Tàu khu trục lá chắn tên lửa Mỹ tới châu Âu
Tàu khu trục đầu tiên trong số 4 tàu khu trục của hải quân Mỹ, chiếc USS Donald Cook đã tới cảng Rota, Tây Ban Nha. Tàu này sẽ trở thành nền móng cho lá chắn phòng thủ tên lửa của châu Âu.
Nga cho rằng hệ thống trên là mối đe dọa trực tiếp tới an ninh nước này.
Chiếc USS Donald Cook sẽ nhập hội với ba chiếc tàu khu trục có tên lửa điều khiển hạng Arleigh Burke, đều được trang bị hệ thống vũ khí Aegis. Trong vòng hai năm tới, chiếc USS Ross, USS Porter và USS Carney sẽ đóng ở Rota, miền nam Tây Ban Nha.
“Lần đầu tiên, một con tàu của hải quân Mỹ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis sẽ đóng thường trực ở châu Âu”, Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký NATO nói. “Sự xuất hiện của USS Donald Cook đánh dấu một bước tiến với NATO, với an ninh châu Âu và với hợp tác liên Đại Tây Dương”.
Việc triển khai 4 tàu khu trục, còn gọi là Phương pháp thích ứng châu Âu, là tâm điểm của hệ thống phòng thủ tên lửa, bao gồm cả dàn tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Romania, hệ thống radar ở Thổ Nhĩ Kỳ và trung tâm chỉ huy tại Ramstein ở Đức, một căn cứ không quân Mỹ.
Video đang HOT
Mối quan tâm quân sự Mỹ ở Địa Trung Hải đã gia tăng trong vài năm gần đây vì xung đột và bất ổn diễn ra khắp Trung Đông và Bắc Phi.
Bốn tàu khu trục trên sẽ tham gia các sứ mệnh an ninh hàng hải, các đợt triển khai và diễn tập của NATO, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.
Theo một thông báo của NATO, hệ thống trên được thiết kế để bảo vệ mọi người dân và lãnh thổ châu Âu.
Hoài Linh (Theo Rian)
Theo VNN
Mỹ phát triển lá chắn tên lửa tàu chiến nhỏ
Hệ thống phòng chống tên lửa giá thành thấp, tầm gần TALON chỉ nặng 230kg và trang bị trên tàu tuần tra, tàu chiến nhỏ.
Hãng Raytheon và L-3 Communications vừa trình làng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn mới. Nó có thể được sử dụng chống lại các cuộc tấn công bằng đường không trên biển và đủ nhỏ để có thể trang bị trên các tàu tuần tra có trọng tải nhỏ.
Hệ thống tên lửa này có tên là TALON được Raytheon và L-3 nghiên cứu chế tạo trang bị trên bệ phóng có tên là LAU-68. Qua các thử nghiệm thực tế trên biển và trên đất liền, TALON đã chứng minh được khả năng, ngoài ra nó và có thể trang bị cho các tàu hải quân có trọng tải nhỏ. Với việc được trang bị hệ thống dẫn đường bằng lade, TALON có thể bắn hạ chính xác mục tiêu trong phạm vi 6km.
Bệ phóng LAU-68D/A được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực trên không của Quân đội Mỹ và nó đang được sử dụng bởi lực lượng Không quân Hải quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ. Các ống phóng được gắn 2 bên thân của máy bay và có 7 quả rocket trong mỗi ống. Nó được trang bị các thiết bị an toàn để đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc nào trong quá trình sử dụng cũng như phi công có thể kiểm soát quá trình phóng đi của những quả tên lửa này cũng như trình tự bắn của mỗi quả.
Thử nghiệm đạn tự dẫn TALON từ bệ phóng LAU-68A/D gắn trên giá điều khiển vũ khí tự động.
Với việc mang phóng đạn rocket dẫn bằng lade TALON, LAU-68A/D trở thành một bộ phận của hệ thống vũ khí dẫn đường chính xác cao uy lực lớn, tấn công chính xác các mục tiêu hơn thông qua hệ thống trinh sát và định vị mục tiêu bằng lade được lắp đặt trên máy bay.
Sau khi phóng, tên lửa có thể được điều khiển trực tiếp trên tàu, sau đó chúng sẽ được điều chỉnh để có thể tấn công chính xác vào mục tiêu đã định. Hệ thống dẫn đường lade sẽ được sử dụng khi tên lửa gần tấn công trực tiếp đến mục tiêu đã định.
"Với sự gia tăng ngày càng lớn với các mối đe dọa bị tấn công bằng các loại tên lửa chống hạm, lực lượng hải quân các nước trên thế giới đang tìm cách để có thể bảo vệ các tàu chiến của họ trước các mối đe dọa này", Phó Chủ tịch phụ trách các sản phẩm hải quân của Raytheon Rick Nelson nói.
Và hệ thống TALON LGR đã chứng minh được khả năng của nó trong quá trình thử nghiệm với sự hợp tác giữa Tập đoàn Raytheon và Công ty L-3.
Được sử dụng như một hệ thống phòng thủ độc lập , kèm theo 7 đạn rocket TALON còn được trang bị một hệ thống quan sát quang học và thiết bị gắn bằng lade RWS. Toàn bộ khối lượng của hệ thống này không quá 230kg.
Theo các quan chức của Raytheon, hệ thống này có thể được tích hợp trên nhiều loại tàu chiến khác nhau từ các tàu tuần tra ven sông cho đến các tàu tuần dương cỡ lớn.
Theo Kiến thức
Mỹ đem "lá chắn" THAAD tới Guam đối phó Trung Quốc? Quân đội Mỹ đang có kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn THAADtại Guam được cho là nhằm đối phó Trung Quốc. Theo tờ SCMP, trong kế hoạch phòng thủ năm 2014, Mỹ dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD trên đảo Guam. Với kế hoạch này, các binh sỹ...