Tàu khu trục Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp
Hải quân Mỹ đã điều một tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, báo chí Mỹ đưa tin.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Hải quân Mỹ.
Việc điều tàu diễn ra vào sáng sớm nay 27/10 giờ địa phương. Reutersdẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen đang ở gần bãi Xu Bi và Vành Khăn (thuộc quần đảo Trường Sa), trước đây đều là các bãi ngập nước khi thủy triều cao trước khi Trung Quốc thực hiện dự án bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo nhân tạo năm 2014.
Tàu USS Lassen dự kiến ở khu vực vài giờ, mở màn cho một loạt thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, quan chức trên nói thêm.
Trước đó, BBC đưa tin, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Hải quân Mỹ sẽ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra của tàu USS Lassen có thể diễn ra gần bãi đá Xu Bi và Vành Khăn.
Báo chí Mỹ dẫn lời một quan chức giấu tên nói rằng 2 máy bay trinh sát P-8A và P-3 có thể hộ tống tàu khu trục USS Lassen.
Các cuộc tuần tra có thể diễn ra trong những tuần tới, quan chức Mỹ giấu tên nói.
Không rõ là giới chức Trung Quốc có được thông báo về các kế hoạch của Mỹ hay không.
Mỹ lập luận rằng, theo luật pháp quốc tế, việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi cạn ngập nước trước đó không cho phép một quốc gia tuyên bố giới hạn lãnh hải, có nghĩa là không có vùng 12 hải lý. Trên cơ sở đó, Trung Quốc không có lý do gì để từ chối tàu của các nước khác, bao gồm tàu quân sự, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.
Video đang HOT
Các cuộc tuần tra là thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ cho tới nay đối với vùng 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố quanh các đảo nhân tạo. Động thái này chắc chắn cũng khiến Bắc Kinh nổi giận, khi Trung Quốc hồi tháng trước ngang nhiên tuyên bố “sẽ không cho phép nước nào” đi vào lãnh hải và không phận ở Trường Sa.
Thông tin về việc Mỹ sẽ điều tàu tới sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đã rộ lên từ đầu tháng này, trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động cải tạo và xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Chính phủ Mỹ được cho là đã thông báo kế hoạch điều tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cho các quốc gia Đông Nam Á và muốn các nước này hiểu rằng hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải sẽ được thực hiện sớm.
Tham vọng bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đất và xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhằm thực hiện tham vọng bành trướng trên biển của nước này.
Bắc Kinh phủ nhận việc quân sự hóa Biển Đông, nói rằng các công trình xây dựng chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam. Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc và rằng hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép.
Washington lo ngại rằng Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo nhằm mục đích mở rộng tầm với quân sự ở Biển Đông.
Các cuộc tuần tra diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ và vài tuần trước một loạt các cuộc gặp thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama và ông Tập kiến sẽ tham dự vào tháng 11 tới.
Ông Tập đã khiến các quan chức Mỹ bất ngờ sau một cuộc gặp với ông Obama hồi tháng trước khi nói rằng Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” các đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Washington và giới chức Mỹ cáo buộc rằng Bắc Kinh đã bắt đầu thiết lập các cơ sở quân sự tại đó.
Các hình ảnh vệ tinh được chụp gần đây cho thấy Trung Quốc đang gần hoàn thành một đường băng trên bãi Chữ Thập, có khả năng tiếp nhận hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc. Hai đường băng khác cũng đang được xây dựng trên bãi Vành Khăn và Xu Bi.
Một số quan chức Mỹ cho rằng các cuộc tuần tra nhằm một phần thử thách tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình về quân sự hóa.
Hồi tháng 5, hải quân Trung Quốc đã phát 8 cảnh báo đối với phi hành đoàn trên một máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo, nhưng không vào vùng 12 hải lý.
Cùng tháng đó, tàu chiến ven biển USS Fort Worth của Mỹ đã “đối mặt nhiều lần” với các các tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tuần tra ở Trường Sa.
Vào năm 2013, Tổng thống Obama đã ra lệnh điều 2 máy bay B-52 bay qua Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập ở Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.
Giới chức Lầu Năm Góc nói Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải khắp thế giới để thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng.
Hồi đầu tháng 9, Trung Quốc đã điều tàu hải quân vào bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý quanh quần đảo Aleutian ngoài khơi bang Alaska. Trung Quốc nói rằng đây là một phần hoạt động diễn tập thông thường sau các cuộc tập trận với Nga.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc phản ứng vụ tàu khu trục Mỹ vào gần đảo nhân tạo xây phi pháp
Trung Quốc ngay lập tức phản ứng trước tin Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters ngày 27.10.
Mỹ đã điều tàu khu trục tuần tra gần khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn (ảnh) và Đá Xu Bi của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp - Ảnh: CSIS/DigitalGlobe
Mỹ đã điều tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tiến hành tuần tra quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo quan chức quốc phòng Mỹ, sáng ngày 27.10, tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ đã tới gần Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.
Tàu USS Lassen sẽ tuần tra quanh các bãi đá trên trong vài giờ, và đây sẽ là hoạt động mở đầu cho các cuộc tuần tra mà Mỹ sẽ tiến hành nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù không có tranh chấp tại khu vực này nhưng Mỹ luôn nhấn mạnh lợi ích và tầm quan trọng của hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Động thái của Mỹ ngay lập tức đánh động Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã lên tiếng phản ứng. Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên dùng tự do hàng hải để lấy cớ tiến hành các hoạt động "dằn mặt mang tính cơ bắp". Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ông Chu Hải Toàn tuyên bố Mỹ "cần kiềm chế không nói hay làm bất cứ điều gì mang tính khiêu khích, đồng thời phải hành động có trách nhiệm để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Trong khi đó, Mỹ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông không chỉ ảnh hưởng tới tự do hàng hải mà còn gây căng thẳng. Mỹ còn lo ngại Trung Quốc đang quân sự hóa tại Biển Đông, sau khi nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các đường băng trên các đảo nhân tạo phi pháp này.
Hồi cuối tháng 9, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa tại các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Một số quan chức Mỹ cho rằng việc Mỹ điều tàu tuần tra quanh các đảo nhân tạo chính là một phần kiểm nghiệm tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ lần đầu phối hợp tuần tra trên Biển Đông Hải quân Mỹ thông báo hai tàu chiến USS Fort Worth và USS Lassen đã hoàn thành đợt phối hợp tuần tra đầu tiên trên Biển Đông, thể hiện cam kết của lực lượng này với khu vực. Tàu USS Fort Worth trên Biển Đông hôm 9/7. Ảnh: US Navy. Tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth phối hợp với tàu khu...