Tàu lặn Trung Quốc sắp khảo sát ở Biển Đông
Giao Long, tàu lặn có người lái của Trung Quốc, dự kiến sẽ tiến hành các nhiệm vụ thực nghiệm tại Biển Đông trong tháng 5 và tháng 6 năm nay.
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Nhà chức trách Trung Quốc cũng đang cân nhắc việc điều tàu Giao Long tới khảo sát vùng đáy biển quốc tế, để tìm kiếm hạt quặng đa kim tại đông bắc Thái Bình Dương, Global Times đưa tin.
Tháng 6/2012, tàu Giao Long đã lập kỷ lục lặn mới của Trung Quốc, sau khi chạm tới độ sâu 7.062 m dưới mực nước biển, trong lần lặn thứ 5 ở Rãnh Mariana, nơi sâu nhất hành tinh tại Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trung Quốc luôn khẳng định chương trình tàu lặn của nước này nhắm tới nghiên cứu khoa học, thám hiểm hòa bình và tài nguyên thiên nhiên. Các nhà khoa học cho rằng đáy của các đại dương chứa đựng nhiều khoáng sản có giá trị tiềm tàng, nhưng độ sâu quá lớn gây nên những khó khăn về công nghệ đối với việc khai thác chúng trên diện rộng.
Theo VNE
Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn sâu ra Biển Đông
Trung Quốc hôm qua cho biết con tàu Giao Long, mới lập kỷ lục lặn sâu hơn 7.000 m hồi tháng trước, sẽ lặn xuống Biển Đông vào năm tới.
Tàu lặn sâu nhất Trung Quốc sẽ lặn xuống Biển Đông trong năm sau. Ảnh: Xinhua
Đây là "một phần của kế hoạch chuẩn bị khai thác thương mại khu vực đáy biển trong tương lai", China Daily dẫn nguồn Hiệp hội nghiên cứu tài nguyên khoáng sản đại dương của Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc cho biết Giao Long, tàu lặn có người lái được trang bị công nghệ tiên tiến nhất Trung Quốc, sẽ thực thi nhiệm vụ lặn xuống Biển Đông vào tháng 4 và tháng 5 năm sau, sau khi đạt được độ sâu kỷ lục hơn 7.000 m xuống rãnh Mariana tại tây bắc Thái Bình Dương hồi tháng 6.
Các chuyên gia Trung Quốc nói với AFP rằng tàu Giao Long có thể được sử dụng để nghiên cứu khoa học, thu thập các mẫu sinh vật biển và nghiên cứu các cấu trúc địa chất, cũng như phát triển khoáng sản trong tương lai. Con tàu sẽ cho Trung Quốc năng lực khám phá 99% đáy biển thế giới.
Nhiệm vụ đầu tiên của con tàu trong khu vực là nghiên cứu "những thông tin và sự phát triển" ở dưới đáy Biển Đông. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu mỏ dưới đáy Biển Đông đạt hơn 213 tỷ thùng dầu, tương đương với khoảng 80% trữ lượng dầu mỏ của Saudi Arabia.
Kế hoạch lặn này được Bắc Kinh đưa ra trong thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tăng cao xung quanh vấn đề Biển Đông. Các nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, và Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền tại đây.
Cuối tuần trước, đội 30 tàu cá của Trung Quốc bắt đầu đánh cá trong khu vực đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, dưới sự yểm trợ của tàu Ngư Chính lớn nhất Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định việc các tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động ở Trường Sa là phi pháp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Cùng thời điểm, một tàu hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, khiến vụ "chạm mặt" giữa Trung Quốc và quốc đảo Đông Nam Á xung quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham càng trở nên khó xử.
Theo VNExpress
Trung Quốc sắp thử tàu lặn ở biển Đông Tờ China Daily dẫn lời giới chức Trung Quốc cho hay nước này sắp cho tàu lặn Giao Long thử nghiệm ở độ sâu 3.000m tại khu vực biển Đông trong tháng 3 hoặc tháng 4. Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ địa điểm cụ thể. Ngoài ra, Tổng thư ký Hội Nghiên cứu và khai thác tài nguyên khoáng sản đại...