Tàu ngầm Ấn Độ phát nổ do ắc-quy?
Các nguồn tin hải quân Ấn Độ cho biết nhiều khả năng chiếc tàu ngầm phát nổ và bị đắm cùng với 18 thủy thủ là do lỗi ắc-quy.
Ngày 14/8, hải quân Ấn Độ cho biết có 18 thủy thủ bị mắc kẹt trên chiếc tàu ngầm INS Sinhurakshak khi nó phát nổ và chìm xuống đáy quân cảng Mumbai.
Theo đó một tiếng nổ lớn đã phát ra từ chiếc tàu ngầm lớp Kilo đang neo đậu tại quân cảng được canh gác nghiêm ngặt ngay sau nửa đêm và sau đó ngọn lửa lớn bùng lên dữ dội. Lửa cũng bén sang tàu ngầm INS Sindhuaratna đang neo đậu gần đó nhưng gây ra thiệt hại không đáng kể đối với con tàu này.
Tàu ngầm phát nổ khi neo đậu tại quân cảng Mumbai
Hải quân Ấn Độ cho biết một số thủy thủ đã kịp nhảy xuống biển bơi vào bờ và được đưa đến bệnh viện, tuy nhiên vì tàu ngầm INS Sindhurakshak không có phương tiện thoát hiểm dưới nước nên 18 thủy thủ khác đã bị mắc kẹt và không kịp thoát ra ngoài.
Sau vụ nổ, chiếc tàu ngầm này bị vào nước và chìm xuống biển với các thủy thủ bị mắc kẹt bên trong.
Các nguồn tin của hải quân cho biết nhiều khả năng nguyên nhân gây ra vụ tai nạn này là do ắc-quy lỗi. Khí hydro rò rỉ từ những ắc-quy đang được sạc này có thể tích tụ lại và phát nổ. Một ủy ban điều tra của hải quân đã được thành lập để điều tra vụ tai nạn này.
Video đang HOT
Khoảng 16 xe cứu hỏa và phương tiện cứu hộ đã đổ đến hiện trường vụ tai nạn. Ông Satish, phát ngôn viên hải quân cho biết: “Có một số người đang mắc kẹt trong tàu, và chúng tôi đang nỗ lực cứu họ… Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi đưa được họ ra.”
Lính cứu hỏa tại hiện trường
Tàu ngầm Sindhurakshak là một trong 10 tàu ngầm lớp Kilo được Ấn Độ mua của Nga trong thập niên 1980 và biên chế vào hải quân từ năm 1997. Ấn Độ đã gửi 8 tàu ngầm này sang Nga nâng cấp hệ thống vũ khí và các thiết bị khác để có thể tiếp tục phục vụ thêm vài chục năm nữa.
Sau khi nâng cấp, tàu ngầm này có thể mang theo tên lửa lớp Klub hiện đại của Nga và sẵn sàng để được trang bị tên lửa hành trình Brahmos.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak là loại tàu ngầm chạy bằng diesel thông thường và phải ngoi lên mặt nước mỗi ngày để sạc ắc-quy. Nó có lượng giãn nước 3000 tấn và lặn ở độ sâu tối đa 300 mét.
Ảnh chụp tàu ngầm INS Sindhurakshak sau khi được nâng cấp năm 2012
Trong vài năm gần đây đã xảy ra nhiều sự cố liên quan đến các phương tiện hải quân Ấn Độ. Năm 2008, một tàu ngầm lớp Kilo khác là INS Sindhugosh đã va chạm với một tàu buôn ngoài khơi Mumbai trong khi tham gia một cuộc diễn tập hải quân.
Một sự cố tương tự cũng xảy ra với chính tàu ngầm INS Sindhurakshak vào tháng 2/2010 khiến 1 thủy thủ thiệt mạng. Năm 2011, tàu chiến INS Vindhyagiri bốc cháy sau khi va chạm với một tàu buôn gần cảng Mumbai và bị hư hỏng hoàn toàn.
Theo khampha
Ấn Độ: Tàu ngầm nổ, 18 thủy thủ kẹt bên trong
Một chiếc tàu ngầm của Ấn Độ đã phát nổ và bị chìm khi đang neo đậu tại cảng với 18 thủy thủ đang bị kẹt trên tàu.
Ngày 14/8, một chiếc tàu ngầm của hải quân Ấn Độ với 18 thủy thủ trên tàu đã phát nổ và bị đắm trong khi neo đậu tại cảng ở Mumbai.
Người phát ngôn hải quân Ấn Độ Narendra Vispute cho biết họ đang nỗ lực cứu hộ để đảm bảo an toàn cho các thủy thủ và cứu đắm chiếc tàu ngầm chạy bằng điện và diesel này.
Chiếc tàu ngầm phát nổ khi đang neo đậu tại cảng
Báo chí Ấn Độ cho biết một tiếng nổ lớn đã phát ra từ khu neo đậu của chiếc tàu ngầm này và sau đó là một ngọn lửa lớn bốc cao lên trời, sau đó hàng chục xe cứu hỏa khẩn cấp tới bến cảng để dập lửa.
Sau khi phát nổ, chiếc tàu ngầm bị chìm xuống đáy quân cảng và chỉ còn một phần nhỏ nhô lên khỏi mặt nước. Ông Vispute cho biết hải quân đang điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ này.
Chiếc tàu ngầm 16 năm tuổi do Nga chế tạo mang tên INS Sindhurakshak này vừa mới được phía Nga bàn giao sau quá trình kiểm tra và nâng cấp. Hiện hải quân Ấn Độ đang sở hữu 14 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak trước khi bị tai nạn
Năm ngoái, Ấn độ đã thuê một tàu ngầm hạt nhân lớp Nerpa của Nga để trang bị cho hải quân trong thời hạn 10 năm với chi phí gần 1 tỉ USD.
Hôm thứ Bảy, Ấn Độ cũng đã khởi động lò phản ứng hạt nhân trên chiếc tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của nước này và sẽ được trang bị cho hải quân trong vòng 2 năm tới.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ đang tăng cường xây dựng sức mạnh hải quân để đối phó với sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương của người láng giềng Trung Quốc.
Theo khampha
Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay tự chế đầu tiên Ấn Độ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng vươn rộng hơn đến Ấn Độ Dương. Hôm nay, Ấn Độ sẽ hạ thủy chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên mang tên INS Vikrant, chính thức gia nhập câu lạc bộ những quốc gia có khả năng tự thiết kế và chế...