Tàu lặn Trung Quốc sắp ra Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc nói nước này sắp cho tàu lặn Giao Long lặn thử nghiệm ở Biển Đông và vùng phía bắc Thái Bình Dương.
Theo Tân Hoa xã, hôm nay (8/6), tàu lặn Giao Long được ghép nối thành công với tàu mẹ Hướng Dương Hồng 09. Sau đó, hai chiếc tàu này sẽ tiến ra Biển Đông và vùng biển phía bắc Thái Bình Dương, dự kiến 10/6 sẽ thực hiện chuyến lặn thử nghiệm đầu tiên trong năm 2013.
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc – Ảnh: Xinhuanet
Tàu lặn Giao Long có khả năng lặn sâu tối đa 7.000m, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, năm ngoái, tàu lặn này lập kỷ lục lặn sâu 7.062m.
Khi đó, báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin sự kiện này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể nghiên cứu và thăm dò, khai thác tài nguyên tại 99,8% các đại dương trên thế giới.
Đưa tàu lặn Giao Long lên tàu mẹ – Ảnh: Xinhuanet
Theo kế hoạch, ngày 10/6, tàu lặn Giao Long sẽ xuống tới khu vực Biển Đông và một số khu vực thuộc biển Tây Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động thăm dò, thám hiểm địa chất đáy biển qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 kéo dài 43 ngày. Tàu Giao Long sẽ tiến hành khảo sát từ Thanh Đảo đến khu vực được nói là “khu vực đã chỉ định trên Biển Đông”.
Dự kiến khu vực hoạt động cách phía Tây Manila, Philippines 200km và nằm về phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Hệ thống cáp đưa tàu lặn Giao Long lên tàu mẹ – Ảnh: Xinhuanet
Giai đoạn 2 kéo dài 42 ngày, bắt đầu từ trung tuần tháng 7. Khu vực hoạt động chủ yếu tại phía Tây Thái Bình Dương với nhiệm vụ điều tra địa chất đáy biển, khí tượng mặt biển, điều tra đa dạng hóa sinh vật biển.
Giai đoạn 3 dài 28 ngày tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với nhiệm vụ chủ yếu thăm dò nguồn tài nguyên biển.
Chuyến lặn thử nghiệm được nói là phục vụ mục đích thu thập, tìm hiểu tài nguyên sinh vật biển. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng tàu lặn Giao Long cũng có thể làm nhiệm vụ do thám với khả năng chụp ảnh đáy biển.
Theo vietbao
Trung Quốc khuấy động các vùng biển gần
Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển, đưa tàu lặn Giao Long ra thăm dò Biển Đông... Trung Quốc chuẩn bị khuấy động các vùng biển gần.
Máy bay tuần tra Y-12 của Trung Quốc bay trên không phận quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, Điếu Ngư/Senkaku.
Tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển
Theo "Báo cáo Phát triển Hải dương 2013" của Viện Các vấn đề hàng hải thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh có dự tính tăng gấp đôi các chuyến bay tuần tra trên biển vào năm 2015.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của các đợt tuần tra trên không đối với việc thực thi luật hàng hải của Trung Quốc.
Theo báo cáo, cho tới năm 2015, Lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ được trang bị các máy bay cánh cố định với tầm bay lên tới hơn 4.500 km. Loại máy bay này được cho là có khả năng mang nhiều trang thiết bị hơn vì có trọng lượng cất cánh tối đa lớn hơn. Tới năm 2020, Bắc Kinh sẽ triển khai hoàng loạt máy bay khác nhau với các tầm bay khác nhau để phục vụ nhiều mục đích.
Trước đó, Trung Quốc đã bắt đầu tuần tra thường xuyên các vùng biển thuộc Biển Hoa Đông kể từ tháng 7/ 2006 và Biển Đông kể từ tháng 12/2007.
Một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Lực lượng hải giám Trung Quốc cho biết, việc trang bị thêm máy bay sẽ góp phần tăng tần suất tuần tra các vùng biển cho lực lượng này. Hiện Hải giám Trung Quốc sở hữu 10 máy bay, 6 máy bay cánh cố định và 4 trực thăng.
Báo cáo của Trung Quốc cũng nhấn mạnh, việc tăng cường tuần tra ngoài khơi xuất phát từ nhận thức của Bắc Kinh rằng, các vấn đề an ninh hàng hải trực tiếp nhất chính là các mối đe dọa an ninh có nguồn gốc từ những tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Do đó, để ứng biến và giải quyết có hiệu quả hơn các mối đe dọa, Trung Quốc cũng có kế hoạch hợp nhất 4 cơ quan thực thi luật hàng hải hiện nay thành một cơ quan thống nhất.
Theo đó, 4 cơ quan bao gồm Vụ Quản lý Ngư nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển trực thuộc Bộ Công an, Cơ quan chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan và Lực lượng Hải giám trực thuộc Cục Hải dương Nhà nước sẽ được hợp nhất thành Tổng cục Cảnh sát biển.
Tổng cục Cảnh sát biển sẽ nằm dưới sự quản lý của Cơ quan Hải dương Nhà nước Trung Quốc được tái cơ cấu lại. Thông tin chi tiết về kế hoạch tái cơ cấu sẽ được đăng tải trên trạng mạng của cơ quan này.
Bình luận về động thái trên của Bắc Kinh, Wang Fang, một nhà nghiên cứu về chính sách và quản lý hàng hải của Viện Các vấn đề hàng hải Trung Quốc cho rằng, việc tái cơ cấu này rõ ràng sẽ giúp tăng cường các khả năng thực thi pháp luật ngoài khơi của nước này.
Trong năm ngoái, quan hệ Trung-Nhật ngày càng trở nên căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc Biển Hoa Đông. Ở Biển Đông, Trung Quốc vướng vào các tranh chấp lãnh hải với nhiều nước Đông Nam Á mà gay gắt nhất phải kể đến Philippines. Mới đây, Philippines kiên quyết khởi kiện Trung Quốc lên một tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông tuy nhiên Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố, không tham gia vào vụ kiện tụng trên.
Gao Hong, Giáo sư Viện Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc bình luận, các tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông cũng như biển Đông giữa Trung Quốc với các láng giềng sẽ khó lòng giải quyết ngay. Trong khi đó, kinh tế biển ngày càng quan trọng với Trung Quốc. Theo ước tính, GDP liên quan đến các lĩnh vực hàng hải của Trung Quốc tới năm 2013 sẽ tăng 15%.
Riêng trong năm 2012, GDP liên quan đến các lĩnh vực hàng hải đạt 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (814 tỷ USD) và chiếm 9,6% GDP của đất nước, tăng 7,95% so với năm ngoái. Do đó, việc tăng cường tuần tra trên không ngoài khơi của Trung Quốc được cho là không chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế hòng thúc đẩy nền kinh tế biển mà còn nhắm tới mục đích chính trị đó là bảo vệ và tăng cường các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ của nước này tại các vùng biển.
Đưa tàu lặn Giao long khảo sát Biển Đông
Tàu lặn sâu Giao Long của Trung Quốc chuẩn bị được đưa xuống biển ngày 24/6 năm ngoái.
Chưa dừng lại, Bắc Kinh cùng vừa thông báo, các thủy thủ đoàn của tàu lặn Giao Long đang nghiên cứu các dữ liệu về địa lý và đa dạng sinh học của Biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnh khoa học đầu tiên ở vùng biển sâu của con tàu lặn này vào tháng 6 tới.
Giao Long đã đạt được kỷ lục lặn sâu 7.062 mét tại Rãnh Mariana - vùng trũng sâu nhất ở Tây Thái Bình Dương trong lần lặn thử nghiệm hồi tháng 6 năm ngoái.
Thành tích trên không chỉ giúp Trung Quốc gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu tàu lặn có thể khảo sát các vùng biển sâu (gồm Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Nga) mà còn đưa nước này vượt Mỹ cũng như đặt một dấu mốc trong cuộc chạy đua khám phá nguồn tài nguyên khổng lồ còn tiềm ẩn ở những vùng sâu nhất của các đại dương trên thế giới.
Theo giới khoa học Trung Quốc, với khả năng lặn sâu vượt trội như vậy, Giao Long có khả năng nghiên cứu khoa học và khám phá nguồn tài nguyên ở 99,8 % các đại dương trên toàn thế giới. Theo dự kiến, 3 thủy thủ đoàn sẽ rời cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 5/6 tới để thực hiện sứ mệnh kéo dài 103 ngày.
Ba thủy thủ đoàn ở trong độ tuổi 29-34 là những người trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển, thử nghiệm tàu lặn đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo. Trong 3 thủy thủ đoàn, người duy nhất được đào tạo ở nước ngoài cũng là người lớn tuổi nhất là Ye Cong. Ông Ye đã tham gia khóa đào tạo ngắn hạn với Alvin, tàu lặn sâu không người lái của Mỹ.
Khi Ye trở về Trung Quốc, tàu Jiaolong mới chỉ có khả năng lặn 50 m. Sau đó, ông Ye, công tác tại Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, được bổ nhiệm trở thành thiết kế trưởng cho Giao Long để biến nó thành tàu lặn sâu dưới đại dương. Hai thủy thủ đoàn còn lại của tàu lặn Tang Jiajun và Fu Wentao, cũng chính là học trò của Ye.
Nói về nhiệm vụ của Giao Long, thiết kế trưởng của tàu lặn này nhấn mạnh, nó sẽ được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu khoa học bằng cách lặn sâu xuống đáy biển để lấy các mẫu khoáng sản và sinh vật học, chụp ảnh và quay phim biển sâu, giúp củng cố và thúc đẩy nền kinh tế biển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát quan ngại, các động thái của Trung Quốc đối với các vùng biển trong thời gian tới chắc chắn sẽ khiến các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với nước này "ăn không ngon, ngủ không yên".
Theo vietbao
Tàu lặn Trung Quốc sắp thực nghiệm ở Biển Đông Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, vừa trải qua một số đợt nâng cấp và sẽ tiến ra Biển Đông và Thái Bình dương vào tháng 6 tới để thực nghiệm. Tàu lặn Giao Long trong một chuyến lặn thử. Ảnh: xinhua "Giao Long đang bước vào thời kỳ thử nghiệm trước một lịch trình bận rộn", China Daily...