Tàu lớn nhất của hải quân Philippines va chạm với tàu chở dầu
Tàu vận tải chiến lược BRP Tarlac, con tàu lớn nhất của hải quân Philippines, đã bị hư hại sau vụ va chạm với một tàu chở dầu.
Tàu BRP Tarlac của hải quân Philippines (Ảnh: philstar)
Inquirer đưa tin, tàu BRP Tarlac đang neo đậu tại căn cứ hải quân Romula Espaldon ngoài khơi tỉnh Mindanao hôm 19/9, thì bị tàu chở dầu Tosca của Liberia đâm phải vào lúc 7 giờ tối giờ địa phương.
Giới chức hải quân Philippines cho biết mặc dù không thủy thủ nào bị thương trong vụ va chạm nhưng tàu BRP Tarlac đã bị hư hại nhẹ ở bên mạn phải.
“Căn cứ hải quân Romula Espaldon đã mở một cuộc điều tra để tìm hiểu vụ va chạm”, Đại tá Edgard Arevalo, một phát ngôn viên quân đội Philippines, cho hay.
Tàu Tosco, chở 21 người Philippines và một người Ukraine, khi đó đang lên đường tới Bintulo, Malaysia.
Được bàn giao cho Philippines hồi tháng 5, Tarlac là một tàu vận tải chiến lược (SSV) do hãng đóng tàu nhà nước PT PAL của Indonesia chế tạo. Nó nằm trong khuôn khổ một hợp đồng mà PT PAL giành được hồi năm 2014 trị giá 92 triệu USD nhằm chuyển giao 2 tàu SSV cho Philippines (chiếc còn lại dự kiến được bàn giao giữa năm 2017).
Video đang HOT
Tàu Tarlac dài 120m, rộng 21m. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 11.583 tấn, và có vận tốc tối đa 30km/h, với tầm hoạt động 7.500 hải lý.
Các tàu vận tải chiến lược như Tarlac có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm việc đáp ứng các nhu cầu vận tải và hậu cần trên biển, trong đó có trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa, cũng như làm tàu chỉ huy và kiểm soát trong các hoạt động lớn hơn.
Trong những tuần gần đây, Tarlac đã được sử dụng làm tàu chỉ huy và kiểm soát cho các sứ mệnh phong tỏa biển tại Sulu nhằm chống lại nhóm phiến quân Abu Sayyaf.
Phát ngôn viên hải quân Philippines Lued Lincuna cho biết con tàu sẽ được sửa chữa nhưng các hoạt động hiện thời không bị ảnh hưởng.
An Bình
Theo Dantri
Airlander 10 - Máy bay "khủng" nhất thế giới lần đầu cất cánh thành công
Airlander 10 đã hoàn thành hành trình đầu tiên dài 20 phút gồm cất và hạ cánh tại sân bay Cardington, Anh. Trước đó, chiếc máy bay lớn nhất thế giới này đã hoãn chuyến bay dự kiến vì trục trặc kỹ thuật vào ngày 14/8.
Airlander 10 có cấu tạo là sự kết hợp của khí cầu, máy bay và cả trực thăng.
Chiếc máy bay kết hợp kinh khí cầu hình thù dị thường này cao 26 m, rộng 44 m và dài 92 m - tức là dài hơn khoảng 15 m so với những chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới.
Airlander 10 là chiếc máy bay "khủng" nhất thế giới, phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Airlander 10 ban đầu được phát triển cho quân đội Mỹ với vai trò là máy bay do thám, nhưng sau đó dự án bị dừng lại do ngân sách cắt giảm.
Công ty sản xuất Hybrid Air Vehicles (HAV) cho biết, Airlander 10 còn có chức năng của một phương tiện thương mại, như để chở hàng hay thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ.
HAV đã được chính phủ Anh tài trợ 3,7 triệu USD để phát triển dự án. Stephen McGlennan, giám đốc điều hành HAV chia sẻ, chiếc máy bay này rẻ và thân thiện với môi trường hơn so với công nghệ trực thăng khi không gây tiếng ồn và xả thải ít.
Airlander 10 có thể bay liên tục trong vòng 5 ngày nếu chở người hoặc hàng hóa và 10 ngày trong tình trạng không tải.
Máy bay khổng lồ này có thể mang theo 48 hành khách và bay với tốc độ khoảng 145 km/giờ ở độ cao trên 6.000m.
Đặc biệt, Airlander 10 có thể cất cánh và hạ cánh theo chiều dọc trên mọi địa hình, từ đất bằng, băng tuyết, sa mạc tới mặt nước.
Theo_Kiến Thức
Hãng khai mỏ lớn nhất thế giới lỗ nặng chưa từng thấy Khoản lỗ "kinh hoàng" nhất của BHP Billiton kể từ khi BHP thành lập vào năm 1851... BHP Billiton, hãng khai mỏ lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường, ngày 16/8 báo khoản lỗ cả năm lớn kỷ lục 6,4 tỷ USD. Theo hãng tin CNBC, những nguyên nhân khiến BHP Billiton lỗ nặng bao gồm sự đặt...