Tàu hộ vệ lớp 056 chưa đủ “trình” để bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh
Ngày 25/02/013, chiếc đầu tiên trong lớp tàu hộ vệ 056 mang số hiệu 582 chính thức bàn giao cho lực lượng hải quân Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của tờ “The People”, ông Thôi Dật Lượng – chủ biên của tạp chí “Tàu thuyền hiện đại” đã cho biết, tàu hộ vệ lớp 056 chủ yếu sử dụng để tuần tiễu và tác chiến gần bờ, không đủ khả năng trở thành một thành viên của biên đội tàu sân bay Trung Quốc.
Ông Thôi Dật Lượng cho biết thêm, so sánh tàu hộ vệ lớp 054A và tàu hộ vệ lớp 056 nhận thấy, chúng có nhiều điểm không tương đồng về chiến thuật tác chiến và vũ khí, trang bị trên hạm, 2 tàu cũng hoàn toàn khác nhau về khu vực tác chiến và chức năng, nhiệm vụ.
Tàu hộ vệ cỡ lớn lớp 054A của Trung Quốc
Xét về kích cỡ, tàu hộ vệ lớp 056 thuộc dạng tàu hộ vệ hạng nhẹ còn tàu hộ vệ lớp 054A thuộc hạng nặng. Về phương diện tác chiến, 056 lấy tuần tiễu làm chủ, còn tàu lớp 054A chuyên sử dụng trong tác chiến ngoài thềm lục địa, thậm chí là tác chiến viễn dương. Tàu hộ vệ lớp 054A không phải là không có khả năng tuần tiễu, nhưng trong định hướng thiết kế lấy tác chiến tầm xa làm ý tưởng chủ đạo, còn 056 thì thiên về tuần tiễu, phòng ngự và không thể tác chiến viễn dương.
Video đang HOT
Bàn về vấn đề tàu hộ vệ lớp 056 có đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ trong biên đội tàu hộ vệ hàng không mẫu hạm tương lai hay không, ông Thôi Dật Lượng cho biết, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 thuộc kiểu tàu tác chiến ven bờ, không thể đảm nhận nhiệm vụ hộ vệ tàu sân bay.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ số hiệu 582 lớp 056
Xuất phát từ chức năng và khu vực tác chiến của nó, hệ thống trang bị, vũ khí của nó tương đối có hạn, chỉ có pháo hạm và vài quả tên lửa phòng không, mà tên lửa phòng không cũng chỉ để bảo vệ tàu, không có khả năng phòng không hạm đội, khả năng tấn công đối hải của nó cũng rất hạn chế. Xét về tính năng tổng quát, lớp tàu này còn rất nhiều hạn chế về khả năng tác chiến cả về năng lực tấn công và khả năng phòng thủ.
Tính năng và hệ thống vũ khí này đủ để làm tốt công tác tuần tiễu và tác chiến ven bờ thuộc tuyến phòng thủ số 2 chứ không đủ để lọt vào biên đội tàu hộ vệ tàu sân bay. Nếu nằm trong biên đội này, chính biên đội tàu sân bay lại phải cử thêm vài tàu để hộ vệ nó, vì vậy tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 không thể là một thành viên của biên đội tàu sân bay trong tương lai.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tên lửa "khắc tinh của radar phòng không"
Mỹ đã phát triển một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không chuyên dùng để đối phó với các hệ thống tên lửa đất đối không của kẻ địch.
Công ty Raytheon đã bắt tay hợp tác với công ty hệ thống hàng không nguyên tử thông dụng GA-ASI (General Atomics Aeronautical Systems Inc) để chế tạo một loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không (MALD) cho các loại UAV RQ-9 Predator và MQ-9 Reaper để nâng cao khả năng tác chiến tự động cho các loại UAV này.
Quý 3 năm 2012 vừa qua, công ty Raytheon đã bàn giao các nguyên mẫu tên lửa tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu cho không quân Mỹ để tiến hành công tác thử nghiệm tác chiến.
Máy bay tấn công không người lái (UCAV) RQ-9 Predator đang phóng tên lửa
Vào tháng 11/2012, bộ phận phát triển dự án đã kết thúc quá trình thử nghiệm mặt đất tại nhà máy thử nghiệm đặt tại thành phố Palmdale, bang California. Dự kiến trong năm 2013 sẽ hoàn tất quá trình tích hợp loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ trên không này trên các UAV.
Loại tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ này có trọng lượng chưa tới 136 kg, tầm bay xa nhất đạt 925 km, có thể xâm nhập sâu vào hệ thống phòng không tổng hợp (IADS) của địch và tiến hành gây nhiễu các thiết bị radar của các hệ thống tên lửa đất đối không trong phạm vi khu vực phòng không.
Xét về tính chất nhiệm vụ, loại tên lửa này được phân làm 2 kiểu cơ bản là: Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả và tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu.
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu mục tiêu giả phát đi các tín hiệu mô phỏng giống hệt máy bay tác chiến thật để đánh lừa radar của các trận địa tên lửa đất đối không, tạo tình huống giả trên không.
MQ-9 Reaper được phỏng chế từ RQ-9 Predator được trang bị nhiều vũ khí khủng
Tên lửa nhử mồi cỡ nhỏ phóng từ trên không kiểu gây nhiễu thì tiến hành các hoạt động gây nhiễu chế áp kiểu áp sát, tấn công trực diện vào tín hiệu radar quan trắc làm tê liệt hệ thống radar, vô hiệu hóa các trận địa phòng không trên mặt đất.
Các loại UAV của Mỹ có thể đồng thời mang và đồng loạt phóng cả 2 loại tên lửa này, một mặt làm giảm hiệu quả quan sát của radar phòng không, mặt khác tung các mục tiêu giả đánh lừa kẻ địch phát động tấn công làm tiêu hao đạn dược, bộc lộ trận địa, tạo điều kiện cho các máy bay có người lái tấn công phá hủy.
Theo ANTD
Cuộc đua trực thăng chống ngầm trên biển Đông Quan chức quốc phòng Philippines vừa tiết lộ với báo giới, 2 tàu hộ vệ nước này mới mua sẽ được trang bị loại trực thăng hải quân chuyên dụng trong tác chiến trinh sát chống ngầm. Chính phủ Philippines hy vọng đến năm 2014, hải quân nước này sẽ tiếp nhận 3 chiếc máy bay trực thăng AW109 của hãng Agustawestland. Loại...