Tàu khảo sát trái phép của Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam
Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống đã rút khỏi vùng biển Việt Nam sau 3 tháng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Reuters đưa tin.
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (Ảnh: Weibo)
Hãng tin Reuters ngày 24/10 trích dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi các tàu trên biển, cho hay tàu Hải Dương 8 đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hướng về phía Trung Quốc với sự hộ tống của 2 tàu khác.
Khi được hỏi về con tàu trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thừa nhận tàu đã “bắt đầu thực hiện khảo sát khoa học từ đầu tháng 7″ và “công việc hiện đã hoàn tất”.
Video đang HOT
Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông từ trung tuần tháng 7.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 3/10, người phát ngôn Bộ Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Trước các động thái của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, một loạt quốc gia trong và ngoài khu vực đã lên tiếng bày tỏ lo ngại. Ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật, Australia hồi tháng 8 đã lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông. Pháp, Đức và Anh ngày 29/8 cũng ra tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông thực hiện các biện pháp và giải pháp giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.
Theo Dân trí
Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam đối với phát biểu ngày 18/9 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong buổi họp báo thường kỳ ngày 3/10 khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong các tuyên bố trước đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
"Khu vực mà Trung Quốc gọi là "bãi Vạn An" thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đốivới khu vực này", bà Hằng nhấn mạnh
Người phát ngôn nói thêm rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua đã khẳng định rõ điều này.
Cũng trong buổi họp báo bà Hằng cho biết nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 (HD8) của Trung Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động và rút ngay nhóm tàu, không để xảy ra vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình phù hợp với luật pháp quốc tế", bà Hằng khẳng định.
SONG HY
Theo VTC
Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định thế nào? Việt Nam là một quốc gia ven biển có đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong Công ước về Luật Biển Quốc tế 1982. Các khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Vùng đặc...