Tàu hộ vệ VN diễn tập cùng chiến hạm 11 nước
Tàu 016-Quang Trung kết thúc lần diễn tập đầu tiên về an ninh hàng hải trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ).
Trong gần 4 ngày đêm diễn tập, tàu chiến và máy bay của hải quân 12 nước (Việt Nam, Singapore, Australia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ) được chia thành hai tốp chiến thuật để diễn tập nhiều hoạt động.
Tàu 016-Quang Trung và đoàn công tác của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tham gia cuộc diễn tập, tích luỹ thêm kinh nghiệm diễn tập hải quân đa phương, tiến tới chuẩn bị đăng cai tổ chức các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Hải quân trong năm Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2020.
Chiều 12/5, đội tàu chiến và máy bay của hải quân các nước đã di chuyển vào cảng căn cứ Hải quân Changi (Singapore), kết thúc việc diễn tập.
Video đang HOT
Tàu 016-Quang Trung nhổ neo rời vị trí tập kết bắt đầu cơ động vào đội hình diễn tập. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Tàu 016-Quang Trung là thuộc lớp hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 do Ngasản xuất, được đưa vào biên chế của Lữ đoàn 162, thuộc Vùng 4 Hải quân vào ngày 6/2/2018. Gepard 3.9 có nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, và rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
“Trong quá trình vận động trên biển, các kíp vận hành máy, liên lạc và lực lượng tham gia diễn tập của tàu đã phối hợp nhịp nhàng, hoàn thành các bài tập”, Trung tá Hoàng anh, Thuyền trưởng tàu 016-Quang Trung, nói trên báo Quân đội Nhân dân.
“Đây là lần đầu tiên Tàu 016-Quang Trung đi tham gia hoạt động đối ngoại hải quân ở nước ngoài… Lữ đoàn 162 và Tàu 016-Quang Trung đã tích cực luyện tập, chuẩn bị chu đáo bảo đảm tham gia diễn tập thực binh trên biển đạt kết quả tốt”, Đại tá Nguyễn Văn Ngân, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, nói trên báo Quân đội Nhân dân.
Tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam duy trì cự ly giãn cách trong đội hình chiến thuật với các tàu chiến nước bạn. Ảnh: Quân đội Nhân dân.
Diễn ra từ ngày 29-4 đến ngày 12-5 với hai giai đoạn tại Hàn Quốc và Singapore, Diễn tập thực địa trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ) về an ninh hàng hải năm 2019 có sự tham gia của hải quân 18 nước. An ninh hàng hải là 1 trong 7 lĩnh vực ưu tiên thuộc 7 Nhóm Chuyên gia của ADMM .
Theo Zing
Các nhà lãnh đạo APEC tập trung thảo luận thương mại tự do
Ngày 18/11, các nhà lãnh đạo APEC đã bắt đầu thảo luận tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea về các cách thức nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực.
Bên trong Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Port Moresby, Papua New Guinea. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 18/11, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu thảo luận tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea về các cách thức nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Theo hãng thông tấn Kyodo, vấn đề được chú trọng tại hội nghị cấp cao APEC tại Port Moresby là liệu các nhà lãnh đạo có tìm được lập trường chung chống lại các chính sách bảo hộ hay không. Theo một dự thảo tuyên bố chung, các nền kinh tế thành viên hướng tới cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức cũng như các biện pháp cản trở thương mại. Cách thức phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực cũng sẽ được bàn thảo tại hội nghị.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cũng dự kiến tiếp tục thảo luận về việc thành lập Hiệp định Thương mại tự do của châu Á-Thái Bình Dương - khu vực với dân số chiếm 40% dân số thế giới, chiếm một nửa thương mại toàn cầu về số lượng và khoảng 60% kinh tế thế giới.
Các nhà lãnh đạo APEC nhóm họp tại Papua New Guinea trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế khác chỉ trích Trung Quốc áp dụng các chính sách làm sai lệch thị trường, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp công nghiệp. Trong khi đó, chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Tổng thống Donald Trump gây quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt trọng tâm của chính sách này là theo đuổi các thỏa thuận song phương và phản đối các thỏa thuận cũng như các tổ chức thương mại đa phương.
Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi sau khi hai bên áp dụng các biện pháp thuế quan trị giá hàng tỷ USD đáp trả lẫn nhau. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.
APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam./.
Theo TTXVN
Nhật sắp cử chiến hạm lớn nhất biên chế thăm Việt Nam Biên đội tàu khu trục JS Izumo và JS Murasame sẽ cập cảng tại Việt Nam trong chuyến huấn luyện quanh khu vực châu Á - Ấn Độ Dương. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua cho biết khu trục hạm trực thăng JS Izumo, tàu khu trục đa dụng JS Murasame và 590 binh sĩ sẽ huấn luyện tại Biển Đông và...