Tàu New Horizons tiếp cận tiểu hành tinh Arrokoth
Vào đầu năm nay, tàu thăm dò vũ trụ New Horizons của NASA đã bay đến gần tiểu hành tinh Arrokoth (tên cũ là Ultima Thule).
Tàu New Horizons.
Đây được xem là sự kiện mở đầu giai đoạn nghiên cứu mới đối với Vành đai Kuiper – khu vực của các thiên thể nguyên thủy, chứa đựng các thông tin thiết yếu liên quan đến sự khởi đầu Hệ Mặt trời.
Các tín hiệu khẳng định tàu New Horizons hoạt động bình thường và tích trữ rất nhiều dữ liệu khoa học đã được cung cấp về Trung tâm Điều hành sứ mệnh ở Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng (APL) của NASA gần như cùng lúc với thời điểm con tàu bay đến gần tiểu hành tinh Arrokoth ở khoảng cách ngắn nhất.
“Tàu New Horizons hoạt động theo đúng kế hoạch, đã bay đến khám phá thiên thể xa nhất trong Hệ Mặt trời. Hiện tại cả con tàu và tiểu hành tinh Arrokoth ở cách chúng ta khoảng 6,5 tỷ km” – ông Alan Stern, nhà nghiên cứu chính sứ mệnh New Horizons ở Viện Nghiên cứu Southwest (Mỹ), cho biết như vậy. “Dữ liệu mà chúng tôi nhận được rất phong phú. Chúng ta sẽ biết thêm nhiều điều về tiểu hành tinh Arrokoth” – ông Stern nói thêm.
Bức ảnh do tàu New Horizons chụp tiểu hành tinh Arrokoth ở khoảng cách 3500km cho thấy, tiểu hành tinh này trông giống như con ky bowling (với chiều dài 32km, chiều rộng 16km). Cũng có khả năng là tiểu hành tinh Arrokoth trong thực tế bao gồm 2 vật thể quay quanh trọng tâm chung.
Các dữ liệu từ chuyền bay sát tiểu hành tinh này cho thấy Arrokoth quay không khác gì cánh quạt máy bay trực thăng với trục quay hướng về phía tàu New Horizons.
Điều này giải thích tại sao trong những bức ảnh chụp trước đó, độ sáng của tiểu hành tinh không thay đổi trong khi quay. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa xác định được tốc độ quay của tiểu hành tinh.
Khi dữ liệu khoa học được truyền về Trái đất, các thành viên trong ban điều hành sứ mạng New Horizons rất vui mừng vì lần đầu tiên họ được nghiên cứu một vật thể ở rất xa Trái đất.
“Tàu New Horizons chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim chúng tôi với vai trò là một “nhà nghiên cứu” khác thường và một “thợ ảnh” chuyên nghiệp” – ông Adam L. Hamilton, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio (Mỹ) cho biết như vậy.
Khi con tàu khởi hành (tháng 1/2006), George W. Bush mới lên nắm quyền ở Nhà Trắng, còn mạng xã hội trực tuyến Twitter mới bắt đầu hoạt động.
9 năm sau, con tàu bắt đầu nghiên cứu Vành đai Kuiper sau khi bay sát sao Diêm vương và các vệ tinh của nó. Hiện giờ, tàu New Horizons tiếp tục nghiên cứu Vành đai Kuiper và dự kiến sau đó sẽ bay ra khỏi Hệ Mặt trời.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Bạn có thực sự biết thế nào là một hành tinh và có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Điều kiện nào để một thiên thể được công nhận là "hành tinh"? Và liệu hệ Mặt Trời có thực sự chỉ sở hữu 8 hành tinh như chúng ta vẫn biết?
Hệ Mặt Trời của chúng ta thực sự có bao nhiêu hành tinh? 9? 8? hay 12? Để biết được câu trả lời, trước hết bạn cần hiểu hành tinh là gì. Và giám chắc rằng, không ít người sẽ phải bất ngờ khi đáp án được tiết lộ.
Khi nhắc đến một hành tinh, hình ảnh hiện ra trong đầu của hầu hết mọi người chính là một khối hình cầu có kích thước khổng lồ, với sự kết hợp của đất đá và khí quyển, quay quanh một ngôi sao nào đó và có thể có hoặc không có mặt trăng.
Nếu chỉ dựa trên nhận định này, có lẽ chúng ta sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi: "Tại sao Trái Đất, sao Kim, sao Thủy là hành tinh nhưng sao Diêm Vương lại không?"
Quay ngược thời gian về năm 2006, thời điểm mà Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt là IAU công bố định nghĩa "Thế nào là một hành tinh?". Theo đó, để một thiên thể được gọi là "hành tinh", nó cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1.Thiên thể đó phải có có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời một cách độc lập (điều này có nghĩa Mặt Trăng không được coi là một hành tinh bởi vì nó có quỹ đạo quay quanh một hành tinh/
2.Khối lượng của thiên thể phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể khiến nó có dạng hình cầu
3.Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.
Bởi vì sao Diêm Vương không đủ lớn để trở nên vượt trội trên quỹ đạo của nó (định nghĩa 3) nên nó không còn được công nhận là một hành tinh. Một ngôi sao có kích thước nhỏ khác là sao Hải Vương, trên thực tế, có khối lượng gấp 8000 lần sao Diêm Vương, đủ để trở nên vượt trội trong quỹ đạo của mình. Vì vậy, sao Hải Vương nghiễm nhiên thỏa mãn được 3 định nghĩa của IAU và được công nhận là hành tinh.
Định nghĩa về hành tinh của IAU năm 2006 đã loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách, nhưng cũng theo hệ thống phân loại mới này, hệ Mặt Trời của chúng ta rất có thể sẽ có thể các hành tinh mới. Cụ thể, xét về mặt kỹ thuật, một vài thiên thể khác trong Thái Dương hệ có thể coi là hành tinh. Ví dụ như tiểu hành tinh Ceres, mặt trăng của sao Diêm Vương Charon và một thiên thể khác mới được khám phá là UB313 (Xena).
Dưới sự tài trợ của IAU, các nhà thiên văn học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình về định nghĩa sự khác nhau giữa "hành tinh" và "những phần nhỏ hơn trong hệ Mặt Trời"(tiểu hành tinh, sao chổi). Nếu cách định nghĩa trong nghiên cứu này được thông qua, hệ Mặt Trời sẽ có đến 12 hành tinh, bao gồm: 8 hành tinh hiện có, 3 thiên thể mới được đề cập ở trên và cuối cùng chính là sao Diêm Vương (theo định nghĩa này sao diêm Vương được xếp vào một nhóm mới có tên là "hành tinh lùn")
Cùng khám phá thêm những đặc điểm thú vị của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời trong video dưới đây:
Đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
Trái đất vừa thoát khỏi cuộc "khủng bố" từ 4 tiểu hành tinh Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA (CNEOS) phát hiện bốn tiểu hành tinh lao hướng về trái đất ngay trong ngày 1-1, hai trong số đó chỉ được phát hiện ngay thời điểm nó bay qua. CNEOS được giao nhiệm vụ theo dõi bầu trời để phát hiện các tiểu hành tinh tiềm tàng nguy hiểm. Tuy nhiên,...