Tàu ngầm “Cá mập hổ” của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải dè chừng?
Giới phân tích quân sự cho rằng, khi tàu ngầm Kalvari (Cá mập hổ) hoàn tất các thử nghiệm sẽ là bước đột phá mới của hải quân Ấn Độ, khiến các nước đối thủ phải dè chừng, trong đó có Trung Quốc.
Tờ “Business Standard” đưa tin ngày 1.5, tàu “Cá mập hổ” chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp được đóng tại nhà máy đóng tàu Mazagon Dock Shipbuilders Ltd dành cho Hải quân Ấn Độ, lần đầu tiên đã được hạ thủy.
Chiếc tàu ngầm trên đã thực hiện bài thử nghiệm đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển Mumbai gồm thử nghiệm sơ bộ về hệ thống động cơ đẩy, thiết bị phụ trợ và hệ thống hỗ trợ định vị, thiết bị thông tin liên lạc và bánh lái…
Tàu ngầm “Cá mập hổ” được hạ thuỷ ngày 29.4.
Trong vài tháng tới, tàu ngầm này sẽ còn trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên biển bao gồm khả năng nổi, lặn, thử nghiệm vũ khí , tiếng ồn… trước khi được phiên chế cho Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm Kalvari là tàu ngầm lớp Scorpene tàng hình đầu tiên của Hải quân Ấn Độ được xây dựng theo dự án 75. Mặc dù nó được trang bị động cơ diesel, nhưng tàu ngầm “Cá mập hổ” dài 67m có đường kính 6,2 m được thiết kế để giảm thiểu tiếng ồn và khả năng tàng hình khi tác chiến.
Giới phân tích quân sự cho rằng, khi tàu ngầm “Cá mập hổ” hoàn tất các thử nghiệm sẽ là bước đột phá mới của hải quân Ấn Độ, khiến các nước đối thủ phải dè chừng, trong đó có Trung Quốc.
Video đang HOT
Cá mập hổ sẽ được trang bị tên lửa chống tàu và tên lửa tầm xa và bộ cảm biến hiện đại. Ngoài ra, tàu ngầm “Cá mập hổ” cũng sẽ được trang bị các thiết bị hiện đại để giúp khả năng thu thập tình báo và lặn dưới nước lâu hơn.
Việc thử nghiệm tàu ngầm trên sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) của Chính phủ New Delhi, vì nó nằm trong dự án đóng 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene mà phía Pháp sẽ chuyển giao công nghệ đóng tàu cho Ấn Độ.
Theo Dân Việt
Quân đội Nga "dè chừng" với siêu tăng T-14 Armata?
Dù hết lời ca ngợi mẫu xe tăng T-14 Armata nhưng Quân đội Nga vẫn chần chừ việc đưa vào trang bị đứa con cưng này.
Theo Sputnik, hôm 18/4 giám đốc điều hành Tập đoàn Uralvagonzavod cho biết siêu xe tăng T-14 Armata
của Quân đội Nga đã sẵn sàng được đưa vào trang bị trong thời gian sắp tới. Khi mà các chương trình thử nghiệm cấp nhà nước của mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực này đã gần kết thúc. Nguồn ảnh: Sputnik
Trước đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cũng cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đặt mua giới hạn khoảng 100 chiếc T-14 Armata, đây là lô xe tăng được sử dụng cho mục đích thử nghiệm quân sự. Và Quân đội Nga vẫn chưa có kế hoạch đặt mua số lượng dòng xe tăng chiến đấu này. Nguồn ảnh: Sputnik
T-14 Armata được Nga chính thức giới thiệu tại lễ duyện binh mừng Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 năm ngoái và tính cho tới thời điểm hiện tại đã gần tròn 1 năm mẫu xe tăng này được giới thiệu. Nguồn ảnh: Sputnik
Theo Oleg Sienko - Giám đốc điều hành Uralvagonzavod, trong tương lai T-14 Armata sẽ được phát triển thành một mẫu xe tăng chiến đấu không người lái đầu tiên trên thế giới và thiết kế hiện tại của nó đã đảm bảo chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Nguồn ảnh: Sputnik
Cùng với đó động cơ của T-14 Armata sẽ được nâng cấp lên 1.800 mã lực từ 1.500 mã lực như hiện tại. Nguồn ảnh: Sputnik
Uralvagonzavod cũng dự định dựa trên nền tảng "Armata" sẽ phát triển một mẫu xe hỗ trợ chiến đấu mới có tên "Terminator-3", tương tự như những người tiền nhiệm là "Terminator 1" và "Terminator 2" được xây dựng dựa trên nền tảng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72. Nguồn ảnh: Sputnik
Thiết kế nổi bật nhất của T-14 Armata là việc tháp pháo và khoang của kíp chiến đấu nằm hoàn toàn riêng biệt. Vị trí của kíp chiến đấu gồm 3 người được đặt phía trước thân xe trong khi đó tháp pháo được đặt giữa xe và nó vận hành hoàn toàn tự động. Trong ảnh là Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm phân xưởng lắp ráp Armata của Uralvagonzavod. Nguồn ảnh: Sputnik
Hệ thống vũ khí chính của T-14 Armata là một pháo nòng trơn 2A82-1M 125mm, nó cũng được trang bị một tổ hợp vũ khí tự động điều khiển từ xa với súng máy 7.62mm. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy nhiên trong tương lai T-14 Armata có thể sẽ được trang bị pháo chính 152mm của pháo tự hành Koalitsiya-SV với tầm bắn tối đa lên tới 70km, để có thể tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp hay pháo binh của đối phương từ xa. Nguồn ảnh: Sputnik
Dù chưa chính thức được đưa vào trang bị nhưng hiện tại trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia quan tâm đến mẫu siêu tăng T-14 Armata của Nga, trong đó có hai cường quốc quân sự Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sputnik
Theo_Kiến Thức
Hai loại tàu ngầm Nga khiến Hải quân Mỹ dè chừng Nga là đối thủ hàng đầu về quân sự của Mỹ. Trong những năm trở lại đây, chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đang mạnh tay đầu tư vào kế hoạch hiện đại hóa quân sự, trong đó đặc biệt chú trọng đến Hải quân. Với sự nổi lên mạnh mẽ của Hải quân Nga trong thời gian vừa qua, Hải quân...