Tàu ngầm Argentina có thể bị nghiền nát bởi vụ nổ mạnh ngang 5 tấn TNT
Tiếng động thu được gần nơi ARA San Juan mất tích có thể là kết quả của vụ nổ cực mạnh khiến chiếc tàu ngầm bị bóp nát.
Tàu ngầm ARA San Juan trong một chuyến ra khơi. Ảnh: Hải quân Argentina.
Phân tích tín hiệu thủy âm thu được gần nơi tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích hôm 15.11.2017, Bruce Rule, cựu chuyên gia của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) nhận định con tàu đã bị áp lực nước nghiền nát ở trong lòng biển sau một tiếng nổ lớn khiến thủy thủ đoàn thiệt mạng ngay lập tức, theo Info Defensa.
Tín hiệu thủy âm này được tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) thu được từ tọa độ 46 độ nam, 59 độ tây chiều 15.11. Theo Rule, đây nhiều khả năng là tiếng động phát ra khi vỏ tàu ARA San Juan bị bóp nát ở độ sâu 468 m. Tại độ sâu này, mỗi m2 vỏ tàu phải chịu áp lực lên tới 481 tấn, vượt quá khả năng chịu đựng trong thiết kế.
Vào thời điểm vỏ tàu bị hư hỏng, áp suất trong lòng biển biến thành động năng, hình thành dưới dạng những tia nước xuyên qua vỏ tàu với tốc độ lên tới 2.900 km/h, giải phóng năng lượng tương đương 5 tấn thuốc nổ TNT.
Hứng chịu nguồn năng lượng khổng lồ này, thân tàu ARA San Juan bị ép nát chỉ trong 0,04 giây, nhanh gấp đôi tốc độ nhận thức của não người. “Thủy thủ đoàn không chết đuối hay phải chịu đau đớn. Cái chết đến nhanh hơn chớp mắt”, ông Rule khẳng định.
Video đang HOT
Lộ trình và khu vực nghi mất tích (gạch chéo xanh) của ARA San Juan. Đồ họa: DW.
Toàn bộ phần thân tàu chìm xuống đáy Đại Tây Dương với tốc độ 18-24 km/h. Vụ va chạm với đáy biển không gây tiếng động đủ lớn để xuất hiện trên cảm biến thủy âm ở khoảng cách xa.
Kịch bản này có nhiều nét tương đồng với vụ chìm tàu ngầm USS Scorpion của Mỹ hồi năm 1968. Chiếc Scorpion bị nổ pin điện, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng hoặc bị thương. Vỏ tàu không bị thủng, nhưng việc thiếu lực đẩy từ động cơ cộng với việc không thủy thủ nào còn sức điều khiển khiến USS Scorpion chìm dần, sau đó bị ép vụn ở độ sâu 466 m.
Trước khi mất tích, thủy thủ tàu ARA San Juan báo cáo về sở chỉ huy rằng ắc quy trên tàu bị chập điện do nước biển tràn vào. Tuy không gây ra vụ nổ tức thì, sự cố này có thể tạo ra khí độc làm thủy thủ đoàn bất tỉnh hoặc tử vong. Điều này giải thích lý do con tàu chìm mà không thả phao phát tín hiệu hoặc thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác.
Hải quân Argentina và nhiều nước vẫn đang nỗ lực tìm kiếm chiếc tàu ngầm mất tích, nhưng đến nay chưa thu được kết quả khả quan nào. Nhà chức trách Argentina chưa đưa ra bình luận nào đối với bản phân tích của ông Rule.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Bí ẩn từ tín hiệu đau khổ từ tàu ngầm bị mất tích
Các đội cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm tàu ngầm bị mất tích cùng thủy thủ đoàn của họ sau khi nhận được tín hiệu đau khổ đầy bí ẩn, nhưng họ không biết chúng được gửi từ đâu.
Tàu ngầm Argentina bị mất tích phát tín hiệu cuối cùng vào ngày thứ Tư tuần trước.
Tàu ngầm mất tích ARA San Juan của Hải quân Argentina đã cố gắng liên lạc bằng vệ tinh với trạm mặt đất 7 lần nhưng không thành công, điều này đang cho hi vọng 44 thủy thủ đoàn vẫn còn sống và họ sẽ được tìm thấy.
Bộ Quốc phòng Argentina cho biết các liên lạc được thực hiện vào 10h52 và 3h42 (giờ địa phương) vào ngày 18.11. Các lần liên lạc kéo dài khoảng 36 giây. "Chúng tôi đã nhận được 7 cuộc gọi vệ tinh, có thể đến từ tàu ngầm ARA San Juan. Chúng tôi đang nỗ lực để xác định vị trí của nó", Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói. Vị trí cuối cùng của tàu ngầm là 268 dặm ngoài khơi bờ biển biển Patagonia, miền Nam Argentina khoảng 200 hải lý.
Tư lệnh Hải quân Gabriel Galeazzi cho biết: "Chúng tôi đã phân tích những tín hiệu này, như chúng ta biết là những tín hiệu đó không liên tục và yếu.Chúng không đủ để giúp xác định một điểm trên bản đồ tìm kiếm. "
Công ty vệ tinh của Mỹ, Iridium Communications đã vào cuộc để giúp tìm tàu, cho biết các tín hiệu không đến từ tàu ngầm và có thể đến từ các thiết bị vệ tinh khác. Hàng chục tàu và máy bay từ Argentina, Mỹ, Anh, Chilê và Brazil đã tham gia vào các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ. Ba tàu được trang bị radar đặc biệt đang theo dõi một con đường mà tàu ngầm có thể đã đi qua.
Một cầu bé đang cầm hình vẽ cầu nguyện cho các cầu thủ trên tàu ngầm bị mất tích.
Mỹ ngày 19.11 cho biết sẽ triển khai thêm một máy bay với phi hành đoàn gồm 21 người từ Florida tới khu vực phía nam Đại Tây Dương để giúp Argentina tìm kiếm tàu ngầm mất tích ARA San Juan .
Máy bay mới được hải quân Mỹ triển khai sẽ đóng góp thêm vào nỗ lực của một máy bay khác của Mỹ cũng như các máy bay và tàu bè của Argentina để tìm kiếm khu vực cách duyên hải nước này hàng trăm km.
Tuy nhiên, gió to và sóng lớn đã gây khó khăn cho nỗ lực này. Các nước như Chile, Anh và Nam Phi cũng tham gia công tác cứu hộ.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của hải quân Argentina, Enrique Balbi, nói rằng việc tìm kiếm 80% khu vực đặt ra ban đầu không phát hiện ra dấu vết của tàu ngầm trên mặt biển, nhưng thủy thủ đoàn có vẫn còn nhiều lương thực và ôxy.
Hải quân nói rằng việc mất điện trên tàu ngầm chạy bằng diesel - điện có thể đã khiến việc liên lạc không thể thực hiện được. Theo quy định, tàu ngầm phải nổi lên mặt biển nếu mất liên lạc.
Theo Danviet
Argentina sa thải Tư lệnh Hải quân sau vụ tàu ngầm chở 44 người mất tích Argentina đã quyết định sa thải người đứng đầu lực lượng hải quân của nước này sau khi xảy ra vụ mất tích tàu ngầm chở 44 người trước đó một tháng. Đô đốc Marcelo Eduardo Hipólito Srur (Ảnh: lanacion.com.ar) Theo Reuters, một phát ngôn viên của chính phủ Argentina ngày 16/12 đã thông báo về quyết định sa thải Tư lệnh Hải...