Tàu khai thác cát trái phép hoành hành trên sông Mã
Trên những con thuyền trọng tải hàng trăm tấn, cả chục thanh niên cởi trần hì hục cắm “vòi rồng” xuống lòng sông Mã để hút cát. Tiếng máy nổ gầm rú suốt ngày đêm khiến người dân hai bên bờ sông mất ăn, mất ngủ.
Từ nhiều tháng nay, cuộc sống của người dân xóm Bình, xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bị đảo lộn. Người già mất ngủ, trẻ em không có lúc nào yên tĩnh để học bài vì tiếng máy nổ rầm rập của những người trộm cát quần đảo suốt ngày đêm.
Ông Hoàng Đạt Thọ, 53 tuổi, cho biết nếu như trước đây chủ yếu hoạt động vào ban đêm thì nay các tàu hút cát trái phép cả ban ngày. Trên khúc sông chảy qua làng, thường xuyên có 5-7 thuyền túc trực, chiếc này hút đầy lại đến lượt chiếc khác. Thời gian cao điểm, dân làng đếm được tới 40-50 thuyền với hàng trăm lao động cùng hút cát.
“Trên sông như một đại công trường. Cát bị lấy đi quá nhiều không kịp bồi đắp đã làm một số nhà dân gần bờ đê bị rạn nứt. Bờ kè ven sông Mã trị giá hàng chục tỷ đồng cùng diện tích bãi bồi ven sông có nguy cơ bị lũ cuốn. Chúng tôi ở đây quá mệt mỏi với nạn trộm cát”, ông Thọ nói.
Giữa ban ngày, nhiều chiếc thuyền vẫn hút cát trái phép. Ảnh: Lê Hoàng.
Video đang HOT
Cụ Lê Thị Xuyến đã 72 tuổi nhưng đêm nào cũng cùng đám thanh niên làng ra bờ đê hò hét xua đuổi những người trộm cát. “Xóm chúng tôi hàng đêm cứ thấy thuyền vào là đánh kẻng báo động, người dân đổ xô ra hò hét, ném đá xua thuyền đi. Ngày trước đuổi thì họ ra giữa sông, còn bây giờ ném đá xuống thuyền thì họ đánh trả lại. Chúng tôi cứ đuổi được một lúc, các thuyền lại kéo nhau trở lại”, cụ Xuyến nói.
Trao đổi về vấn đề trên, bà Khúc Thị Minh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vĩnh Lộc, thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Mã đoạn qua xã Vĩnh Hùng rộ lên từ cuối năm 2011, có lúc tới 30-40 tàu. Huyện đã thành lập chốt bảo vệ mỏ cát, gồm công an huyện, công an, dân quân xã, trang bị xuồng máy để xua đuổi. Có lúc cao điểm huyện huy động tới 40 người.
Cũng theo bà Minh, để giải quyết dứt điểm nạn cát tặc, các cơ quan cấp tỉnh cần sớm làm thủ tục bàn giao mỏ cát cho đơn vị trúng đấu giá để họ quản lý, bảo vệ và khai thác theo đúng quy định của Nhà nước.
Ông Hoàng Đình Nghị, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng xác nhận, mỗi lần tàu khai thác cát trái phép xuất hiện, địa phương lại cử cán bộ, công an xã xuống cùng người dân xua đuổi, nhưng lực lượng mỏng nên chỉ như “đá ném ao bèo”. Thậm chí đã có một vài cán bộ xã bị hất văng xuống sông, hay bị thương khi truy đuổi.
“Chính quyền, nhân dân mong sớm được bàn giao mỏ cát cho doanh nghiệp trúng thầu để họ quản lý. Để tình trạng khai thác cát trái phép hoành hành thì dân còn khổ, chính quyền xã phải tăng cường lực lượng bảo vệ mỏ cát, làm mất thời gian của cán bộ, công chức, gây tốn kém cho ngân sách”, ông Nghị kiến nghị.
Theo VNExpress
"Cát tặc" xứ Thanh lại lộng hành
Tình trạng khai thác, tập kết cát trái phép ven sông Mã diễn ra công khai trắng trợn như thách thức các cơ quan chức năng, nhất là Sở Tài nguyên & Môi trường Thanh Hóa.
Cách trung tâm TP Thanh Hóa chưa đầy 2 km, tại thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoằng Hóa, luôn ồn ào với tiếng máy nổ của những chiếc thuyền máy đang thi nhau bơm cát lên bờ.
Ngay tại chân cầu Tào Xuyên, nhiều bãi cát dưới sông cứ ùn lên. Việc bơm hút cát và tập kết cát này diễn ra đã từ lâu nhưng dường như mọi "cố gắng" của UBND thị trấn Tào Xuyên là bất lực?
Còn ngay tại tiểu khu Nghĩa Sơn 3, thị trấn Tào Xuyên, những bãi cát nằm rải rác bên bờ sông Mã như "thách đố" các cơ quan chức năng.
Tập kết, khai thác cát trái phép nhưng Sở TN&MT Thanh Hóa vẫn thờ ơ. Ảnh T.Đ
Tại địa bàn thị trấn Tào Xuyên có tới 6 bãi tập kết cát, trong đó theo "báo cáo" của UBND thị trấn thì có 3 bãi đang nằm ngoài vùng quy hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Cách thị trấn Tào Xuyên không xa, một bãi cát đã hình thành trái phép kéo theo việc hút cát tận thu ngay trên sông.
Riêng đối với bãi cát tại xã Hoằng Minh, nhiều người dân sống gần đó cho hay là, ngày nào cũng thấy, mấy chiếc thuyền bơm hút cát cứ ầm ầm, những chiếc biển báo đường sông thì nay cắm chỗ này, mai cắm chỗ khác và giờ thì nó đã "yên vị" ngay giữa bãi cát thênh thang. So với vị trí cũ của chiếc biển báo này thì nó cách "bờ" 100m.
Ông Phạm Bá Oai, chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: "Nếu nói về trái phép thì không đúng, bởi vì tại thị trấn Tào Xuyên có 6 bãi, trong đó có bãi có phép, có bãi không có phép. Một số doanh nghiệp không có giấy phép nhưng vẫn khai thác, một số hộ thì không làm hồ sơ thuê đất. Nói chung, huyện khó quản lý lắm! Việc quản lý và xử lý vi phạm là huyện đều phối hợp với CA đường sông. Nhưng thực tế để bắt giữ các phương tiện thì quả là khó và không có bãi giữ phương tiện. Còn tại xã Hoằng Minh, chúng tôi sẽ chỉ đạo dứt điểm những bãi tập kết cát và khai thác trộm. Chúng tôi đã có báo cáo trình UBND tỉnh xem xét. Còn hiện dù chưa có chủ trương, vẫn phải xử lý nghiêm".
Thực tế đã cho thấy sự "bất lực" trong quản lý và xử phạt các địa điểm tập kết và khai thác trái phép trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi là, liệu biện pháp "xử lý" của chính quyền huyện Hoằng Hóa có dám "mạnh tay" không? Hay chỉ là xử lý theo kiểu "tạm thời" vẫn cho doanh nghiệp "dễ thở" đến khi có quy hoạch của UBND tỉnh? Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm gì với vấn nạn "cát tặc" lộng hành?
Theo Nguoiduatin
Thanh Hóa: "Cát tặc" liên tục giở trò... "ăn vạ" Không nằm trong quy hoch, bt nam cầu Báo Vn, thuc x Nga Lĩnh, Nga Sn, Thanh Ha bị cấm hong. Nhng c vẫn ngang nhin lnh trong khi chính quynịa phng bất lực trc phn ứng kiu... a "c". Trnịa bàn huyện c hai bi tập kết, kinh doanh t trápa giaình ông Đỗ Vn Hng ông L Vn Th, ti nam...