Tàu ngầm chiến lược Borey phóng siêu tên lửa
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ ba Vladimir Monomakh của Nga đã rời Severodvinsk để chuẩn bị cho vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava sẽ được tiến hành vào ngày 10/9 tới.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey mang tên Vladimir Monomakh
Theo đó, tàu ngầm Vladimir Monomakh đã rời Severodvinsk vào tối ngày 8/9. Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava sẽ được tiến hành vào ngày 10/9 tại một khu vực trên biển của Hạm đội phương Bắc dưới sự giám sát của Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov.
Đây là lần đầu tiên tên lửa Bulava được phóng đi từ tàu ngầm chiến lược Monomakh. Tàu ngầm lớp Borey thứ 3 (Đề án 955) này được khởi đóng từ năm 2006. Tàu dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trong năm nay.
Video đang HOT
Việc phóng thử tên lửa Bulava nằm trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm tàu ngầm lớp Borey. Phải vượt qua được các vụ thử tên lửa, tàu ngầm Monomakh mới chính thức được Hải quân Nga đưa vào biên chế.
Thực tế, kế hoạch phóng thử tên lửa Bulava đã bị thay đổi hơn 1 lần trong năm nay. Ban đầu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết, Monomakh sẽ phóng thử tên lửa Bulava trong khoảng tháng 8 hoặc tháng 9. Tàu Yuri Dolgoruky cũng thuộc lớp Borey dự kiến phóng thử tên lửa vào tháng 11. Còn tàu Alexander Nevsky vào khoảng tháng 9 hoặc 10. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, Hải quân Nga lại cho rằng, tàu Yuri Dolgoruky sẽ là tàu đầu tiên được thử nghiệm với tên lửa Bulava.
Được biết, tên lửa Bulava (SS-NX-30) được phát triển bởi Viện Công nghệ Nhiệt Moscow từ năm 1998, là loại tên lửa dành cho các tàu ngầm chiến lược, có thể mang tới 10 đầu đạn MIRV với phạm vi hoạt động lên tới hơn 8.000 km (5.000 dặm).
Bulava có chiều dài 12,1m; đường kính 2m; nặng 36.8 tấn. Thệ hệ tên lửa đạn đạo 3 tầng này được thiết kế phù hợp cho việc triển khai trên tàu ngầm hạt nhân lớp Borey. Mỗi tàu ngầm hạt nhân có thể mang từ 6-10 đầu đạn hạt nhân với sức công phá 150 kiloton/đầu đạn.
Dự án phát triển tên lửa đạn đạo Bulava là một trong những dự án phát triển vũ khí thuộc loại “đắt đỏ” nhất của Nga và cũng là một trong những dự án gây tranh cãi nhiều nhất.
Theo PetroTimes
Pháp ra điều kiện để giao tàu Mistral cho Nga
Lệnh ngừng bắn và Giải pháp chính trị ở Ukraine là điều kiện quan trọng cho việc chuyển giao tàu chiến Mistral cho Nga, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói.
Vào ngày 4/9, Tổng thống Hollande tuyên bố, Pháp đã đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng trên với Nga. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ khả năng rằng, việc chuyển giao chiến hạm này phụ thuộc vào tình hình tiến triển ở miền đông Ukraine.
Ông Hollande cho biết rằng, những điều kiện phía trên hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu một khi tình hình xấu đi, Pháp có thể trì hoãn hợp đồng này một lần nữa.
Tàu sân bay Mistral.
Cùng ngày (tức 5/9), Phát ngôn viên Bộ Ngoại Pháp Romain Nadal đã đưa ra các bình luận chính thức về tuyên bố trên của Tổng thống Hollande. Ông cho biết, chính quyền nước này đang liên kết số phận của tàu sân bay đầu tiên trong gia đình Mistral (được cho là sẽ được chuyển giao cho Nga vào mùa thu này) đến các diễn biến ở khu vực miền đông nam Ukraine.
Khi phóng viên ra câu hỏi về điều kiện nào thì Pháp sẽ nối lại vụ chuyển giao này, Phát ngôn viên Nadal đã nhắc lại những phát biểu của Ngoại trưởng Pháp Loran Fabius. Theo đó, váo ngày 3/9, ông Fabius cho hay, đó là cần thiết để đảm bảo rằng, lệnh ngừng bắn mới này được thực thi và Pháp sẽ hỗ trợ nó theo cách có thể. Một khi điều này xảy ra, một cơ chế chính trị có thể được thiết lập để loại bỏ bế tắc giữa Nga và Ukraine. Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng, các điều kiện trên chưa phải là đủ để họ thực hiện vụ bàn giao tàu Mistral cho Nga vào thời điểm này.
Trong khi đó, động thái hoãn bàn giao tàu Mistral cho Nga đã làm các công nhân nhà máy đóng tàu Saint-Nazaire, đơn vị đảm trách việc đóng tàu này, lên ý định tổ chức đình công vào ngày 7/9. Họ mong muốn hợp đồng bàn giao tàu cho Nga vẫn tiếp tục được thực hiện như kế hoạch ban đầu.
Nhà máy này tiếp tục làm việc như bình thường vào ngày 4/9. Thị trưởng thành phố Saint-Nazaire, ông David Samzun cho hay, sau cuộc điện thoại với Tổng thống Hollande vào ngày 3/9, hai ông trao đổi thông tin rằng, hợp đồng vẫn còn hiệu lực, nhưng ngày giao hàng có thể thay đổi.
Cho tới nay, giới chức Pháp khẳng định, không có rào cản nào trong thương vụ giao chiến hạm Mistral cho Nga bởi vì các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) không áp dụng cho các hợp đồng đã ký từ trước.
Theo Kiến Thức
Tận mắt cảnh làm phép thánh cho tàu ngầm hàng khủng mới Hôm 28.8, chiếc tàu ngầm 3100 tấn lớp Varshavyanka thứ ba thuộc dự án Stary Oskol 636.3 của Nga chính thức được làm lễ hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Admiralty Wharves ở St.Petersbug. Chiếc tàu này được đóng để phục vụ cho Hạm đội Biển Đen của Nga. Tổng dự án dự kiến sẽ có 6 chiếc tàu ngầm như thế...