Tàu hỏa giảm giá 2 tuyến du lịch
Ga Sài Gòn cho biết sẽ giảm 40% giá vé tàu du lịch tuyến Sài Gòn – Nha Trang và ngược lại kể từ ngày 1-30.11, áp dụng cho hành khách mua vé đi tàu SNT2 (chiều Sài Gòn – Nha Trang) trong các ngày từ thứ bảy đến thứ tư và tàu SNT1 (chiều Nha Trang – Sài Gòn) trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
Chương trình dành 10.000 vé ngồi mềm điều hòa trên các đoàn tàu khách du lịch SQN1/2 tuyến Sài Gòn – Quy Nhơn và ngược lại để giảm giá từ ngày 21.10 đến hết ngày 31.12.2012, với giá vé là 339.000 đồng.
Hành khách có thể mua vé trên website vetau.com.vn mua qua các đại lý mua vé qua điện thoại 08.38436.528 để được nhân viên nhà ga mang vé đến nhà không thu phí trong vòng 7 km hoặc mua vé trực tiếp tại ga Sài Gòn. Vé đã giảm giá không được đổi hoặc trả lại vé.
Theo TNO
"Cò" phòng trọ lộng hành
Tìm được một chỗ trọ giá vừa phải, an toàn không phải là chuyện dễ đối với những tân sinh viên (SV) "chân ướt, chân ráo" lên thành phố. Nếu không cẩn thận, các tân SV sẽ dính ngay "cò" phòng trọ và buộc trả những khoản phí giới thiệu đắt đỏ
Video đang HOT
Thuê hay không cũng phải trả phí!
Biết tôi đang cần tìm chỗ trọ cho người thân ở quê vào nhập học, các bác xe ôm trước cổng ga Sài Gòn hỏi thăm nhiệt tình. Người đàn ông chừng 40 tuổi, xưng Hai Trí tư vấn: "Giá phòng trọ gần trường đắt lắm, từ 2 đến 3 triệu/phòng mà chưa tính điện nước.
Tôi giới thiệu cô tới mấy chỗ quen trên đường Lê Văn Sĩ, Trần Văn Đang giá phòng 1 triệu/tháng". Khi tôi hỏi tiền công thì được trả lời: "Tôi có phải "cò" đâu mà công. Cô trả tôi tiền xe, ưng phòng thì cho tôi tiền uống "ly cà phê". Hỏi ra mới... choáng cái "ly càphê" của ông Hai Trí có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng.
Quanh khu vực ga Sài Gòn, bến xe... đội quân "cò" phòng trọ SV hoạt động khá sôi nổi. P.Linh - tân SV ĐH KHXH&NV TPHCM - bức xúc: "Dù đã đề phòng nhưng em và mẹ vẫn phải trả 200 ngàn cho "cò". Linh kể: "Em và mẹ vừa xuống xe buýt đã bị một bác xe ôm chèo kéo.
Khi đến những trung tâm giới thiệu nhà trọ, SV phải mất từ 150.000 đến 200.000 đồng/lần
Em và mẹ kiên quyết không đi, ghé vào quán nước thì được bà chủ quán mách rằng em với mẹ em may mắn vì đã không đi với ông xe ôm khi nãy chứ nếu không thì sẽ bị "chém" đẹp. Bà chủ quán giới thiệu cho một bác xe ôm tốt bụng, chở đến tận phòng trọ mà không lấy tiền cò. Sau khi chạy qua 2-3 nơi mà mẹ con em vẫn không ưng, bác xe ôm bỏ cuộc. Đúng là bác ấy không lấy tiền "cò" nhưng tiền xe ôm thì hét tới 300.000 đồng. Mẹ em năn nỉ thì bác ấy mới chịu lấy 200.000 đồng tiền xe".
Nói đến "cò" phòng trọ phải kể đến những trung tâm tư vấn, giới thiệu phòng trọ trên đường Trần Văn Đang, Q.3, Làng ĐH Thủ Đức, Q.Thủ Đức, Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp...
Đến đây, thủ tục đầu tiên là phải đóng từ 150.000 đến 200.000 đồng/lần, SV sẽ được giới thiệu cho một số địa điểm, giá cả, số điện thoại chủ nhà rồi SV tự tìm đường đến đó. Đảm bảo có phòng nhưng ở được hay không thì trung tâm không chịu trách nhiệm.
Kim Thúy - SV ĐH Công Nghiệp - cho biết: "Mình được giới thiệu 3 chỗ gần trường nhưng chỗ nào phòng cũng ọp ẹp, ván ép, không an toàn nên mình không thuê. Phản ảnh về nơi giới thiệu thì họ bảo giá nào thì phòng đó, giờ muốn phòng tốt thì đóng thêm tiền rồi họ giới thiệu cho".
Mánh khóe của "cò"
Qua tìm hiểu của PV, để có được lực lượng "cò" hùng hậu thì các chủ nhà trọ sẽ làm việc với đội ngũ xe ôm, các chủ quán nước giới thiệu cho SV. Các chủ nhà không quên dặn "cò" phải quảng cáo cho phòng trọ của mình, nếu giới thiệu được người đến thuê trọ thì được các chủ nhà trọ trả từ 100.000 đến 200.000 đồng/lần.
Một chủ nhà ở làng ĐH Thủ Đức cho biết: "Tiền trả cho "cò" cũng là tiền của SV ra chứ đâu, tôi biết họ cũng lấy chi phí của SV nữa nhưng mà kệ. Bây giờ nhà trọ mọc lên như nấm, cạnh tranh giữ lắm, phòng trọ của tôi lại ở hơi xa, không có "cò" thì ai biết đến mà thuê".
Không chỉ dắt mối, nhiều "cò" còn thuê luôn cả dãy phòng trọ hoặc thuê luôn căn nhà rồi "chẻ" ra nhiều phòng cho thuê lại. Trước tiên, "cò" đến gặp các chủ trọ làm hợp đồng thuê trọn dãy phòng.
Hoặc nơi nào mới xây phòng trọ, "cò" đều tìm đến thuê hoặc thỏa thuận với chủ nhà sẽ đưa người đến thuê để nhận "hoa hồng". Sau đó "cò" dán tờ rơi, quảng cáo, mở trung tâm giới thiệu và mặc sức làm giá.
Bạn Nguyễn Trường Lâm - ĐH Kinh tế TPHCM - chia sẻ: "Nhiều "cò" còn giả danh chủ phòng trọ, đăng tin trên báo, các trang web để tìm kiếm SV thuê trọ. Khi mình liên lạc thì họ sẽ hẹn để dẫn mình tới chỗ thuê, đến nơi mới biết họ chỉ là trung gian, lúc đó có thuê được hay không mình cũng phải mất phí cho họ.
Nhà trọ ngày một tăng giá, "cò" thì lộng hành, SV phải thật cẩn thận mới không bị "dính".
Từ ngày 25/8 đến 30/9, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM có chương trình "Tiếp sức tân sinh viên - Tự tin đến trường". Tình nguyện viên sẽ trực tại ga, bến xe...để giới thiệu chỗ trọ giá rẻ và an toàn cho tân sinh viên.
Theo lao động
Ga Sài Gòn ngày cuối năm: Khách ít, "cò" nhiều Chiều 19/1 (tức 26 Tết), tại ga Sài Gòn, trái ngược với cảnh nhộn nhịp thường thấy, trong phòng chờ và ở cả sân ga, chỉ có lác đác vài khách. Ngược lại khung cảnh bên trong, trước cổng ga Sài Gòn, gần chục cò vé, xe ôm đang làm ăn tất bật. Họ vẫy tay, kêu gọi, mời chào. Trong vai người...