Tàu Mỹ mang nhiều tiêm kích F-35 vào biển Đông tập trận
Tàu đổ bộ tấn công USS Wasp của hải quân Mỹ gần đây được trông thấy đang đi vào biển Đông mà đích đến là Philippines , trên boong mang theo một đội hình tiêm kích F-35 được nói là lớn khác thường.
Tàu USS Wasp mang theo ít nhất 10 chiếc tiêm kích tàng hình F-35B Lightning II, nhiều hơn một phi đội F-35 thông thường với 6 chiếc, theo tường thuật của National Interest. Tạp chí Mỹ này nói thêm rằng con tàu có thể đang thử nghiệm theo khái niệm tàu sân bay hạng nhẹ.
Con tàu tấn công đổ bộ này được nói là tới tham gia cuộc tập trận Balikatan, theo đó quân đội “Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bộ, bắn đạn thật, hoạt động của không quân hải quân và đáp trả các hành động khủng bố”, hải quân Mỹ nói trong một tuyên cáo thông báo về chuyến đi của tàu USS Wasp.
Tàu USS Wasp mang theo ít nhất 10 tiêm kích F-35B
Cuộc tập trận thường niên Balikatan được nói là nhằm chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Cuộc tập trận năm nay tập trung vào an ninh hàng hải, một mối quan ngại ngày càng gia tăng khi Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát các tuyến hải lộ quan trọng trong khu vực.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên tàu USS Wasp và các tiêm kích F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ tham gia tập trận Balikatan.
Con tàu này và các tiêm kích trên hạm “thể hiện năng lực quân sự gia tăng theo cam kết đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở”, hải quân Mỹ tuyên bố, tương tự các chiến dịch tự do hàng hải và các điệp vụ máy bay ném bom bay qua biển Đông, mục tiêu là để thăm dò thái độ Trung Quốc.
F-35B của thủy quân lục chiến Mỹ là một biến thể của dòng tiêm kích F-35Joint Strike Fighter. Không quân và hải quân Mỹ cũng đang dần biên chế các phiên bản F-35A và F-35C (được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay cỡ lớn).
Các tiêm kích F-35B trên tàu có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng
Phiên bản F-35B, được nói là sẵn sàng chiến đấu từ năm 2015, có thể thực hiện cất cánh ở đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, rất phù hợp khi hoạt động trên tàu đổ bộ tấn công.
Ngoài số 10 chiếc tiêm kích F-35 được trông thấy (có thể còn có những chiếc để trong hầm), đội hình máy bay trên tàu USS Wasp còn bao gồm 4 chiếc máy bay trực thăng MV-22 Osprey và hai chiếc trực thăng MH-60S Seahawk. Thông thường, trên tàu đổ bộ tấn công, sẽ có nhiều trực thăng hơn là tiêm kích, theo tạp chí War Zone.
Triển khai lực lượng với số tiêm kích F-35 lớn hơn bình thường có thể là bước đi đầu tiên đưa vào ứng dụng các tàu sân bay cỡ nhỏ, một hướng đi về lý thuyết có thể tăng cường không chỉ về số lượng các tàu sân bay mà còn nâng cao sức mạnh hỏa lực cho hạm đội này.
Khái niệm tàu sân bay hạng nhẹ không phải bây giờ mới xuất hiện. Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ và liên quân đã tham chiến với 20 cường kích AV-8B Harrier cất hạ cánh thẳng đứng. Các tàu này lúc đó được gọi là “tàu sân bay Harrier”.
Bây giờ người ta đặt tên cho khái niệm này là “ tàu sân bay Lightning”, ý chỉ các tiêm kích F-35B Lightning II.
The War Zone nói một lớp tàu đổ bộ tấn công mới của Mỹ, là tàu kế nhiệm tàu lớp Wasp, có thể mang theo 16-20 tiêm kích F-35.
Năm ngoái, một tiêm kích F-35B đã cất cánh từ một tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, tàu USS Essex, tiến hành các phi vụ tác chiến, tấn công vào các mục tiêu của “phiến quân” ở khu vực Trung Đông.
ANH MINH
Theo Datviet
Tàu tấn công đổ bộ Mỹ chở chiến đấu cơ F-35 tới Biển Đông
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ mang theo 10 máy bay chiến đấu F-35 đã đi qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra với Trung Quốc, tờ National Interest đưa tin.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp của Hải quân Mỹ
USS Wasp chở gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu thông thường trên tàu. Nó được cho là đang thử nghiệm học thuyết của quân đội Mỹ, theo đó các tàu chiến lớp Wasp có thể đóng vai trò là hàng không mẫu hạm nhỏ trong kế hoạch giảm số lượng tàu sân bay lớn trong hạm đội Mỹ.
Con tàu này đang hướng tới Vịnh Subic của Philippines.
Trung Quốc chưa bình luận về việc di chuyển của tàu USS Wasp, mặc dù nước này thường xuyên làm như vậy khi các tàu Hải quân Mỹ đi qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Washington tuyên bố rằng họ đang tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, nhưng Bắc Kinh lên án đây là hành động "khiêu khích" và yêu cầu Mỹ đưa tàu ra khỏi vùng biển nêu trên.
Theo ANTD
Vì sao công ty tư ở Mỹ sở hữu 63 tiêm kích Mirage? Chúng ta đã biết nhiều quốc gia có những công ty bảo vệ, công ty an ninh tư nhân. Nhưng một công ty tư nhân ở bang Texas, Mỹ sở hữu 63 tiêm kích do Pháp sản xuất thì quả là hiếm có. Đó là công ty mang tên Airborne Tactical Advantage (ATAC), sở hữu tới 63 tiêm kích Dassault Mirage F.1. Số...