Tàu ngầm hạt nhân Mỹ bị đâm toác đầu vẫn thoát hiểm ngoạn mục
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS San Francisco vẫn về cảng an toàn sau khi đâm vào một mỏm núi ngầm với vận tốc hơn 50 km/h, khiến mũi tàu bị vỡ nát.
Tàu ngầm USS San Francisco của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia
USS San Francisco là mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Los Angeles, được khởi công đóng tại nhà máy đóng tàu Newport News năm 1977 và biên chế chính thức cho hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vào năm 1981.
Ngày 8/1/2005, khi đang thực hiện hành trình từ đảo Guam tới Brisbane, Australia, chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này gặp phải một biến cố bất ngờ.
Khi còn cách đảo Guam khoảng 580 km về hướng đông nam, thuyền trưởng đi ăn trưa, sĩ quan điều khiển tàu, vốn rất tin tưởng vào hải trình được vẽ dựa theo bản đồ đáy biển và được ban chỉ huy thống nhất, đã tăng tốc độ và hạ thấp độ lặn của tàu xuống 121-160 m.
Khi đi qua dãy núi của quần đảo Caroline, chiếc tàu ngầm đột ngột khựng lại, một âm thanh va đập rất lớn vang lên khiến tất cả thủy thủ bị hất văng khỏi vị trí. Nhiều người bị gãy xương và chấn thương phần mềm do va đập mạnh vào các đồ đạc trên tàu. “Cảnh tưởng trông như một lò mổ với máu chảy khắp mọi nơi”, một thủy thủ nhớ lại.
Tổng cộng 98 thủy thủ bị thương, trong đó thợ máy Joseph Allen Ashley bị thương nặng và tử vong vào ngày hôm sau.
Đau đớn vì chấn thương, toàn bộ thủy thủ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với chiếc tàu ngầm. Kíp lái nhanh chóng kích hoạt hệ thống nổi khẩn cấp. Do bể dằn để chứa nước phía trước bị hư hại, USS San Francisco phải mất 30 giây mới nổi lên được mặt nước.
Video đang HOT
Phần mũi của USS San Francisco bị hư hại nặng sau cú va chạm. Ảnh: History
Báo cáo thiệt hại tại chỗ cho thấy các khoang bên trong tàu vẫn còn nguyên vẹn, các ngư lôi Mk 48 và tên lửa hành trình Tomahawk không hề hấn gì, may mắn nhất là lò phản ứng hạt nhân không bị hư hại.
Đơn độc ở Thái Bình Dương, USS San Francisco buộc phải thực hiện hành trình dài 30 giờ để quay trở lại cảng Apra ở Guam.
Kết quả điều tra sau đó kết luận tàu đã đâm phải một mỏm núi ngầm cao khoảng 2000 m dưới đáy đại dương, do dãy núi này không có mặt trong bản đồ đáy biển được Cục Bản đồ Bộ Quốc phòng Mỹ vẽ năm 1989 mà các thủy thủ dựa vào để xác định hải trình.
Theo một nghiên cứu của Đại học Massachusetts năm 2008, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, các dãy núi ngầm trong khu vực này đã cao hơn 30 m, nhưng không được Cục Bản đồ cập nhật, bởi đây là vùng biển không có trong danh sách ưu tiên của Lầu Năm Góc kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Sau khi được sửa chữa, USS San Francisco tiếp tục hành trình đến quân cảng Puget Sound, ở Washington. Tại đây phần mũi tàu hư hại nặng đã được tháo dỡ và thay thế bằng phần mũi của USS Honolulu sắp nghỉ hưu.
Theo các chuyên gia quân sự, ngoài phản ứng nhanh nhẹn và dũng cảm của thủy thủ đoàn, chương trình SUBSAFE với mục đích đảm bảo sự chắc chắn của thân tàu và thời gian tàu nổi lên mặt nước, cùng ưu tiên đảm bảo an toàn cho những lò phản ứng hạt nhân là hai nguyên nhân chính khiến USS San Francisco sống sót sau cú va chạm mạnh như vậy.
Sự kiện này sau đó được đánh giá là một biểu tượng cho những nỗ lực làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình của lực lượng tàu ngầm Mỹ.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Sự cố khiến tàu ngầm Nga xé rách bụng tàu ngầm hạt nhân Mỹ
Những hạn chế về công nghệ thủy âm khiến hai chiếc tàu ngầm hạt nhân Nga và Mỹ không thể phát hiện ra nhau ở vùng biển nông nên đâm vào nhau.
Tháp chỉ huy của Kostroma sau vụ va chạm. Ảnh: Reddit.
Ngày 11/1/1992, hai tháng sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ muốn giám sát chặt chẽ Hải quân Nga nên đã huy động tàu ngầm hạt nhân USS Baton Rouge thực hiện hoạt động gián điệp bí mật ở vùng biển nông ngoài khơi đảo Kildin, cách quân cảng Murmansk của Nga hơn 22 km, theo National Interest.
Lúc 8h16, tàu USS Baton Rouge bất ngờ bị va chạm mạnh từ phía dưới, khiến bụng tàu bị rách toạc một đường dài, bể nước dằn xuất hiện nhiều vết nứt. USS Beton Rouge không mang theo vũ khí hạt nhân, nhưng cú va chạm mạnh có nguy cơ làm thủng lò phản ứng hạt nhân trên tàu, gây nhiễm xạ nặng cho vùng biển xung quanh.
Các thủy thủ Mỹ trên tàu ngầm không thể ngờ được rằng vật thể va chạm với họ lại là B-276 Kostroma, một tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945 Barrakuda có kích thước khổng lồ của Nga.
Trước lúc va chạm, chiếc Kostroma đang trong quá trình nổi lên từ phía dưới tàu ngầm Mỹ với tốc độ hành trình gần 13 km/h. Tháp chỉ huy của tàu Nga đâm vào bụng tàu ngầm Mỹ, khiến khu vực này bị vỡ nát một phần. Nhiều mảnh vỏ cách âm của tàu ngầm Mỹ găm đầy trên vỏ tháp chỉ huy của Kostroma.
May mắn là một thảm họa hạt nhân đã không xảy ra, khi lò phản ứng trên cả hai tàu ngầm đều không bị hư hại sau va chạm. Tàu ngầm Mỹ lượn vòng quanh và phát tín hiệu liên lạc với tàu ngầm Nga để đảm bảo không có sự cố nghiêm trọng xảy ra, sau đó hai tàu quay về cảng để sửa chữa.
Dù USS Baton Rouge mới chỉ hoạt động 17 năm, chi phí sửa chữa dự tính sau tai nạn quá lớn buộc Mỹ đã loại biên tàu này vào tháng 1/1995. Về phần mình, tàu ngầm Kostroma được đại tu và ra khơi năm 1997, phục vụ trong biên chế Hải quân Nga cho đến ngày nay. Các thủy thủ Nga đã sơn dấu hiệu lên tháp chỉ huy tàu để đánh dấu việc "đánh bại" tàu USS Baton Rouge.
Vụ tai nạn này gây ra sự cố ngoại giao đầu tiên giữa Mỹ và Nga từ sau khi Liên Xô tan rã. Ngoại trưởng Mỹ James Baker phải gặp riêng Tổng thống Nga Boris Yeltsin để trấn an rằng Mỹ sẽ không tiến hành thêm các hoạt động do thám ở vùng biển gần Nga.
Nguyên nhân va chạm
Các chuyên gia quân sự cho rằng vụ va chạm giữa USS Baton Rouge và tàu Kostroma cho thấy những điểm hạn chế trong công nghệ thủy âm được các kíp tàu ngầm sử dụng để phát hiện mục tiêu và tránh các trường hợp đâm nhau.
Chuyên gia Sebastien Roblin cho rằng trong vùng biển nông, độ nhiễu nền đến từ các hoạt động trên mặt đất tăng gấp 10 lần, khiến việc phát hiện ra tín hiệu âm thanh của một tàu ngầm là điều rất khó. Ngay cả khi bắt được tín hiệu, các sóng âm này rất khó phân biệt trên nền nhiễu âm dày đặc.
Nhà phân tích Eugene Miasnikov ước tính tầm trinh sát của hệ thống định vị thủy âm (sonar) thụ động trên tàu ngầm Kostroma trong môi trường như vậy chỉ khoảng 100-200 m, thậm chí ngắn hơn nếu thời tiết xấu. Tàu ngầm Nga khó có thể phát hiện USS Baton Rouge nếu tiếp cận ở góc 60 độ từ bên dưới.
USS Baton Rouge trong một chuyến thử nghiệm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm Nga ít có cơ hội phát hiện USS Baton Rouge có độ ồn thấp hơn. Các thiết bị cảm biến chống ngầm của Kostroma có tầm hoạt động chỉ 3-5 km trong điều kiện như vậy, chưa đủ để xác định vị trí đối phương. Việc triển khai sonar kéo sau để tăng tầm trinh sát là không khả thi tại vùng biển nông, nên nó không được sử dụng.
Hệ thống sonar chủ động có thể giúp kíp tàu ngầm phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, nhưng cũng dễ dàng bộc lộ vị trí của mình trước đối phương. USS Baton Rouge không sử dụng sonar chủ động trong quá trình do thám để đảm bảo bí mật, nên nó cũng không phát hiện được tàu Kostroma. Bản thân tàu ngầm Nga cũng không bật radar chủ động, khiến tàu Mỹ không có cách nào thu tín hiệu từ đối phương. Kết quả là hai tàu gần như không "nhìn" thấy nhau dù ở khoảng cách rất gần, khiến va chạm xảy ra.
Điều đó giải thích lý do các tàu ngầm kích cỡ lớn không thể phát hiện đối phương, ngay cả khi ở khoảng cách rất gần, cho tới khi đâm vào nhau. Vụ va chạm giữa tàu ngầm hạt nhân Triomphant của Pháp và Vanguard của Anh vào năm 2009 cho thấy nguy cơ này vẫn hiện hữu, ngay cả với các khí tại hiện đại ngày nay.
Duy Sơn
Theo VNE
Đội tàu ngầm hạt nhân Mỹ thiếu tiền để đại tu Khoản ngân sách 773 triệu USD để đại tu hạm đội tàu ngầm chiến lược chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, dù đề xuất này sắp hết hạn vào ngày 9/12. Một tàu ngầm lớp Ohio đang tuần tra trên biển. Ảnh: Sputnik. Lầu Năm Góc đề xuất khoản chi 773 triệu USD trong năm tài khóa 2017 để nâng cấp hạm...