Tàu khu trục Mỹ diễn tập cùng Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục USS William P. Lawrence (DDG-110), thuộc lớp Arleigh Burke, của Hải quân Mỹ đã tới vùng ngoài khơi của cảng Karachi để tham dự cuộc diễn tập đa quốc gia AMAN-13 do hải quân Pakistan tổ chức từ ngày 4 đến 8-3. Trung Quốc cũng cử lực lượng hải quân cùng tham dự với Mỹ trong cuộc diễn tập này.
USS William P. Lawrence là một trong những tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, có khả năng đảm bảo an ninh cho tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trên biển.
Tàu USS William P. Lawrence (DDG-110)
của Hải quân Mỹ đến tham gia diễn tập AMAN-13
Video đang HOT
Có tất cả 13 quốc gia cử lực lượng của mình, trong đó có cả những tàu chiến, đến để tham dự thực sự vào cuộc diễn tập AMAN-13. Ngoài Mỹ còn có một số nước lớn khác như Australia, Anh, Italy, Nhật Bản, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ. Có 20 nước khác cũng cử các quan sát viên của mình đến cuộc diễn tập này, trong đó có Nga và Đức.
AMAN-13 là cuộc diễn tập lần thứ 4, kể từ sau lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2007.
Tư lệnh hạm đội của Pakistan, Chuẩn đô đốc Khan Hasham Bin Siddique
trong lễ khai mạc diễn tập AMAN-13
Mục đích của cuộc diễn tập này là nhằm thúc đẩy hòa bình và sự ổn định trong khu vực và nâng cao khả năng phối hợp giữa lực lượng hải quân của các nước tham dự.
Theo thông báo của Hải quân Pakistan, “cuộc diễn tập AMAN-13 là để chia sẻ thông tin, tăng sự hiểu biết lẫn nhau và cùng xác định những lợi ích chung trong khu vực”. Đồng thời cuộc diễn tập này cũng nhằm “biểu lộ sự đoàn kết trong chống tội phạm khủng bố và giữ gìn an ninh trên biển”.
Đội danh dự bắn súng, khai mạc cuộc diễn tập AMAN-13
Tại khu vực biển ngoài khơi Pakistan, đặc biệt là khu vực giáp ranh với Somalia, những năm gần đây thường xảy ra các vụ tấn công các tàu thuyền đi lại trên biển. Bọn hải tặc Somali đã bắt giữ rất nhiều tàu biển để chiếm đoạt hàng hóa và chủ yếu là để đòi những khoản tiền chuộc với giá trị lên đến hàng triệu USD.
Theo ANTD
Nâng hình ảnh "mũ nồi xanh"
Trong một thế giới ngày càng có nhiều thách thức, thì vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ càng được thể hiện rõ, đòi hỏi phải được đầu tư để hoạt động có hiệu quả.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại một điểm nóngở châu Phí
Đó là lời kêu gọi mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra tại hội nghị của Hội đồng bảo an LHQ với chủ đề "Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ: Một bước tiếp cận đa chiều". Theo người đứng đầu LHQ, tất cả các quốc gia cần chung sức hỗ trợ về quân sự cũng như nhân lực để các lực lượng nói trên hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại các điểm nóng trên toàn cầu.
Thành lập năm 1948, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ được xem là công cụ sống còn của cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh toàn cầu. Khi mới ra đời, lực lượng này chỉ là một phái đoàn quan sát viên quân sự, còn hiện nay, đã phát triển thành nhiều thành phần: các quan sát viên quân sự, các đơn vị "mũ nồi xanh", cảnh sát dân sự, các nhân viên dân sự của hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có 88 nước thuộc Phong trào Không liên kết và các nước đang phát triển.
Trong hơn 6 thập kỷ qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột quốc tế như ở Afghanistan, Iran, Iraq giúp Campuchia, Mozambic, Angola giải quyết nội chiến từng bước ổn định tình hình ở Cộng hòa Trung Phi không để chiến tranh lớn nổ ra giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ - Pakistan... Có thể nói vai trò của lực lượng này đã được khẳng định mà bằng chứng là năm 1988, lực lượng "mũ nồi xanh" LHQ được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình.
Điểm nổi bật là chi phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ít tốn kém hơn nhiều nếu để chiến tranh xảy ra. Theo thống kê của LHQ, chi phí này là 2,63 tỷ USD/năm (bằng 2,7% so với tổng chi phí quân sự trên toàn thế giới). Trong số gần 1 triệu lượt quân nhân, cảnh sát, viên chức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, có gần 3.000 nhân viên thiệt mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ. Số thương vong này chỉ chiếm 0,04% lực lượng tham gia, thấp hơn nhiều so với số thương vong của các bên tham chiến trong các cuộc chiến tranh.
Như vậy có thể thấy, hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vẫn là biện pháp hiệu quả, ít thiệt hại cả về nhân lực lẫn tài lực của quốc tế và của các quốc gia có xung đột. Chính vì thế mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nêu rõ các nước ủy viên HĐBA cần nỗ lực hơn nữa nhằm gắn kết cộng đồng thế giới, song song với việc đặt những ưu tiên của công tác gìn giữ hòa bình lên hàng đầu ở mỗi nước.
Theo ông Ban KiMoon, những ưu tiên đó là tăng cường các khu vực an ninh quốc gia, thực hiện các chương trình nhằm đưa cựu chiến binh trở lại cuộc sống bình thường, củng cố các điều luật, hòa giải và tiến trình chính trị, bên cạnh đó đảm bảo sự bảo vệ dân thường và các quyền con người, xây dựng các thể chế chính phủ và cung cấp hỗ trợ nhân đạo.
Để hình ảnh "mũ nồi xanh" như là người kiến tạo hòa bình, LHQ cần cam kết hỗ trợ những thỏa thuận chuyển giao bên cạnh những ưu tiên quốc gia đã được xác định rõ ràng và có sự giám sát thường kỳ của LHQ nhằm đảm bảo sự phối hợp đúng đắn giữa những người có kỹ năng và những người có năng lực để đáp ứng tiến trình của các sứ mệnh gìn giữ hòa bình.
Theo ANTD
10 sự kiện thế giới nổi bật 2012 Những trận bão, lũ lớn trong năm qua khiến hàng nghìn người chết và mất tích Một vụ xả súng vô cớ ở Mỹ cũng cướp đi hàng chục sinh mạng,... Trong bối cảnh đó, người dân thế giới hồi hộp chờ đợi ảnh hưởng từ những nhà lãnh đạo nhiệm kỳ mới ở Trung Quốc, Mỹ, Triều Tiên, Nga... 1. Ông Tập...