Tàu ngầm hạt nhân Iran: Hiện thực không xa
Iran mới đây thông báo, nước này có kế hoạch đóng chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong thời gian tới. Thông tin này đang khiến các cường quốc phương Tây lo lắng “phát sốt”. Các nước này cho rằng, đây có thể chỉ là cái cớ để nước CH Hồi giáo tiếp tục làm giàu uranium ở mức độ cao hơn trong một nỗ lực nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia phương Tây nghi ngờ năng lực của Iran trong việc chế tạo những chiếc tàu ngầm tinh vi mà chỉ có những cường quốc mạnh hàng đầu thế giới mới có thể có được. Tuy nhiên, điều mà những nước này lo sợ là, Iran có thể dùng kế hoạch phát triển tàu ngầm hạt nhân làm cái cớ, làm vỏ bọc để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hạt nhân nhạy cảm. Sở dĩ phương Tây lo lắng như vậy là vì tàu ngầm hạt nhân chỉ có thể chạy được bằng nhiên liệu uranium đã qua tinh chế ở cấp độ cao, thích hợp với lõi chất nổ trong một đầu đạn hạt nhân.
“Những chiếc tàu ngầm như thế thường sử dụng nhiên liệu uranium đã được làm giàu ở mức độ tinh khiết cao. Iran không thể tìm được nguồn nhiên liệu này ở nước ngoài bởi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ. Vì vậy, nước này có thể lấy cớ là thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu ở nước ngoài để cho phép mình tiếp tục theo đuổi con đường làm giàu uranium”, cựu thanh sát viên Liên Hợp Quốc – ông Olli Heinonen nhận định. Ông Heinonen hiện tại đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Các vấn đề quốc tế thuộc trường đại học danh tiếng Harvard.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Mark Fitzpatrick, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở London, Anh, cho rằng, rất khó và đắt đỏ để chế tạo những chiếc tàu ngầm hạt nhân. Vì thế, “Iran sẽ không thể sản xuất được một chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây rõ ràng là một cái cớ để Iran làm giàu uranium ở cấp độ trên 20%”.
Để sản xuất vũ khí hạt nhân, người ta cần phải có nhiêu liệu uranium được làm giàu ở mức độ tinh khiết 90%. Đây cũng chính là loại nhiên liệu uranium được sử dụng trong các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Bất kỳ động thái nào của Iran nhằm làm giàu uranium ở cấp độ cao hơn đều khiến Mỹ và các nước đồng minh phương Tây lo lắng. Mỹ và phương Tây luôn nghi ngờ Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, Tehran luôn bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ vì mục đích dân sự.
Sự thách thức của Iran và viễn cảnh đối đầu quân sự
Không tin vào lời khẳng định về bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân Iran, phương Tây tìm mọi cách để ép cho Tehran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của nước này. Ngoài các biện pháp ngoại giao, trừng phạt, phương Tây đã nhiều lần ám chỉ sẽ sử dụng đến cả lựa chọn quân sự để phá huỷ chương trình hạt nhân của Iran.
Bất chấp sự dồn ép và đe dọa của các cường quốc phương Tây, Tehran không hề nao núng. Nước này tuyên bố sẽ không lùi dù chỉ một cm trong vấn đề hạt nhân.
Để gây sức ép mạnh hơn với Iran, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 1/7 chính thức áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran. Đáp lại động thái này, Iran đã tỏ thái độ thách thức bằng việc tiến hành một cuộc tập trận tên lửa và thông báo kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân.
Những diễn biến trên khiến cho cuộc chiến ngoại giao giữa Iran và các cường quốc xung quanh chương trình hạt nhân của nước CH Hồi giáo trở nên căng thẳng hơn. Tình hình này có thể phá vỡ các nỗ lực ngoại giao trong thời gian qua nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Iran. Trong năm nay, 6 cường quốc gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã tiến hành nhiều vòng đàm phán hạt nhân với Iran. Tuy nhiên, đến nay, các cuộc đàm phán đều thất bại trong việc tạo ra được một bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
Trước tình hình cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đang có chiều hướng xấu đi, nhiều người lo ngại về viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự.
Kể từ sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tung ra một bản báo cáo hồi cuối năm ngoái, trong đó nói rằng Tehran đang bí mật sản xuất bom nguyên tử, Mỹ, các cường quốc phương Tây và Israel dường như ngày càng muốn tấn công Iran hơn.
Theo VNMedia
Các cường quốc lại "điên đầu" vì tàu ngầm Iran
Iran mới đây thông báo, nước này có kế hoạch đóng chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong thời gian tới. Thông tin này đang khiến các cường quốc phương Tây lo lắng "phát sốt". Các nước này cho rằng, đây có thể chỉ là cái cớ để nước CH Hồi giáo tiếp tục làm giàu uranium ở mức độ cao hơn trong một nỗ lực nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia phương Tây nghi ngờ năng lực của Iran trong việc chế tạo những chiếc tàu ngầm tinh vi mà chỉ có những cường quốc mạnh hàng đầu thế giới mới có thể có được. Tuy nhiên, điều mà những nước này lo sợ là, Iran có thể dùng kế hoạch phát triển tàu ngầm hạt nhân làm cái cớ, làm vỏ bọc để tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hạt nhân nhạy cảm. Sở dĩ phương Tây lo lắng như vậy là vì tàu ngầm hạt nhân chỉ có thể chạy được bằng nhiên liệu uranium đã qua tinh chế ở cấp độ cao, thích hợp với lõi chất nổ trong một đầu đạn hạt nhân.
"Những chiếc tàu ngầm như thế thường sử dụng nhiên liệu uranium đã được làm giàu ở mức độ tinh khiết cao. Iran không thể tìm được nguồn nhiên liệu này ở nước ngoài bởi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ. Vì vậy, nước này có thể lấy cớ là thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu ở nước ngoài để cho phép mình tiếp tục theo đuổi con đường làm giàu uranium", cựu thanh sát viên Liên Hợp Quốc - ông Olli Heinonen nhận định. Ông Heinonen hiện tại đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Các vấn đề quốc tế thuộc trường đại học danh tiếng Harvard.
Trong khi đó, ông Mark Fitzpatrick, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở London, Anh, cho rằng, rất khó và đắt đỏ để chế tạo những chiếc tàu ngầm hạt nhân. Vì thế, "Iran sẽ không thể sản xuất được một chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây rõ ràng là một cái cớ để Iran làm giàu uranium ở cấp độ trên 20%".
Để sản xuất vũ khí hạt nhân, người ta cần phải có nhiêu liệu uranium được làm giàu ở mức độ tinh khiết 90%. Đây cũng chính là loại nhiên liệu uranium được sử dụng trong các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Bất kỳ động thái nào của Iran nhằm làm giàu uranium ở cấp độ cao hơn đều khiến Mỹ và các nước đồng minh phương Tây lo lắng. Mỹ và phương Tây luôn nghi ngờ Iran đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc một chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, Tehran luôn bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ vì mục đích dân sự.
Sự thách thức của Iran và viễn cảnh đối đầu quân sự
Không tin vào lời khẳng định về bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân Iran, phương Tây tìm mọi cách để ép cho Tehran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của nước này. Ngoài các biện pháp ngoại giao, trừng phạt, phương Tây đã nhiều lần ám chỉ sẽ sử dụng đến cả lựa chọn quân sự để phá huỷ chương trình hạt nhân của Iran.
Bất chấp sự dồn ép và đe dọa của các cường quốc phương Tây, Tehran không hề nao núng. Nước này tuyên bố sẽ không lùi dù chỉ một cm trong vấn đề hạt nhân.
Để gây sức ép mạnh hơn với Iran, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 1/7 chính thức áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran. Đáp lại động thái này, Iran đã tỏ thái độ thách thức bằng việc tiến hành một cuộc tập trận tên lửa và thông báo kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân.
Những diễn biến trên khiến cho cuộc chiến ngoại giao giữa Iran và các cường quốc xung quanh chương trình hạt nhân của nước CH Hồi giáo trở nên căng thẳng hơn. Tình hình này có thể phá vỡ các nỗ lực ngoại giao trong thời gian qua nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân mang tên Iran. Trong năm nay, 6 cường quốc gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã tiến hành nhiều vòng đàm phán hạt nhân với Iran. Tuy nhiên, đến nay, các cuộc đàm phán đều thất bại trong việc tạo ra được một bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
Trước tình hình cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đang có chiều hướng xấu đi, nhiều người lo ngại về viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự.
Kể từ sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tung ra một bản báo cáo hồi cuối năm ngoái, trong đó nói rằng Tehran đang bí mật sản xuất bom nguyên tử, Mỹ, các cường quốc phương Tây và Israel dường như ngày càng muốn tấn công Iran hơn.
Theo VNMedia
Lính thủy đánh bộ Nga ồ ạt đến Syria? Hãng tin Interfax hôm qua (18/6) đưa tin, hai chiếc tàu của Hải quân Nga chở theo rất nhiều lính thủy đánh bộ sẽ lên đường hướng đến cảng Tartus. Nhiệm vụ của lực lượng này được cho là để bảo vệ công dân Nga và căn cứ hải quân của nước này tại Syria. Nếu thông tin trên được xác thực thì...