Tàu lửa sợ đường ngang… ‘dân sinh’
Tuyến đường sắt đi qua địa bàn Đồng Nai dài gần 90 km, có 121 điểm giao cắt. Trong đó có 31 điểm có gác, còn lại là đường ngang cảnh báo tự động cùng vô số đường ngang dân sinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn khiến ngành đường sắt phải lo lắng.
Vụ tai nạn đường sắt tại km 1643 360, đoạn qua xã Xuân Thọ (H.Xuân Lộc) vào ngày 17.5 làm lái tàu bị gãy cả 2 chân, kẹt cứng trong buồng lái – Ảnh: Trung Nguyên
Đâm container, tàu chậm chuyến 21 tiếng
Khoảng 19 giờ ngày 8.6, tại đường ngang cảnh báo tự động (km 1684 780, đoạn qua P.Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), tàu SE5 va chạm với xe container kéo theo rờ moóc. Hậu quả đầu máy tàu và xe container đều bị hư hỏng, chậm tàu hơn 21 tiếng.
Trước đó, hàng loạt vụ tai nạn đường sắt khác cũng đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Video đang HOT
Điển hình như vào khoảng 6 giờ 30 ngày 23.4, tại đường ngang dân sinh (km 1692 300, thuộc P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) đã xảy ra vụ tai nạn đường sắt giữa tàu SE25 với xe máy do bà Trần Thị An (61 tuổi) điều khiển chở theo cháu Trần Đỗ Huy Hoàng (8 tuổi), tai nạn khiến cả hai tử vong tại chổ.
Khoảng 14 giờ ngày 17.5, tại đường ngang cảnh báo tự động (km 1643 360, đoạn qua xã Xuân Thọ, H.Xuân Lộc), tàu SE22 đã xảy ra va chạm với xe tải khiến đầu máy xe lửa bị móp, lái tàu bị gãy cả 2 chân, kẹt cứng trong buồng lái, tàu chậm hơn 13 tiếng. Riêng xe tải bị lật, tài xế chỉ bị thương nhẹ.
Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Sài Gòn – đơn vị quản lý tuyến đường sắt đi qua các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM (thuộc Tổng công ty đường sắt VN), trong năm 2013 trên địa bàn Đồng Nai xảy ra 24 vụ tai nạn đường sắt làm 14 người chết, năm 2014 là 28 vụ làm 15 người chết. Còn trong sáu tháng đầu năm 2015, trên địa bàn Đồng Nai xảy ra 10 vụ làm chết 7 người.
Cần người cảnh giới tại 11 vị trí
Do tuyến đường thường xuyên xảy ra nhiều vụ tai nạn gây ra chết người, làm hư hỏng đầu máy và chậm chuyến tàu, cuối tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Sài Gòn đã họp với UBND tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp kéo giảm. Trong đó, đưa ra nhiều cảnh báo tai nạn đường sắt xảy ra tại đường ngang dân sinh.
Cụ thể, công ty này đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai tổ chức chốt hoặc cảnh giới tại 11 vị trí đường ngang dân sinh đông người qua lại, có nguy cơ xảy ra tai nạn. Phía công ty sẽ cung cấp lịch tàu chạy, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan cho những người tham gia gác chắn. Và trong tháng 8.2015, đơn vị sẽ phối hợp với Ban ATGT tỉnh Đồng Nai và các địa phương tiến hành rà soát lại để tìm cách quản lý có hiệu quả hơn.
Đại diện Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Sài Gòn cho biết sắp tới sẽ đề nghị Tổng công ty đường sắt VN lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt đoạn đi qua địa phận Đồng Nai. Trong đó, cho dựng hàng rào cách ly, lắp thêm gác chắn tự động đối với các đường ngang có cảnh báo tự động, lắp đặt cảnh báo tự động ở một số đường ngang dân sinh hay xảy ra tai nạn giao thông.
Về phía địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các huyện, thị, thành phố phải phối hợp chặt chẽ với ngành đường sắt làm tốt công tác ATGT. Cần nhanh chóng làm gờ giảm tốc tại những đường ngang còn thiếu, bổ sung các đèn tín hiệu cảnh báo. Và tuyệt đối không để phát sinh thêm các đường ngang trái phép, nếu cá nhân nào vi phạm thì xử lý nghiêm.
Lê Lâm
Theo Thanhnien
Lắp cần chắn bán tự động ở các đường ngang dân sinh
Thông tin từ Công ty THHH MTV Quản lý đường sắt Thanh Hóa (Công ty đường sắt Thanh Hóa) ngày 31.7 cho biết, để bảo đảm an toàn chạy tàu trên tuyến đường sắt bắc nam, đơn vị này vừa hoàn thành việc lắp đặt 3 bộ cần chắn bán tự động trên đường ngang giao cắt với đường sắt.
Chỉ cần một nhân viên đường sắt là có thể vận hành an toàn một trạm gác tàu bằng cần chắn bán tự động - Ảnh: Ngọc Minh
Các điểm lắp đặt thuộc km 171 870 (P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa), km 177 634 (P.An Hoạch, TP.Thanh Hóa) và km 178 200 (xã Đông Hương, TP.Thanh Hóa).
Hiện đơn vị này đang lắp đặt tiếp 7 cần chắn bán tự động tại các điểm giao cắt thuộc địa phận các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia và TX. Bỉm Sơn. Đây là sản phẩm do các kỹ sư cơ khí thuộc Công ty đường sắt Thanh Hóa nghiên cứu, chế tạo.
Cần chắn bán tự động gồm 2 cần chắn, hệ thống đèn, chuông cảnh báo được điều khiển bằng điện. Chỉ cần một nhân viên là có thể vận hành thông suốt, an toàn gác chắn, thay vì phải 2 nhân viên dùng sức kéo rào chắn tại các điểm gác tàu như trước kia.
Theo ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty này, việc lắp đặt các cần chắn bán tự động tại các điểm giao cắt giữa đường ngang với đường sắt giúp thông báo chuẩn xác thời điểm tàu chuẩn bị chạy qua, cảnh báo kịp thời (đèn, chuông) cho người và phương tiện qua lại; đồng thời góp phần tiết kiệm, giảm bớt nhân viên ứng trực tại các điểm gác chắn.
Cũng theo ông Khánh, tuyến đường sắt bắc nam chạy qua địa phận Thanh Hóa có chiều dài 103,6 km. Trên toàn tuyến có 74 đường ngang hợp pháp (trong đó 29 điểm có gác, 19 đường ngang cảnh báo tự động và 26 đường ngang có biển báo) và 124 đường dân sinh đi qua đường sắt do người dân tự ý mở bất hợp pháp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra an toàn giao thông.
"Việc Công ty đầu tư, lắp đặt các cần chắn bán tự động là một trong những giải pháp hiệu quả để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, giảm thiểu các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra", ông Khánh nói.
Ngọc Minh
Theo Thanhnien
Tàu hỏa kéo lê trên đường ray, một người tử vong tại chỗ Vào khoảng 19 giờ ngày 27.7, trên địa bàn TP.Biên Hòa (Đồng Nai) xảy ra một vụ tai nạn đường sắt khiến một người tử vong. Hiện trường vụ tai nạn. Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, đoàn tàu SE5 do lái tàu Lê Văn Trung điều khiển đang chạy theo hướng từ Hà Nội - Sài Gòn, khi đến...