Tàu “lạ” đâm chết ngư dân
Như Lao Động đã đưa tin, ngư dân Hồ Dễ – thành viên tàu BĐ – 96352 TS, do ông Phan Văn Điệm (thôn Mỹ An I, xã Hoài Thanh) làm chủ – đã trở lại quê nhà ở thôn Ngọc An Đông, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) hôm 28.6, giữa những giọt nước mắt phẫn uất, hoang mang, buồn tủi của gia đình, hàng xóm.
Cảng cá Tam Quan – nơi thực hiện nghi lễ cầu hồn cho 3 thành viên tàu BĐ – 96352 TS ngày 3.7. Ảnh: X.N
Anh Dễ được một tàu hàng cứu sống đưa về Đài Loan, sau khi tàu cá của anh và 3 ngư dân khác bị tàu “lạ” đâm chìm. Cuộc hồi hương và câu chuyện đau lòng qua lời kể của anh Dễ đồng thời cũng chấm dứt chuỗi tháng ngày mỏi mòn trông đợi của người thân ở trên bờ.
“Trước mặt tối thui”
Sáng 3.7, tại cửa biển Tam Quan, nghi lễ cầu hồn được thực hiện, những di ảnh được đặt lên bàn thờ khói hương nghi ngút. 3 ngư dân vong mạng trên biển là Võ Văn Thành (52 tuổi, ở thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, Hoài Nhơn) và cha con ông Phan Văn Điệm – Phan Văn Tuấn. Tuấn mới vừa tròn 18 tuổi. Bà Trần Thị Bé (44 tuổi, vợ ông Điệm) nay là quả phụ, trong trang phục tang chế sì sụp vái lạy làm lễ cầu hồn cho chồng và con trai.
Hai đứa con còn lại của bà Bé – Phan Thị Đạt, Phan Văn Định – đang học ở TP.Hồ Chí Minh cũng có mặt bên cạnh người mẹ khổ đau. Trong gia đình, Phan Văn Tuấn là đứa con út ít nhiều thua thiệt. “Nó không được ăn học đến nơi đến chốn như chị và anh. Sống thấy người, chết thấy xác, giờ thân xác chồng, con tôi tan biến đâu rồi?” – bà Bé vật vã. Đã 2 năm nay, bà bị căn bệnh viêm gan siêu vi B hành hạ. Cái gia đình 5 miệng ăn, cộng thêm bà mẹ 86 tuổi của ông Điệm là sáu, tất tần tật từ ăn uống, học hành, thuốc thang, trái phải đều trông chờ vào nguồn thu của con tàu 200CV.
“Thì chỉ mới ngóc đầu lên từ 5 – 6 năm nay chứ bao nhiêu. Trước, để nuôi vợ, nuôi con, ổng phải quăng quật làm thuê, làm mướn hoặc đi bạn cho người ta khắp trong Nam ngoài Bắc chứ nào có sung sướng gì. Cứ nghĩ ông trời có mắt…”. Có chiếc “cần câu cơm” thấm đẫm mồ hôi, nước mắt ấy, cả nhà ông Điệm phải thắt lưng buộc bụng, ăn mắm mút dòi, hết dành dụm đến chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Bà Bé rền rĩ: “Hơn 1 tỉ đồng chứ ít ỏi gì đâu. Năm rồi vừa trả cho ngân hàng gần 100 triệu đồng. Còn 150 triệu đồng của bà con cô bác, cứ nghĩ còn người còn của, nợ nần sắp xong. Nào ai học được chữ ngờ…”.
Ông Điệm và bạn chài trước kia thường làm nghề câu rút ở vùng biển Vũng Tàu, Bình Thuận. Gần đây, hưởng ứng chủ trương đánh bắt xa bờ, ông chuyển sang nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển Trường Sa. Trước cú đâm oan nghiệt, tàu ông mới bắt được chưa tới 10 con cá, tổng trọng lượng chừng 300kg. Bà Bé lại khóc: “50 tuổi, nhưng ổng cũng chẳng sức vóc gì nhiều. Bệnh tật cả cân trong đó. Hôm ở nhà, ổng nói với tôi là cố gắng kéo cày trả nợ thêm dăm năm nữa rồi chuyển giao tàu cho thằng Tuấn”.
Bà Bé nói bà và các con muốn tổ chức một lễ cầu siêu thật long trọng hầu mong linh hồn chồng, con cùng bạn chài khỏi phải lênh đênh vất vưởng. “Nhưng lấy gì làm bây giờ. Ngay hai đứa nhỏ đang ăn học trong kia, tôi cũng không biết phải tính sao đây. Mất tàu, mất người thân, nợ nần chất ngất, miếng cơm manh áo còn chẳng biết bấu víu vào đâu nữa là”. Người quả phụ đang lâm trọng bệnh quả đã thật sự suy sụp. Bà sụt sùi bảo nhìn ra bốn phương tám hướng, chỗ nào cũng thấy tối đen như mực!
Anh Hồ Dễ kể lại thảm họa kinh hoàng.
Sống sót
Xóm trưởng xóm 1, Ngọc An Đông Hồ Cào cho biết, hộ anh Dễ thuộc loại “nghèo có sổ có sách”, tức đối tượng được Nhà nước cấp giấy chứng nhận hộ nghèo. 31 tuổi, hôn nhân tan vỡ do cuộc sống gieo neo khốn khó, anh Dễ đang là nơi nương tựa duy nhất cho 2 người đàn bà già nua, ốm yếu. Bà nội anh Dễ năm nay 103 tuổi, hầu như suốt ngày ủ rũ trên giường bệnh. Mẹ anh, bà Trần Thị Hy – 70 tuổi – cũng nay ốm mai đau. Ông Cào chính là người giúp chúng tôi tiếp cận anh Dễ sau hồi lâu lùng sục đường ngang ngõ tắt.
Sau chuyến trở về trắng tay, ngay chiếc điện thoại di động rẻ tiền, anh Dễ cũng không sao có được. Người thanh niên khẳng khiu, gầy guộc dường như vẫn chưa hoàn hồn sau cơn đại nạn. Gần suốt tuần qua, anh cứ tha thẩn khắp làng trên xóm dưới. Còn ở nhà, nếu không buông màn bất động thì anh lại săm soi, tư lự với những vết tích lở lói còn hằn trên da thịt. Tay chân anh Dễ chi chít vết thương chưa kịp liền da do bị cá, cua cào rỉa. Anh Dễ kể, tàu ông Điệm lúc đi có 5 người, một thành viên vì lý do sức khỏe được số phận cứu thoát khỏi tai ương.
Câu chuyện được thuật lại trong cơn thảng thốt của người trong cuộc: “Chúng tôi rời Bến Đá, Vũng Tàu lên đường ra Trường Sa trưa 9.6. Vừa đi vừa túc tắc đánh bắt, đến 2 giờ chiều 19.6, trong lúc mọi người đang ngủ để chuẩn bị chuyến câu đêm thì tất cả bỗng bị nhồi lắc dữ dội. Con tàu hết tung lên lại rơi xuống. Chúng tôi chới với lăn lóc trong khoang. Cố ngước mắt trông ra thì thật kinh hoàng, tàu bị một chiếc tàu sắt đâm thẳng, cắt thành hai mảnh tách rời và đang chìm nhanh xuống biển”.
Đầu óc choáng váng, thân thể rã rời sau những va đập, chấn thương sấm sét, anh Dễ, ông Thành và cha con chủ tàu Phan Văn Điệm gọi nhau cố thoát ra ngoài. Mỗi người quáng quàng chụp lấy một can nhựa, vùng vẫy giữa sóng gió đại dương mù mịt. Anh Dễ phẫn uất: “Sau khi gây tội ác, chiếc tàu sắt thản nhiên bỏ đi, mặc chúng tôi kêu gào như điên như dại. Nó cứ lầm lũi lướt qua như vừa lạnh lùng hoàn tất một công việc bình thường”.
Anh Dễ và những đồng hương sinh tử của mình rồi cũng vuột khỏi tầm mắt của nhau trên mặt biển mênh mang sóng. Anh Dễ may mắn níu được mảnh ván từ con tàu vỡ, thay thế chiếc can nhựa vốn quá mỏng manh. Cơ may sống sót của anh có lẽ nhờ sự run rủi này. Đêm đầu tiên giãy giụa đơn độc giữa trùng khơi, anh Dễ không ngừng van vái biển rộng trời cao cho anh cơ hội trở về với bà, với mẹ.
Đến hôm thứ hai, chút hy vọng mong manh le lói trong anh dần dần lịm tắt bởi đói khát cồn cào như xé da xé thịt, sợ hãi cuống cuồng và nhất là bởi cảm giác cô độc, tuyệt vọng cứ lớn dần, bao chiếm tất cả. Đến hôm thứ ba, khi da thịt bắt đầu bợt bạt, rã ra, cua cá từng đàn bơi theo rúc rỉa, Dễ mê man nghĩ số phận của mình đã bị định đoạt. “Không chết vì kiệt sức, đói khát thì cũng chết vì cá dữ mà thôi” – anh nhớ lại rồi tự thắc mắc không biết sức mạnh nào đã giúp mình cầm cự đến chiều 21.6. “Một tàu hàng Đài Loan đi qua cách chỗ tôi chừng 30m. Thu góp toàn bộ sức tàn, tôi cố bơi về phía đó”.
Những cú rướn quyết định đã cho anh cơ hội sống còn, anh Dễ được đưa về Đài Loan, được thu xếp qua đường ngoại giao để hồi hương như đã biết.
Sự cố của tàu cá BĐ – 96352 TS dù diễn ra đã lâu, song vẫn là một bất ngờ với chính quyền sở tại. Ngày 3.7, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn Nguyễn Quốc Việt cho biết, ông cũng vừa mới nghe tin do không có bất cứ báo cáo nào gửi lên từ gia đình, thôn xã. Ông Việt thông báo đã yêu cầu tìm hiểu gia cảnh từng nạn nhân để quyết định và kiến nghị phương cách trợ giúp, bao bọc.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch xã Hoài Thanh Nguyễn Hữu Kim thừa nhận, phải tới khi ngư dân Hồ Dễ trở về mới biết được đầu đuôi câu chuyện. Hỏi bà Bé thì được giải thích, trước kia cha con ông Điệm từng mất liên lạc với đất liền tới 9 – 10 ngày. Lần này, họ cố tình trì hoãn cấp báo vì vẫn leo lét nuôi dưỡng niềm tin rằng chẳng qua chỉ do điện đài máy móc hỏng hóc mà thôi. Họ đã không dám nghĩ, đã không dám nói ra lời về một kết cục thảm khốc, phũ phàng đến như vậy!
Chỉ riêng xã Hoài Thanh, từ đầu năm đến nay, đã có 4 chiếc tàu trị giá hơn 3 tỉ đồng gặp nạn, mất tích hoặc bị bắt giữ. Ông Trần Phúc – chủ tàu cá BĐ – 95194 TS – cho hay: “Mới đây, tàu “lạ” từng lao vào một tàu cá 350 sức ngựa của Bình Định. Vụ tấn công không làm tổn thất nhân mạng. Ở vụ “đe dọa” khác với một tàu của ngư dân Hoài Nhơn, họ chỉ kịp sống sót nhờ chặt bỏ dây neo, tháo chạy”. Ông Phúc gay gắt: Biển của mình, tài nguyên của mình, ai cho họ cái quyền ngang nhiên lộng hành gieo rắc chết chóc, tai ương?
Không phải lần đầu tiên tai bay vạ gió giáng xuống những làng chài Hoài Nhơn. Tối 3.4.2012, tại vùng biển Trường Sa cách bờ biển Nha Trang 160 hải lý về phía đông nam, tàu BĐ – 51349 do thuyền trưởng Lê Văn Lương điều khiển bị một tàu sắt đâm vỡ mạn. 9 thuyền viên may mắn thoát chết nhờ một tàu Panama cứu hộ. Xa hơn, ngày 21.2.2011, tàu BĐ – 95378 của ông Lê Văn Độ (Hoài Hương, Hoài Nhơn) bị một tàu dầu nước ngoài đâm chìm rồi bỏ chạy. Vụ va chạm khiến ngư dân Võ Xuân Cường thiệt mạng.
Theo Lao Động
Ai dắt em đi qua nỗi đau? (P.11)
Dẫu Tâm Lan đau đến quặn thắt nhưng trái tim cô không bao giờ thôi nhớ đến anh
- Tâm Lan, nghe mẹ nói này. Dậy đi con, phải ăn chút gì thì mới có sức chứ? Da dẻ xanh như tàu lá, hay ngày mai con điện thoại tới văn phòng, nghỉ một vài hôm cho lại sức con à!
Ánh mắt bà Xuân đượm buồn. Bà nhìn đứa con gái tội nghiệp vẻ đầy xót thương. Để tô cháo và ly nước cam xuống bàn, bà cài chốt một bên cửa sổ lại. Giọng bà vẫn đầy lo lắng:
- Con mở cửa thế này, gió đêm lùa vào sẽ trúng gió mất thôi. Nghe lời mẹ, ráng dậy mà ăn vài miếng cháo cho tỉnh người đi con.
- Con thấy nhạt miệng quá, mẹ ạ!
Giọng Tâm Lan thều thào. Cô đã tự giam mình trong phòng suốt nhiều giờ đồng hồ ngay sau khi đi làm về. Buổi nói chuyện với Hoàng Minh khiến cô như nghẹt thở. Cuộc đụng chạm với Kiều Thanh càng làm cô mất bình tĩnh hơn. Tâm Lan vẫn luôn tự hỏi, gần mười năm qua, Hoàng Minh vẫn luôn lừa dối cô ư?
Bà Xuân ngồi xuống cạnh giường và đưa tay vuốt phần tóc đang che kín nửa khuôn mặt của Tâm Lan sang hai bên vành tai. Nét mặt bà Xuân vẫn điềm đạm và bình tĩnh như lâu nay bà vẫn thế. Nhưng mấy ai hiểu, trong lòng bà là cả một cơn giông ngập gió và từng đám mây đen luôn ùn ùn vây bủa.
- Ăn chút cháo nhé Tâm Lan. Mẹ mới nấu, ngon lắm. Sáng nay, mẹ còn gặp mẻ cam tươi, mẹ mua vài ký lận. Con bé Nguyên Thảo ngoan ghê, nó ăn hết tô cháo rồi tự giác vào phòng ngủ. Còn nhỏ thế mà đã biết thương mẹ, thương ngoại.
Tâm Lan bật người dậy ngay lập tức và chạy vội ra khỏi phòng, cô mặc kệ những cơn đau vùng lưng, vùng ngực đang hành hạ mình. Bà Xuân vội gọi với theo mà không hiểu đứa con gái đang định làm gì. Để tô cháo xuống bàn, bà lật đật chạy theo sau.
- Tâm Lan, đi đâu vậy con? Từ từ thôi chứ? Cầu thang trơn lắm, mẹ vừa mới lau nhà.
- Con qua phòng bé Thảo. Mẹ cứ để đấy lát con ăn được rồi ạ. Mẹ ngủ sớm đi nhé!
Giọng Tâm Lan khàn khàn đáp lại, rồi cô cẩn thận bước từng bước một theo như lời bà Xuân vừa cảnh báo. Cảm giác chòng chành như đi trên một chiếc cầu khỉ làm cô run rẩy. Sàn nhà lạnh toát khiến làn da bắt đầu nổi mẩn. Trong cơn sốt mê man lúc chiều còn đọng lại, cô xúc động nghẹn ngào nhớ thương: " Anh Minh, sao bữa nay lại giúp em lau nhà thế. Anh thật là tốt với mẹ con em..."
Cứ thế, chưa bao giờ cô ngừng suy nghĩ về anh, mặc cho những lời nói sau từng buổi gặp mặt đều có "độ sát thương" quá lớn. Vẫn mãi một tình yêu như vậy, trái tim cô dẫu có đau quặn thắt cũng chẳng bao giờ thôi hướng đến anh... Chẳng biết tới bao giờ, linh hồn cô và linh hồn anh mới được quyện hòa làm một?
Bé Nguyên Thảo vẫn thức và nghịch con gấu bông mà Hoàng Minh mua tặng nó vào dịp sinh nhật vừa qua. Con mèo trắng lim dim mắt, nó nằm gọn lỏn trong chiếc chăn bông được Tâm Lan gấp lại gọn gàng vào hồi sáng. Nghe thấy tiếng cửa mở, bé Thảo chồm người dậy và nói lớn.
- Ba về! Ba về! Mẹ Lan ơi...
- Không. Mẹ đây con. - Vừa chốt cửa, Tâm Lan vừa nhắc con gái: Nhỏ tiếng thôi con gái, trời khuya lắm rồi. Phải để ngoại và gia đình cậu Lộc ngủ nữa chứ? Ba Minh đi công tác Hà Nội cơ mà, còn lâu lắm ba mới về. - Tâm Lan ngồi xuống mép giường, cô mở rộng vòng tay ôm lấy bé Nguyên Thảo. Sau vài giây, cô sững sờ nhìn con mèo trắng đang nằm bên cạnh.
- Vâng. - Mặt Nguyên Thảo buồn hẳn, con bé lại kéo chú gấu bông vào lòng và rúc đầu vào ngực cô. Tay con bé vuốt ve lên hàng lông thẳng mượt và trắng muốt của con mèo hoang. - Con biết rồi ạ. Con sẽ ngủ ngay đây.
- Ừ. Nhưng con mèo trắng này ở đâu ra vậy? Bé Thảo?
Câu nói của Tâm Lan vừa dứt thì con mèo trắng cũng mở mắt, tiếng kêu meo meo của nó không còn ai oán như bữa nào. Nó liếm láp ngón tay của cô, rất nhẹ. Theo phản xạ, Tâm Lan vội vàng rụt tay lại nhưng sau vài giây suy nghĩ, cô lại đưa tay ra vuốt ve nó. Nó nhắm nghiền mắt, cái đầu cọ cọ vào tay cô vẻ đầy nũng nịu ngỏ ý như muốn được gần gũi hơn.
- Con không biết ạ! Ngày nào con cũng thấy nó đứng ở bệ cửa sổ phòng. Con gọi nó, nó vô chơi với con suốt cả buổi tối.
- Sao lại ngày nào con cũng thấy nó ư?
- Hình như là nó thích con, mẹ ạ. Ở nhà ba Minh, con cũng nhìn thấy nó. Giờ ở nhà ngoại, nó cũng theo con tới đây. Chẳng phải là nó muốn làm bạn với con sao, đúng không mẹ Lan?
- Con không sợ mèo hoang sao? Nhỡ nó cắn con thì sao?
Tâm Lan đưa cái nhìn đầy vẻ lo ngại về phía con mèo không biết rõ nguồn gốc. Nhưng cô phải thừa nhận một điều rằng: nó rất đẹp, cô chưa bao giờ nhìn thấy con mèo nào trắng xinh và có bộ lông mượt mà như thế. Chỉ có điều, cô vô cùng ghét loài động vật mà nhiều người coi như "thú cưng" này. Nhưng cô sinh ra lại mang tuổi mèo, vì thế cô càng cố tránh xa nó càng tốt.
***
Tâm Lan còn nhớ như in năm lên bốn tuổi, một con mèo nhà hàng xóm đã cắn nát bét chú gấu bông - món quà duy nhất mà ba cô để lại trong suốt những năm tháng tuổi thơ của mình. Con mèo đó đã không chỉ tha con gấu bông của cô đi vĩnh viễn tới một nơi xó xỉnh nào đó của thành phố, mà còn rình từ phía sau, nhảy bổ lên và cắn trộm vào chân cô một cái, sâu hoắm. Khi cô quay lại để đuổi theo thì vấp té ngay ở bậc hiên nhà, chiếc răng sữa chưa đến tuổi phải thay bỗng lung lay đau buốt. Trong khi đó, con mèo đáng ghét kia đã leo tót lên ngọn cây cau ở giữa vườn và ngồi yên vị. Tiếng kêu của nó như tiếng cười nhạo, chế giễu cô. Cơn tức giận khiến Tâm Lan tháo ngay chiếc dép dưới chân mà ném thẳng lên cao. Dù chưa đụng phải một cái lông của con mèo đáng ghét này nhưng hai ngày sau đó, đôi dép có in hình hoa lan được bà Xuân mua vào tuần trước bỗng dưng bị cắn đứt cả hai dây quai đeo.
Tâm Lan căm ghét loài mèo từ đó. Mỗi lần thấy nó lảng vảng gần nhà, cô đều trừng mắt và đứng từ xa hù dọa nó như kẻ thù. Nhưng hễ nó nhe răng và những cọng râu trắng như cước vểnh lên thách thức thì Tâm Lan lại sợ hãi bỏ chạy. Bà Xuân bật cười khi thấy "hai con mèo" này quá ư là khác nhau.
Một thời gian không lâu sau, con mèo cái đến tuổi đủ lớn thì bỏ nhà đi. Tâm Lan vô cùng sung sướng dù ở cái tuổi trẻ con chẳng hiểu thế nào là khái niệm mà bà hàng xóm trả lời: "Con mèo nhà bác biệt tăm rồi. Nếu con thấy nó loanh quanh gần nhà, con nhớ nói bác nghe. Nuôi mèo cái chẳng được tích sự gì cả. Chưa bắt được con chuột nào đã le te đi gào đực".
Bước vào giảng đường đại học, bạn bè ai nấy đều xưng hô và lưu số điện thoại của cô trong danh bạ với nick name vô cùng dễ thương: "Lan mèo". Có người ác ý hơn sau khi nghe câu chuyện Tâm Lan kể, vội hỏi lớn: "Thế bao giờ bạn Tâm Lan nhà mình đi gào đực nhỉ?". Tâm Lan tức giận mà vẫn mắc cười bởi giọng nói "ngang phè phè" của một cậu bạn người Bắc.
Tâm Lan vẫn nhớ như in những kỷ niệm êm đềm bên cạnh Hoàng Minh (Ảnh minh họa)
***
Tiếng kêu của con mèo hoang làm cô hoang mang đến hoảng sợ. Ánh mắt của nó nhìn cô ngày nào vẫn như muốn cào cấu từng khúc ruột, bới xé từng mảnh gan đã in hằn vào sâu trong suy nghĩ...
- Nó rất hiền, con còn dạy nó chơi bóng với con mà. - Bé Thảo tỏ vẻ thích thú khi kể về người bạn mới quen này.
- Thôi được rồi. Mẹ sẽ để nó chơi với con nhưng phải cần thận, biết không? Con ngủ đi... Ba không về đâu... Đừng có đợi... Bé Thảo có nghe lời mẹ nói không?
- Dạ. Con nghe.
Cô hôn lên vầng trán của con bé thay cho nụ hôn của người chồng đáng trách lẫn đáng thương vẫn thường làm.
- Bây giờ thì con ngủ được rồi, mẹ ạ.
Giọng nói trong trẻo của đứa con gái làm Tâm Lan sững người. Cô ú ớ nhìn đôi mắt trong veo của con bé. Và phải khó khăn lắm, Tâm Lan mới đặt được một câu hỏi khi mà tim cô vẫn đang đau quặn lên theo từng nhịp đập.
- Con chờ ba về chỉ đợi ba ôm và hôn con thôi sao?
- Dạ. Và con muốn thấy nụ cười của cả ba và mẹ trước khi đi ngủ nữa.
Bàn tay Tâm Lan xoa xoa hai bên bầu má của bé Nguyên Thảo. Con gái của cô đã biết nghĩ nhiều đến thế rồi ư? Cô an ủi bản thân mình. Rồi cô lại xoa xoa vùng bụng vẫn còn đang phẳng lì.
- Vậy hôm nay, mẹ ngủ cùng bé Nguyên Thảo nghe.
- Mẹ Lan nói thật không?
- Thật.
- Con yêu mẹ nhiều lắm!
- Mẹ cũng rất yêu con!
Tâm Lan cúi đầu và hôn lên vầng trán của bé Nguyên Thảo. Con bé cười tít mắt và chun chun mũi lại.
Trong trí nhớ của bé Nguyên Thảo, để được ngủ chung với cả ba và mẹ là khi nó bị ốm và khóc tu tu. Còn như những ngày bình thường, Hoàng Minh thường làm mặt nghiêm và nhắc nhở: "Nguyên Thảo lớn rồi. Con phải tập ngủ một mình và trông nom búp bê trong phòng chứ?". Nguyên Thảo lắc đầu dở thói mè nheo. Hoàng Minh lại dịu giọng: " Nguyên Thảo không chỉ xinh đẹp mà còn cao lớn. Chiếc giường của ba mẹ lại nhỏ xíu vậy nè. Đúng không con gái? Mà hình như ba vừa nghe thấy tiếng chuột kêu chít chít phát ra từ phía phòng con nữa thì phải". Nghe thấy thế, Nguyên Thảo hớt hải chạy về phòng. Lúc nào ba Minh cũng nhắc nhở, nếu nó không ngủ trong phòng riêng, thể nào chuột cũng tha những con búp bê tóc vàng hoe đi mất.
Tâm Lan ngả người xuống tấm nệm lò xo, cô sải cánh tay sang bên để bé Nguyên Thảo gối đầu. Cô vừa kể những câu chuyện cổ tích xa xưa ru đứa con gái ngủ, lòng vừa nghẹn ngào nặng trĩu nhớ thương. Nước mắt cô ngấn lưng chừng nhỏ giọt và ngấm dần xuống gối chăn. Con mèo trắng nằm ngay bên cạnh bé Thảo, cái đầu ngọ nguậy nằm ngoan hiền. Cô đưa tay vuốt nó, bỗng có một mùi thơm rất lạ như mùi sữa ngai ngái, hay mùi da thịt của trẻ con lan tỏa khắp phòng.
Bà Xuân cũng đang khóc sau cánh cửa gỗ. Những gì đang xảy ra trước mặt, những gì mà bà vừa nghe được chợt thấy lòng quặn thắt, những kỷ niệm quá khứ chôn cất suốt mấy chục năm qua ùa về, nó làm bà đau nhức nhối.
***
Gần ba mươi năm trước
- Mẹ ơi. Sao ba đi mãi mà không về ạ? - Tâm Lan vừa buồn, vừa hỏi mẹ.
- Ba đi công tác cơ mà. Con phải ngoan, học thật giỏi, ba về ba mua quà lớn cho con. - Bà Xuân lúng túng vội xoa đầu an ủi đứa con tội nghiệp của mình.
- Nhưng con chẳng thấy ba viết thư về cho mẹ con mình bao giờ cả. - Tâm Lan thắc mắc với giọng điệu cằn nhằn.
- Ba bận công chuyện, ba phải kiếm tiền để nuôi hai mẹ con mình nữa chứ? - Bà Xuân vẫn dịu giọng và kiên nhẫn giải thích.
- Con nhớ ba lắm. Thế mẹ có nhớ ba không?
- Ừ. Mẹ cũng nhớ. - Bà Xuân cố khóc không thành tiếng và nghiêng đầu sang một bên để Tâm Lan không nhìn thấy những giọt nước mắt đang lăn dài.
- Hôm nay, con tới trường, bọn bạn chọc quê nói con không có ba nên không muốn chơi cùng. Lúc cô giáo phân chia tổ để học bài theo nhóm, cũng chẳng bạn nào chịu cho con vô chung. Buổi chiều đi học về, bạn nào cũng được ba tới rước. Còn con... lủi thủi mỗi một mình. - Tâm Lan cúi gằm mặt và kể lể. Giọng nói có phần hơi lạc đi một chút.
- Tâm Lan này, con không được nghe mọi người nói bậy. Từ ngày mai, mẹ ráng đi làm về sớm rồi đón con. Ba của con là người tốt, ba phải làm việc quần quật để gửi tiền về nuôi con và em trai ăn học. Ở ngoài Bắc rất lạnh, cuộc sống của ba con cùng cực lắm, con có thương ba không?
- Dạ. Con thương.
- Thương ba thì bé Tâm Lan của mẹ phải làm sao nhỉ?
- Phải học giỏi và nghe lời mẹ ạ. Khi nào ba về, ba mua quà lớn cho con.
- Ừ.
Bà Xuân đã từng dỗ dành Tâm Lan như thế mỗi khi cô hỏi về người cha của mình. Dẫu cho người đàn ông ấy có xấu xa hay tàn nhẫn với bà bao nhiêu đi chăng nữa thì bà cũng chẳng mảy may hay biểu cảm một chút gì ra ngoài khuôn mặt. Với tình yêu lớn lao dành cho người đàn ông không xứng đáng, bà vẫn luôn cố gắng xây dựng hình ảnh của một người ba hết mực thương yêu và có trách nhiệm với con cái trong lòng Tâm Lan. Kể cả sau này lớn khôn, cô đã hiểu rõ mọi chuyện thì lòng thù hận về một người ba bội bạc cũng đã vơi đi phần nào. Nỗi niềm của một tuổi thơ được bà xây dựng bằng những ngôn từ hoa mỹ và đẹp như truyện cổ tích, cô vẫn luôn khắc ghi đến từng chi tiết nhỏ cho tới tận bây giờ.
- Mẹ kể về ba đi. Con muốn nghe. - Tâm Lan năn nỉ trước giờ đi ngủ.
- Con thấy trong hình, ba có đẹp không?
Bà Xuân chỉ vào bức hình cưới đen trắng của hai vợ chồng lớn bằng bàn tay để ngay ở thành giường gỗ. Cuộc hôn nhân của ông bà đều không được hai bên gia đình ủng hộ vì mối thù truyền kiếp vẫn chưa thể nào hóa giải. Họ chấp nhận hai bàn tay trắng để cưới nhau, thề nguyền sống chết vẫn luôn bên nhau.
Vậy mà khi Tâm Lan mới chào đời chưa được bao lâu, từ một kỹ sư xây dựng giỏi giang và cần mẫn, ông bất ngờ trở thành kẻ nát rượu và cờ bạc không kể ngày đêm. Ông bỏ đi không nói một lời từ biệt và cũng chưa một lần trở về thăm hai mẹ con. Bà vẫn giữ một niềm tin nơi ông, vẫn hướng tình yêu của mình đến một người không biết còn sống hay đã chết.
Mọi người trách bà dại khi không chịu bước tiếp một lần đò để về già còn có người ở bên chăm sóc. Bà Xuân lắc đầu từ chối: " Tôi phải nuôi con gái mình. Nhất định ông ấy sẽ trở về tìm hai mẹ con tôi".Cứ ngỡ, cuộc đời sẽ xuôi dòng như thế mà trôi đi, bình lặng cảnh " gà mái nuôi con" và trở thành thiếu phụ chờ chồng muôn kiếp như truyền thuyết núi vọng Phu... Nào ngờ...
Sắc đẹp của bà thời xuân trẻ được mọi người ví như bông hoa ngũ sắc, tiếc rằng hoa nở sớm khi cái giá lạnh của mùa đông còn sót lại mà chẳng kịp chờ nắng ấm xuân sang. Những ông lái buôn tiếng tăm người Tàu si mê bà như điếu đổ. Họ hứa sẽ tặng bà những thước lụa vải vóc dài với văn hoa đầy nét tinh xảo của người phương Tây, những món ăn hải sản nổi tiếng mà chỉ thời vua chúa mới được thưởng thức..., hay hứa sẽ cho bà và Tâm Lan một cuộc sống ấm no, đầy đủ, không kể phân biệt cách đối xử với đứa con chung và riêng. Vậy mà, bà Xuân lắc đầu từ chối tất cả những thứ xa hoa, những lời ong bướm đường ngọt. Và đó cũng chính là lý do mà bà mang bầu lần thứ hai do một tên yêu râu xanh đã không thể cưỡng lại tình yêu, dục vọng trước nhan sắc của bà.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cảnh người phụ nữ cô độc, bụng chửa con thơ khăn gói trên chuyến tàu từ Bắc vô Nam khi Tâm Lan vừa tròn ba tuổi. Từ đó, Tâm Lan có thêm một cậu em trai cùng mẹ khác cha, là Lộc.
- Dạ. Đẹp lắm. Ba cao lớn như một vị anh hùng vậy.
Tâm Lan giữ khư khư bức hình ba trong tay. Cô nhìn người ba không chớp mắt với một sự ngưỡng mộ trong mơ hồ. Từ khi Tâm Lan biết gọi ba, gọi mẹ thì người đàn ông ấy đã biến mất khỏi cuộc đời cô và chưa một lần xuất hiện.
- Ba con còn vẽ rất đẹp, ba con xây những ngôi nhà tình thương cho cả những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa nữa. Con có tự hào về ba con không?
- Có chứ ạ. Nếu bạn nào ở lớp còn chọc quê con là đứa không có ba, nhất định con sẽ nói cho bạn đấy biết, ba con là người tốt, ba con là một anh hùng giàu lòng nhân ái, ba còn làm nhiều việc thiện, để bạn ấy phải ghen tị với con.
Bà Xuân vỗ về cho Tâm Lan ngủ. Đã biết bao nhiêu đêm, bà tự xoa nỗi đau của mình mà vẫn luôn trông đợi người đàn ông ấy sẽ quay trở về, dìu bà vượt qua nỗi đau và cùng nhau đi về phía thiên đàng - nơi đấy có thể sẽ hong khô nước mắt. Đã biết bao nhiêu năm, bà luôn mong ngóng: "Tâm Lan lớn lắm rồi, sao ông vẫn chưa trở lại để nhìn thấy sự trưởng thành của con".
***
Bà Xuân khép lại cửa phòng và bước xuống hành lang. Những câu hát ru khe khẽ của Tâm Lan làm bà càng thêm đau khổ. Bóng đêm đen kìn kịt trong căn nhà như muốn nuốt chửng bà xuống hố sâu của những niềm đau tang tóc.
Bà ngồi xuống ghế sô pha ngoài phòng khách và rót một tách trà nóng. Bà nhấp miệng và cảm thấy vị đắng nghét. Nước mắt rơi lõng bõng như muốn lấp đầy khoảng trống của chiếc tách. Bà cứ thế ngồi lặng đi.
Thời gian chậm rãi trôi qua trong căn phòng yên ắng, lặng thinh. Tiếng tích tắc kim đồng hồ chậm rãi gõ nhịp thời gian càng làm không khí đêm thêm nặng trịch.
Hai giờ đêm, có bàn tay ai đang đụng vào khóa cửa ở cổng, nó lay lay phát ra tiếng động. Dù rất khẽ nhưng nó cũng đủ làm bà Xuân chợt tỉnh dậy trong giấc ngủ chập chờn. Bà từ từ đi về phía cổng nhìn ngó xung quanh nhưng bóng dáng của Hoàng Minh và chiếc xe đã mất hút trong cơn xoáy dữ dội của trời đêm.
Bà lắc đầu vì nghĩ mình vừa trải qua một giấc mơ đầy mộng mị. Gió đêm tạt vào người bà, lạnh buốt. Bà như tỉnh hẳn mà vẫn không hiểu vì sao giữa đêm khuya khoắt thế này, bà lại đứng giữa sân nhà tối thui.
Bà Xuân lẩm bẩm rồi lại lắc đầu: "Già rồi, lẩm cẩm quá".
Với tình yêu sâu sắc dành cho Hoàng Minh bao năm qua nhưng anh đã phản bội cô để đến với người đàn bà khác. Liệu Tâm Lan có chấp nhận cảnh "gà mái nuôi con" một mình như bà Xuân đến hết cuộc đời không? Mời các bạn hãy đón đọc phần 12 " Ai dắt em đi qua nỗi đau" vào lúc 8h00 ngày 15/6/2012 nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bị tàu lạ tông, 12 ngư dân gặp nạn Chiều25/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang điều tra làm rõ vụ một tàu cá ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, bị tông, làm một ngư dân bị thương. Được biết vào khoảng 22h30 ngày 24/10, tại vùng biển xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, chiếc tàu cá mang số hiệu QNG 9222 TS, của ông Trần Ngọc...