Tàu ngầm Anh từng chìm hai lần
Tàu ngầm HMS Thetis của Anh là một trong số ít chiến hạm bị chìm tới hai lần cùng thủy thủ đoàn trong lịch sử quân sự thế giới.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, tàu ngầm có độ rủi ro khi hoạt động rất cao do thiết kế chưa hoàn thiện, còn nhiều lỗi và thường dẫn đến tai nạn thảm khốc. Điển hình là tàu ngầm HMS Thetis của hải quân Anh, một trong số ít chiến hạm bị chìm tới hai lần cùng toàn bộ thủy thủ đoàn.
HMS Thetis thuộc lớp T, nằm trong dự án tăng cường tiềm lực quân sự của Anh trước thềm Thế chiến II. Tàu do công ty Cammell Laird và Vickers-Armstrong thiết kế, hoàn thiện tháng 6/1938.
Tàu ngầm dài 84 m, rộng 8 m, có lượng giãn nước 1.590 tấn khi lặn. Nhờ trang hai bị động cơ diesel công suất 3.700 kW và hai động cơ điện công suất 2.200 kW, tàu có thể đạt vận tốc 28 km/h khi nổi và 17 km/h khi lặn với tầm hoạt động 8.300 km. Vũ khí chính của HMS Thetis là 6 ống phóng ngư lôi mũi cỡ 533 mm, cùng 4 ống phóng ngư lôi ngoài thân và một pháo cỡ nòng 102 mm.
Lực lượng cứu hộ quanh phần đuôi HMS Thetis sau vụ chìm ngày 1/6/1939. Ảnh: Royal Navy.
Ngày 1/6/1939, tàu gặp sự cố khi ra khơi thử nghiệm lặn cùng thủy thủ đoàn 102 người. Trong lần lặn thử đầu tiên, thủy thủ đoàn nhận thấy tàu quá nhẹ và họ không thể mở một ống phóng để nạp ngư lôi.
Video đang HOT
Hầu hết ống phóng ngư lôi khi đó hoạt động bằng cơ chế hai cửa. Cửa ngoài mở ra biển khi phóng ngư lôi và cửa trong mở khi thủy thủ đoàn nạp ngư lôi. Một cửa sẽ không thể mở thủ công nếu cửa còn lại chưa đóng.
Kiểm tra nhanh cho thấy một vết sơn khô đã làm kẹt cửa ngoài ống phóng, ngăn thủy thủ đoàn mở cửa trong. Họ cố gắng mở cửa thủ công, nhưng áp lực nước quá lớn khiến nước biển nhanh chóng tràn vào khoang tàu. Do không có cơ chế đóng ống phóng khẩn cấp, toàn bộ mũi tàu bị ngập nước và chìm xuống đáy biển ở độ sâu 48 m, trong khi phần đuôi vẫn nổi trên mặt nước.
Thủy thủ đoàn quyết định sử dụng buồng thoát hiểm, nhưng nó chỉ tiếp nhận được một người trong mỗi lần sử dụng và phải được điều áp trước khi thủy thủ rời tàu. Chỉ có 4 người đầu tiên rời tàu an toàn, trong đó có hạm trưởng Harry Oram.
Người thứ 5 quá hoảng sợ nên đã mở nắp buồng thoát hiểm trước khi nó được điều áp và thiệt mạng lập tức vì áp lực nước khổng lồ. Hành động của người này cũng vô hiệu hóa buồng thoát hiểm và làm nước biển tràn thêm vào tàu, khiến những người còn lại chết đuối hoặc chết ngạt. Tổng cộng 99 người đã thiệt mạng trong sự cố.
HMS Thetis sau đó được trục vớt và sửa chữa, rồi đưa vào biên chế với tên gọi HMS Thunderbolt và được triển khai đến Đại Tây Dương năm 1940.
HMS Thunderbolt về cảng sau một chuyến tuần tra. Ảnh: Wikipedia.
Tháng 12/1940, HMS Thunderbolt đánh chìm tàu ngầm Capitano Raffaele Tarantini của Italy khi đang tuần tra ở Đại Tây Dương. Hai năm sau, tàu được điều đến Địa Trung Hải tấn công cảng quân sự của Italy, cũng như phá hủy các tàu tiếp viện của phe Trục. Trong quá trình này, nó đánh chìm được tuần dương hạm Uipio Traiano và tàu hàng SS Viminale.
Ngày 14/3/1943, HMS Thunderbolt bị tàu hộ vệ hạng nhẹ Cicogna của Italy phát hiện. Hạm trưởng tàu Cicogna từng là sĩ quan tàu ngầm nên nắm rõ chiến thuật của đối phương và địa thế vùng biển xung quanh. Khi tàu ngầm Anh nổi lên mặt nước để lấy không khí, chiến hạm Cicogna phát hiện kính tiềm vọng của nó và phóng bom chìm tiêu diệt đối phương. Toàn bộ thủy thủ đoàn gần 200 người đã thiệt mạng cùng chiếc tàu ngầm HMS Thunderbolt xấu số.
5 công việc nguy hiểm nhất Thế chiến II 5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút 32 Chiếc tàu ngầm Liên Xô hai lần bị chìm 12
Biệt đội dù chuyên giải cứu tàu ngầm Anh
Đơn vị Nhảy dù Hỗ trợ Tàu ngầm luôn trong trạng thái trực chiến, sẵn sàng đến nơi tàu ngầm Anh gặp sự cố suốt thời Chiến tranh Lạnh.
Hải quân Anh và NATO triển khai hàng loạt tàu ngầm thông thường lẫn hạt nhân để đối phó Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. London nhận thấy nguy cơ xảy ra sự cố với tàu ngầm khi hoạt động trên biển là rất cao và cần có lực lượng phản ứng nhanh để xử lý tình huống khẩn cấp. Điều này dẫn đến quyết định thành lập Đơn vị Nhảy dù Hỗ trợ Tàu ngầm (SPAG) trực thuộc hải quân Anh năm 1967.
Nhiệm vụ chính của SPAG là cứu hộ tàu ngầm Anh và nước ngoài nếu có yêu cầu. Thành viên đơn vị gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như y tế, công binh và thoát hiểm dưới lòng biển, tất cả đều thành thạo kỹ năng sơ cứu, cứu hộ, thoát hiểm và nhiều phương thức liên lạc.
Thành viên SPAG huấn luyện hồi năm 2016. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh.
Các đội SPAG liên tục duy trì trạng thái trực chiến, sẵn sàng xuất phát trong vòng tối đa 6 giờ kể từ khi nhận được tín hiệu báo động "SUBSUNK" (Tàu ngầm đắm). Họ sẽ di chuyển bằng trực thăng hoặc máy bay để tới mục tiêu, sau đó nhảy dù xuống biển cùng xuồng đệm hơi thân cứng (RHIB). Khi cần thiết, SPAG cũng triển khai xuồng cứu hộ thân cứng với sức chở 25 người.
RHIB và xuồng cứu hộ được trang bị hệ thống liên lạc với thủy thủ đoàn tàu ngầm, cùng thiết bị định vị vệ tinh. Cùng với đó là khẩu phần ăn nóng và lạnh, thiết bị thở oxy và đồ sơ cứu chuyên dụng.
Chỉ huy mỗi đơn vị SPAG có cấp bậc thượng sĩ. Binh sĩ từ mọi quân binh chủng đều có thể gia nhập, nhưng thành phần chủ yếu vẫn là lính hải quân và thủy quân lục chiến. Có chuyên môn nhảy dù là một yêu cầu quan trọng để được chấp nhận vào SPAG.
Lực lượng này từng tham gia nhiều cuộc diễn tập, nhưng lần đầu tiên SPAG triển khai thực tế là trong vụ tàu ngầm ARA San Juan của Argentina mất tích.
Ngày 15/11/2017, tàu ngầm ARA San Juan mất liên lạc trên Đại Tây Dương khi di chuyển từ căn cứ Ushuaia đến thành phố Mar del Plata. Argentina bắt đầu chiến dịch tìm kiếm với sự hỗ trợ từ 15 quốc gia. Tuy nhiên, chiến dịch này đã thất bại. Xác tàu ngầm cùng 44 thủy thủ chỉ được phát hiện sau đó một năm ở độ sâu 800 m.
Trước đó, tàu ngầm HMCS Chicoutimi của Canada bốc cháy gần bờ biển Ireland hồi năm 2004. SPAG được lệnh chuẩn bị lên đường giải cứu, nhưng thủy thủ đoàn tàu ngầm Canada đã xử lý được tình huống và chiến dịch bị đình chỉ.
Hiểm họa đe dọa chiến hạm Mỹ trên sân nhà Hàng loạt vấn đề về phòng cháy khiến tàu chiến Mỹ gặp hiểm nguy khi neo đậu bảo dưỡng tại cảng nhà hơn cả khi làm nhiệm vụ ngoài khơi. Hải quân Mỹ đang đối mặt nguy cơ thiệt hại nhiều tỷ USD vì vụ cháy tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Nhiều người đặt dấu hỏi tại sao thảm họa...