Tàu khu trục khiến Hải quân Trung Quốc ôm hận
Akizuki là thế hệ tàu khu trục mới nhất của Nhật Bản, có thể khiến các tàu chiến của Trung Quốc phải ôm hận khi đối mặt với nó.
Tuy không phải là một thiết kế mới nhưng tàu khu trục Akizuki mang trong mình những công nghệ hàng đầu thế giới.
Trước sự trỗi dậy không ngừng của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này liên tục cho ra đời những thế hệ tàu chiến mới đã khiến các quốc gia khác trong khu vực lo lắng. Sự phát triển chóng mặt của Hải quân Trung Quốc đã đánh thức nền công nghiệp quốc phòng khổng lồ đang “ngủ quên” của Nhật Bản.
Trong năm 2010, Nhật Bản đã lặng lẽ hạ thủy tàu khu trục thế hệ mới Akizuki, làm lu mờ những tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc. Tàu được đóng mới bởi tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi, tàu có chiều dài 150,5 mét, rộng 18,3 mét, mớn nước 5,3 mét, lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn.
Akizuki là thế hệ tàu khu trục được thiết kế để bảo vệ, tạo điều kiện cho các tàu Aegis lớp Kongo rảnh tay thực hiện vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Nó cũng được thiết kế để yểm hộ cho tàu sân bay trực thăng Hyuga khi thực hiện nhiệm vụ. Thiết kế thủy động lực học của tàu khu trục Akizuki tuy không phải là một thiết kế mới mà được nâng cấp từ tàu khu trục Takanami, nhưng lại mang trong mình những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.
So với tàu khu trục Takanami, tàu khu trục Akizuki giữ lại thiết kế boong sau và cách bố trí hệ thống động lực. Cấu trúc thượng tầng của tàu được thiết kế lại hoàn toàn với khả năng tàng hình. Phía trên tháp chỉ huy được bố trí các mảng anten của một loại radar thế hệ mới.
Tàu Aegis “made in Japan”
Điểm tạo nên sức mạnh chiến đấu có “1-0-2″ của tàu khu trục này là hệ thống điện tử cực kỳ tinh vi, lần đầu được áp dụng trên tàu chiến của Nhật Bản. Trái tim của tàu khu trục Akizuki là hệ thống chiến đấu ATECS, hệ thống này bao gồm một radar mạng pha băng tần kép và hệ thống điều khiển hỏa lực FCS-3A.
ATECS là một hệ thống chiến đấu tiên tiến do Nhật Bản phát triển, hệ thống này được giới phân tích quân sự Mỹ đánh giá là một hệ thống Aegis “made in Japan”. Đây là hệ thống chiến đấu được thiết kế để đối phó với một loạt các mục tiêu khác nhau, nó thiết lập một khu vực phòng thủ giúp các tàu hoạt động bên trong khu vực này được an toàn hơn.
Cận cảnh radar băng tần kép OPS-20C được trang bị trên tàu khu trục Akizuki.
Tàu được trang bị một bộ định vị thủy âm OQQ-22, bao gồm một hệ thống định vị thủy âm gắn ở thân tàu và một hệ thống kéo theo. Hệ thống này được đánh giá tương đương với hệ thống định vị thủy âm AN/SQQ-89 của Mỹ.
Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử toàn diện NOLQ-3D. Việc kết nối thông tin trên tàu được thực hiện thông qua hệ thống NOYQ-1B. Hệ thống này hoạt động như một “mạng diện rộng”, cho phép thực hiện việc kết nối thông tin trên tàu với tốc độ cao. Mạng diện rộng này được đánh giá tương đương với mạng diện rộng trên tàu khu trục Zumwalt của Mỹ.
Để đảm bảo khả năng hoạt động cho tàu trong mọi điều kiện, tàu khu trục Akizuki còn được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu phụ OYQ-11. Hệ thống này sẽ bổ sung và khắc phục những lỗi của hệ thống chiến đấu chính. Tàu còn được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh SATCOM, hệ thống liên kết dữ liệu Link-16.
Tàu khu trục Akizuki được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với một pháo hạm 127mm, tầm bắn 30km. Một hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với 32 ống phóng sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM với tầm bắn 50km. Hệ thống Mk41 còn được sử dụng để phóng tên lửa chống ngầm Type-07 VL ASROC.
Video đang HOT
Hai hệ thống phóng ngư lội hạng nhẹ HOS-303 324mm với 3 ống phóng/cụm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS 20mm. Vũ khí mạnh nhất của tàu khu trục Akizuki là 8 tên lửa chống hạm Type-90 tầm bắn 200km.
Sàn đáp trực thăng ở đuôi tàu được thiết kế khá rộng đủ chỗ cho 2 trực thăng chống ngầm hoạt động, nhưng thông thường tàu chỉ mang theo 1 trực thăng chống ngầm SH-60. Tàu sử dụng hệ thống động lực tuabin khí Rolls Royce Spey SM1C cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/h.
Tàu chiến của Trung Quốc phải ôm hận
Tàu khu trục Akizuki có vai trò thiết kế tương tự như Type 054A của Trung Quốc. Type 054A sẽ là một trong những tàu hộ tống chính cho hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh hay các tàu đổ bộ tấn công của Trung Quốc.
Cận cảnh vị trí lắp đặt tên lửa chống hạm Type 90 tầm bắn 200km trên tàu khu trục Akizuki.
Xét về đặc tính kỹ chiến thuật thì Type 054A của Trung Quốc hoàn toàn không có cửa khi so với tàu khu trục Akizuki của Nhật Bản. Thậm chí tàu khu trục được đánh giá là hiện đại nhất của Trung Quốc Type 052C cũng lép vế khi so sánh với tàu khu trục Akizuki.
Điểm tạo nên sự vượt trội của Akizuki so với các tàu chiến của Trung Quốc là hệ thống điện tử rất tinh vi, đây cũng là thế mạnh của các vũ khí do Nhật Bản sản xuất.
Hiện tại, 2 trong 4 chiếc tàu khu trục Akizuki đã đi vào hoạt động trong biên chế lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu khu trục Akizuki sẽ phối hợp với tàu Aegis Kongo tạo nên chiếc ô phòng thủ hỗ trợ cho nhau giúp Nhật Bản đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau.
Theo Xahoi
Nhật Bản tăng cường giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc
Hôm nay, Nhật Bản đã tăng cường công tác tuần tra ở biển Hoa Đông nhân kỷ niệm một năm ngày nước này quốc hữu hóa 3 trên 5 hòn đảo ở Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là đảo Điếu Ngư.
Tàu cảnh sát biển Nhật Bản PS206 phía trước đảo Houou, một trong những 5 hòn đảo có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa ông.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Á châu đã suy sụp tới mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật vào ngày này cách đây đúng một năm.
Khi đó, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ hành động của chính phủ Nhật Bản bằng cách thường xuyên đưa tàu bè và máy bay đến tuần tra tại khu vực chiến lược này. Gần đây, các hành động của Trung Quốc còn được đẩy lên nấc thang mới với việc Bắc Kinh phái cả tàu tuần duyên, oanh tạc cơ và máy bay không người lái đến khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên, Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói rằng Tokyo sẽ giữ vững lập trường đối với quần đảo Senkaku. Ông cũng bày tỏ "rất lấy làm tiếc" trước việc Trung Quốc không ngớt phái tàu đến vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản.
Hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga còn tuyên bố Nhật Bản không loại trừ khả năng phái nhân viên chính phủ đến làm việc trên những hòn đảo không có người ở này, coi đây là một hình thức bảo vệ chủ quyền hợp pháp.
Tuyên bố của ông Yoshihide Suga đã nhanh chóng vấp phải sự chỉ trích kịch liệt của Trung Quốc, buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải đề nghị mở các cuộc thảo luận cấp cao để giải quyết. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ đề nghị này và cho rằng Tokyo phải nhượng bộ trước để giảm bớt căng thẳng.
Dưới đây là lịch sử tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc:
1894: Chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất bắt đầu.
1895:
14-1: Nhật Bản đơn phương chiếm 5 đảo và ba nhóm đá không quặng ở biển Hoa Đông, đặt tên là Senkaku.
17-4: Nhà Thanh của Trung Quốc nhượng Đài Loan và các đảo dọc theo đó cho Nhật Bản theo thỏa ước Shimonoseki, chấm dứt cuộc chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất.
Quần đảo Senkaku không bao gồm trong thỏa ước này.
1896: Chính phủ Nhật Bản cho ông Tatsushiro Koga thuê 4 hòn đảo thuộc Senkaku là Uotsuri, Minami, Kita, và Kuba. Ông Koga thiết lập các cơ sở sản xuất cá khô và thu thập lông chim.
1932: Chính phủ Nhật Bản bán 4 đảo này cho Zenji, con trai của ông Koga. Đảo thứ 5, Taisho, vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Gia đình ông Koga xuất khẩu hải sản từ những đảo này.
1940: Gia đìnhKoga chấm dứt các hoạt động sản xuất tại 4 hòn đảo trên do tác động của cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhì. Từ đó, các hòn đảo này không có người ở.
1945: Nhật đầu hàng, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II. Nhật Bản trao trả Đài Loan và các hòn đảo quanh đó cho Trung Quốc theo các tuyên cáo Cairo và Potsdam. Quân đội Mỹ chiếm quyền kiểm soát chuỗi đảo Senkaku và Rykyu của Nhật Bản.
1951: Nhật Bản chấp nhận để Mỹ quản lý các đảo Rykuyu và Senkaku, có ghi trong hiệp ước San Francisco.
1969: Phúc trình của Liên hợp quốc dẫn kết quả khảo cứu cho thấy có trữ lượng lớn dầu lửa trong vùng biển của dãy đảo Senkaku.
1971: Đài Loan, Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền trên các đảo này và gọi đó là Điếu Ngư.
1972: Nhật Bản lấy lại quyền kiểm soát Okinawa và các đảo Senkaku từ Mỹ. Đổi lại, Nhật Bản cho quân đội Mỹ sử dụng đảo Kuba (thuê lại của gia đình Koga) và đảo Taisho làm nơi tập bắn "vô thời hạn".
Cùng năm đó, gia đình Zenji Koga bắt đầu làm thủ tục bán các đảo Kuba, Uotsuri, Minami và Kita cho gia đình Kurihara. Vụ mua bán hoàn tất năm 1988.
1978:
Tháng 4: Hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh các đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa lúc hai nước đang đàm phán hòa ước.
Tháng 6: Quân đội Mỹ đình chỉ các cuộc thao diễn bắn đạn thật tại các đảo Kuba và Taisho.
Tháng 8: Trung Quốc, Nhật Bản ký hòa ước đồng ý gác lại tranh chấp và để cho các thế hệ sau giải quyết.
1992: Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố các đảo Điếu Ngư là "lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc" theo một đạo luật mới về "Lãnh hải và vùng tiếp giáp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
1996: Đoàn thanh niên Nhật Bản dựng hải đăng trên đảo Uotsuri. Nhiều người Hồng Kông theo chủ nghĩa dân tộc toan tính đổ bộ lên đảo Uotsuri để phản đối hành động của Nhật Bản.
2002: Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê các đảo Uotsuri, Minami và Kita.
2010: Một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc xâm nhập vùng biển quanh Điếu Ngư/Senkaku ngày 7/9 và dẫn tới vụ đụng độ với các tàu tuần duyên Nhật Bản.
Nhà chức trách Nhật bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng 2 tuần lễ khiến Trung Quốc rất tức giận và đã quyết định ngừng mọi hoạt động trao đổi cũng như xuất khẩu đất hiếm.
2012:
Tháng 4: Lãnh đạo chính quyền Tokyo, ông Shintaro Ishihara, công bố thông tin về viêc mua lại các đảo thuộc Senkaku từ gia đình Kurihara.
Tháng 7: Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cho biết chính phủ trung ương cũng đang đàm phán để mua các đảo này.
15-8: 14 người hoạt động ủng hộ Trung Quốc đi thuyền tới các đảo tranh chấp để khẳng định chủ quyền. 5 trong số này bơi vào bờ trước khi lực lượng tuần duyên Nhật bắt giữ cả 14 người và trục xuất họ.
19-8: Các nhà chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đổ bộ lên Uotsuri bất chấp cảnh báo của chính phủ.
Vũ Anh
Theo Dantri
Tại sao Trung-Nhật dễ xảy ra chiến tranh? Quan hệ Trung-Nhật là mối quan hệ đối xứng, không những thực lực của hai bên tương đương mà chiến lược cũng đối xứng. Chính vì thế quan hệ Trung-Nhật tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn quan hệ Trung-Mỹ. ờ Liên hợp buổi sáng (Singapore) vừa đăng bài bình luận có tựa đề 'Trung-Nhật buộc phải nổ ra chiến tranh?', chỉ ra tâm...