ngầm Mỹ trang bị tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân (SSBN) đến Hàn Quốc hôm nay 18.7, giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận chuyến thăm cảng của tàu ngầm USS Kentucky. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Nhà Trắng phụ trách Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, đã xác nhận chuyến thăm hiếm hoi của một tàu ngầm Mỹ trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
“Vào thời điểm chúng ta đang nói chuyện ở đây, một tàu ngầm hạt nhân Mỹ đang cập cảng Busan vào hôm nay 18.7″, Reuters dẫn lời ông Campbell nói tại cuộc họp báo ở Seoul. Điều phối viên Nhà Trắng đến Hàn Quốc để tham dự cuộc thảo luận của Nhóm Tham vấn Hạt nhân (NCG) đầu tiên với các quan chức chính quyền Seoul.
Nhóm Tham vấn Hạt nhân được thành lập với mục tiêu tăng cường sự phối hợp của liên minh Hàn-Mỹ trong bối cảnh bùng nổ xung đột hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Vì sao Triều Tiên tập trung phát triển tên lửa nhiên liệu rắn?
Sau khi phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào tuần trước, CHDCND Triều Tiên hôm 17.7 lên án NCG vì hành động thảo luận công khai việc sử dụng hạt nhân. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo liên minh Hàn-Mỹ không nên tiếp tục hành động phô diễn sức mạnh quân sự, bao gồm các chuyến thăm cảng Hàn Quốc của tàu ngầm Mỹ.
Ông Campbell không tiết lộ tên tàu ngầm Mỹ đang đến cảng Busan. Sau đó, Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận chuyến thăm của tàu ngầm và tên của nó là USS Kentucky, một tàu SSBN lớp Ohio.
Các tàu SSBN của Hải quân Mỹ dựa vào năng lực tàng hình để đảm bảo sự an toàn của bản thân con tàu và khả năng phóng tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân khi nổ ra xung đột. Những con tàu dạng này hiếm khi công khai xuất hiện tại các cảng nước ngoài.
Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang, Mỹ cam kết tăng cường việc triển khai các tài sản chiến lược đến Hàn Quốc, bao gồm tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa.
Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu SSBN. Trong đó, tàu ngầm lớp Ohio có thể mang theo 20 tên lửa Trident II D5, với mỗi quả có thể phóng tối đa 8 đầu đạn hạt nhân tấn công mục tiêu ở khoảng cách đến 12.000 km.
Biến thể phụ của Omicron lây lan, số ca mắc mới COVID-19 ở một loạt nước tăng mạnh
Trong khi số ca mắc mới COVID-19 hôm 21/7 của Hàn Quốc đã vượt mốc 70.000 ca ngày thứ 3 liên tiếp, dự kiến kỷ lục mới cũng được thiết lập tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo hãng tin Kyodo, Thủ đô Tokyo của Nhật Bản có thể sẽ ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ngày 21/7 vượt mốc 30.000 ca, hơn nhiều mức kỷ lục hồi đầu tháng 2 là 21.526 ca.
Trước đó, tổng số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận ngày 20/7 đã tăng lên mức cao chưa từng có là 152.536 ca, do sự lây lan của biến thể phụ BA.5 của biến thể Omicron. Trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản, 30 địa phương ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục trong đó tỉnh Kanagawa gần thủ đô Tokyo và tỉnh Aichi miền Trung ghi nhận số ca hơn 10.000 ca. Tại miền Tây Nhật Bản, Thống đốc Osaka, Hirofumi Yoshimura cảnh báo hệ thống y tế của tỉnh đang quá tải sau khi mới số ca tăng vọt.
Bất chấp sự gia tăng số ca mắc COVID-19, chính quyền Nhật Bản tái khẳng định sẽ không áp đặt các hạn chế di chuyển. Trong bối cảnh Nhật Bản bước vào kỳ nghỉ Hè, làn sóng dịch mới trên gây gia tăng lo ngại ngành du lịch và nhà hàng có thể bị ảnh hưởng.
Chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngày 21/7 cho biết có kế hoạch thành lập thêm các trung tâm xét nghiệm COVID-19 và mở rộng giờ hoạt động của các trung tâm hiện có nhằm đối phó với làn sóng dịch mới.
Theo đó, các trung tâm xét nghiệm COVID-19 tạm thời sẽ được thành lập tại 25 quận của thành phố, bắt đầu từ ngày 22/7. Ngoài ra, giờ hoạt động của các trung tâm xét nghiệm hiện nay tại các trung tâm y tế công và các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 sẽ được kéo dài đến 6 giờ chiều vào các ngày cuối tuần trong khi các trung tâm xét nghiệm tạm thời mới sẽ hoạt động đến 9 giờ tối. Các trung tâm này cũng sẽ lần lượt mở cửa vào thứ 7 và Chủ nhật để mở rộng xét nghiệm COVID-19 vào cuối tuần.
Số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 21/7 của Hàn Quốc đã vượt mốc 70.000 ca ngày thứ 3 liên tiếp, tăng mạnh so với số 38.196 ca 1 tuần trước đó, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể phụ của Omicron.
Tại Ấn Độ, số ca mắc mới COVID-19 ngày 21/7 đã vượt mốc 21.000 ca. Theo số liệu của Bộ Y tế liên bang ngày 21/7, tổng cộng 21.566 ca mắc mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 43.825.185 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 45 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 525.870 ca kể từ đầu dịch. Tỉ lệ dương tính theo ngày tăng lên 4,25% và tỉ lệ dương tính theo tuần là 4,51%.
Theo Bộ Y tế liên bang, số vaccine phòng COVID-19 được tiêm tính đến ngày 17/7 đã vượt 2 tỷ liều. Chính phủ Ấn Độ hiện tập trung thúc đẩy tiêm liều tăng cường trong bối cảnh việc tiêm liều thứ 3 đang diễn ra chậm. Chương trình tiêm liều tăng cường miễn phí cho toàn bộ người trưởng thành tại các trung tâm của chính quyền bắt đầu triển khai hồi tuần trước.
Giới chức y tế Ấn Độ lo ngại các biến thể phụ BA.5 và BA.2.75 có thể lây lan nhanh và tìm cách tránh né khả năng miễn dịch.
Nguy cơ các biến thể phụ của Omicron gây ra làn sóng dịch thứ 6 tại Hàn Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, một số chuyên gia y tế Hàn Quốc đang thúc giục chính phủ áp đặt lại các biện pháp giãn cách xã hội ở mức độ nào đó trước khi tình hình lây nhiễm mới vượt khỏi tầm kiểm soát. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 17/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN Khuyến nghị được đưa...