Tàu khu trục Trung Quốc thực hiện hải trình đơn độc 10.000 hải lý
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp 052D có tên Ngân Xuyên (Yinchuan) của Hải quân Trung Quốc đã một mình thực hiện hành trình trên 10.000 hải lý.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp 052D Yinchuan. Ảnh: China Daily
Các chuyên gia đánh giá diễn biến này cho thấy khả năng “tự cung tự cấp” của chiến hạm này cũng như nỗ lực của Hải quân Trung Quốc trong khám phá vùng biển xa hơn.
Trang Weibo chính thức của Hải quân Trung Quốc vào ngày 29/1 đã đăng tải thông tin về Yinchuan. Theo đó, tàu khu trục này đã tự thực hiện hải trình 10.000 hải lý (18.520 km).
Video kèm theo trong bài đăng có hình ảnh tàu Yinchuan phóng tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Bên cạnh đó, còn có trực thăng chống tàu ngầm cất cánh và hạ cánh trên Yinchuan. Tàu khu trục này còn nhận hỗ trợ bổ sung hàng hải từ tàu khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc không cung cấp thêm chi tiết về hải trình này, như việc địa điểm và thời gian nó diễn ra.
Chuyên gia quân sự Wei Dongxu tại Bắc Kinh ngày 30/1 nhận định với Global Times rằng việc Yinchuan thực hiện được hải trình hơn 10.000 hải lý cho thấy khả năng tự lực của tàu khu trục lớp 052D đã đi xa hơn trên đại dương.
Ông Wei Dongxu nhận xét: “Nói chung, với hải trình đơn độc trên quãng đường dài, chiến hạm vẫn có thể nhận hàng cung cấp từ tàu khác trong giai đoạn đầu. Sau đó, khi chiến hạm đi xa hơn một mình, nó có thể tạm dừng tại cảng biển của các quốc gia thân thiện hoặc nhận hàng hóa từ tàu thương mại lân cận”.
Vào ngày 11/1, tờ Global Times đưa tin các tàu mới của lớp 052D do Trung Quốc phát triển đã được nâng cấp hệ thống động cơ đẩy.
Theo truyền thông địa phương, tàu đầu tiên của lớp 052D mang tên Kunming được phiên chế vào năm 2014 và từ đó đến nay đã có 25 tàu khu trục thuộc lớp này đi vào hoạt động.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lần đầu tiến gần đảo Guam
Gần đây, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện di chuyển gần đảo Guam, một nút quân sự quan trọng trong chuỗi đảo của Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh (bên trái) đang nhận tiếp tế trong chuyến diễn tập chiến đấu trên biển. Ảnh: Xinhua
Tờ Global Times trích dẫn lời các nhà phân tích đánh giá về động thái tiếp cận Guam của tàu Liên Ninh trong quá trình tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
Tờ báo này coi đây là tín hiệu cho thấy tàu sân bay này sẵn sàng bảo vệ Trung Quốc trước các vụ tấn công tiềm tàng của Mỹ được phát động từ đảo Guam.
Nhật Bản đã cập nhật các hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trong thông cáo báo chí hôm 28/12.
Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã phát hiện tàu sân bay này, tàu khu trục lớn Type 055 Vô Tích, tàu khu trục Type 052D Thành Đô, tàu khu trục nhỏ Type 054A Tảo Trang và tàu tiếp tế toàn diện Type 901 Hô Luân Hồ đang thực hiện hành trình ở Tây Thái Bình Dương kể từ khi tiến vào khu vực này hôm 16/12.
Theo thông cáo báo chí của Nhật Bản, Liêu Ninh đã tổ chức cho khoảng 260 chiến đấu cơ và máy bay trực thăng hạ cánh và cất cánh trong khoảng thời gian vừa qua.
Đính kèm bản đồ đánh dấu các tuyến đường của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh từ ngày 17/12 đến ngày 27/12, hãng Kyodo News cho biết trong ba ngày từ 23 - 25/12, nhóm tàu của Trung Quốc đã đi sâu hơn về phía Nam của Tây Thái Bình Dương, đến vùng biển phía Tây đảo Guam, rồi quay trở lại vùng biển phía Đông đảo Đài Loan và phía Nam Nhật Bản từ ngày 25 - 26/12.
Giới quan sát cho biết đây dường như là lần đầu tiên tàu Liêu Ninh tiếp cận đảo Guam.
Theo các chuyên gia, đảo Guam là nơi đóng quân của Không quân Mỹ, cũng như đặt căn cứ máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời được coi là một nút quan trọng chiến lược chuỗi đảo để kiềm chế Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping nói với Global Times rằng Mỹ đang xây dựng một nhóm các căn cứ quân sự ở Guam, Nhật Bản và Australia nhằm vào Trung Quốc, trong đó Guam là căn cứ hoạt động tiền phương cốt lõi có tất cả các loại quân chủng.
Ông Song tin rằng các cuộc tập trận của tàu Liêu Ninh ở Tây Thái Bình Dương rõ ràng mang mục tiêu chiến thuật, vì nó phô trương sức mạnh của đội tàu chiến Trung Quốc trong việc giành ưu thế trên không và kiểm soát vùng biển xa.
Trung Quốc trừng phạt các tập đoàn vũ khí Mỹ vì bán thiết bị quân sự cho Đài Loan Mỹ đã bán 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, với các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense và Raytheon, cho Đài Loan (Trung Quốc). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: fmprc.gov.cn Hãng tin Reuters ngày 16/9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết,...