Tàu khu trục 4 tỷ đôla Mỹ hỏng ở Panama
Tàu khu trục tân tiến Zumwalt gặp trục trặc kỹ thuật khi đang đi qua kênh đào Panama và bị kéo tới chỗ neo đậu.
Tàu USS Zumwalt tối tân của hải quân Mỹ. Ảnh: Military
Tàu Zumwalt tối 21/11 đang di chuyển qua kênh đào, trên đường tới cảng nhà mới ở San Diego thì gặp sự cố, một quan chức xác nhận với trangMilitary. Nó được chính quyền cảng Panama kéo về một cầu cảng.
Thông tin ban đầu cho thấy vấn đề bắt nguồn từ trục trặc ở bộ trao đổi nhiệt trong thiết bị điện của tàu, phụ trách cấp điện cho động cơ đẩy, cảm biến, vũ khí, theo Navy Times
Video đang HOT
Tàu khu trục tên lửa sẽ được sửa chữa tại một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Panama cho tới khi đủ tiêu chuẩn để hoàn thành hành trình tới căn cứ hải quân San Diego, bang California, Ryan Perry, phát ngôn viên Hạm đội 3, cho biết.
Với chi phí hơn 4 tỷ USD, Zumwalt là tàu khu trục lớn nhất, đắt nhất từng được đóng cho hải quân Mỹ. Nó được bàn giao cho hải quân ngày 15/10 tại thành phố Baltimore, bang Maryland, sau khi rời xưởng đóng tàu ở Bath, bang Maine hồi tháng 9. Đội tàu đã gặp một chuỗi sự cố nhỏ, như việc nước biển rò rỉ vào hệ thống dầu bôi trơn động cơ phụ hồi tháng 9 và một số vấn đề kỹ thuật khi tàu ở căn cứ hải quân Mayport, bang Florida cuối tháng 10.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ấn Độ hạ thuỷ tàu khu trục tự đóng lớn nhất
Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 21/11 cho biết Hải quân nước này đã làm lễ hạ thuỷ tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường và sở hữu công nghệ tàng hình INS Chennai tại xưởng đóng tàu hải quân Mazagon ở thành phố Mumbai.
Tàu INS Chennai. (Ảnh: Reuters)
Tham dự lễ hạ thuỷ trên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nhấn mạnh: "Con tàu đánh dấu giai đoạn quan trọng "đang đến" của năng lực đóng tàu và khả năng sẵn sàng của ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ. Với cảm hứng từ tàu INS Chennai, chúng ta đã đạt được chuẩn mực mới trong quá trình thiết kế và xây dựng các loại tàu chiến, được trang bị những thiết bị và hệ thống hiện đại, cũng như sử dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến".
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tàu khu tục INS Chennai "có thể được coi là một trong những tàu chiến mạnh mẽ nhất được đóng tại nước này". Tàu INS Chennai là con tàu thứ 3 và là cuối cùng trong số những tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Kolkata được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Đây là loại tàu có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, có khả năng tham gia các chiến dịch chống ngầm hoặc chống hạm, tấn công trên bộ, phòng không và có thể được triển khai trong các chiến dịch bảo vệ trước những nhóm tàu tấn công của đối phương.
Tàu INS Chennai dài 165m, chỗ rộng nhất 74m, lượng giãn nước 7.500 tấn, vận tốc tối đa 55km/giờ và tầm hoạt động khoảng 8.000 hải lý (tương đương 15.000km). Tàu được trang bị hệ thống súng tự động 76mm, hệ thống phóng rocket RBU-600, cũng như hệ thống phóng ngư lôi ống kép. Tàu INS Chennai cũng có thể mang tới 32 tên lửa Barak-8/NG - loại tên lửa đất đối không được Ấn Độ và Israel hợp tác phát triển.
Hơn thế nữa, tàu INS Chennai cũng có một hệ thống phóng tên lửa phương thẳng đứng để phục vụ cho quá trình tấn công các mục tiêu trên bờ và trên biển. Vũ khí chống hạm mạnh mẽ nhất của tàu này là tên lửa siêu thanh BrahMos. Ngoài ra, tàu INS Chennai cũng có hệ thống tác chiến điện tử Deseaver MK-II do công ty Elbit Systems sản xuất và hệ thống phóng giúp bảo vệ tàu trước các tên lửa chống hạm của đối phương.
Về hệ thống radar, tàu INS Chennai được trang bị hệ thống radar cảnh báo đe doạ và quan sát đa nhiệm (MF-STAR) của Israel. Đây được coi là hệ thống có những điểm tương đồng với hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Bên cạnh đó, chiến hạm này còn được thiết kế mang theo 2 trực thăng tác chiến đa nhiệm.
Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất quá trình chạy thử trên biển và thử vũ khí, tàu INS Chennai sẽ được biên chế vào Hạm đội Tây, có căn cứ ở Mumbai. Thông báo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh: "Tàu INS Chennai được thiết kế để tham gia chiến đấu trong các tình trạng tác chiến như chiến tranh hạt nhân, sinh học hay hoá học".
Ngọc Anh
Theo Diplomat
Ba tàu khu trục Mỹ rời Biển Đông Ba tàu khu trục Mỹ đã quay về nước sau 7 tháng hoạt động ở Biển Đông, giám sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp. Tàu khu trục Mỹ USS Decatur. Ảnh: America's Navy Theo Navy Times, các tàu Decatur, Momsen và Spruance, được triển khai tới tây Thái Bình Dương từ hồi tháng 4 và đã quay...