Tàu hàng trật bánh hai toa, đường sắt Bắc-Nam ách tắc nhiều giờ
Do ách tắc, bốn đoàn tàu khách SE2, SE4, NA2, SE7 phải dừng tại các ga gần đó. Hành khách trên hai đoàn tàu SE2, SE4 dừng tại ga Nam Định đã được chuyển tải bằng xe khách, đi đường bộ về Hà Nội.
Hiện trường vụ trật bánh (Nguồn: CLB Đam mê đường sắt)
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, rạng sáng 21/11, một tàu hàng bị trật bánh ở Hà Nam, khiến đường sắt Bắc-Nam ách tắc nhiều giờ.
Cụ thể, vụ việc xảy ra vào lúc 3h25 sáng 21/11 khi tàu hàng HH8 với 19 toa của Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) chở nhiều loại hàng từ ga Sóng Thần (Bình Dương) trên đường về ga Giáp Bát (Hà Nội).
Đến km60 khu gian Phủ Lý-Bình Lục ( Hà Nam ) hai toa số 9-10 trật bánh, khiến đoạn đường sắt qua đây bị ách tắc.
Video đang HOT
Ông Trần Cao Thắng, Trưởng ban An ninh – An toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sự cố không gây thiệt hại về người. Hai toa tàu trật bánh bị hỏng một số thiết bị và đoạn đường sắt bị hư hỏng khoảng vài trăm mét. Đây cũng là đoạn đường sắp phải cải tạo, nâng cấp.
Ngành đường sắt đã cử các lực lượng đến cứu viện, các toa phần đầu tàu hàng đã được kéo về ga Phủ Lý, các toa phía sau đã được đưa về ga Bình Lục.
Hiện trường vụ trật bánh đường sắt ở Bình Lục (CLB Đam mê đường sắt)
“Hiện các đơn vị đang tiến hành cẩu toa xe bị trật bánh ra khỏi khổ giới hạn đường sắt và sửa chữa đường cho tàu qua. Dự kiến khoảng hơn 10h00 sáng nay sẽ thông đường,” ông Thắng cho hay.
Do ách tắc, bốn đoàn tàu khách SE2, SE4, NA2, SE7 phải dừng tại các ga gần đó. Hành khách trên hai đoàn tàu SE2, SE4 dừng tại ga Nam Định đã được chuyển tải bằng xe khách, đi đường bộ về Hà Nội.
Công nhân đường sắt và nỗi lo mùa lũ
Chừng nào còn đường đơn, lạc hậu như hiện nay thì đường sắt còn thiệt hại, người lao động còn canh cánh lo giảm thu nhập vì ách tắc vận tải...
Kiểm tra, sửa chữa đường sắt bị hỏng do mưa lũ
Liên tiếp gần một tháng qua, hết mưa bão lại đến lũ nối tiếp nhau bủa vây dải đất miền Trung. Đường sắt Bắc - Nam qua khu vực này cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Trên các trang mạng Facebook về đường sắt, các thành viên chia sẻ hình ảnh mưa lũ tàn phá đường sắt, tàu không thể qua.
Chỗ thì đất đá trên núi sạt xuống cả mấy chục khối che lấp một đoạn đường sắt, chắn ngang cửa hầm phía Bắc đèo Rù Rì (tỉnh Khánh Hòa); chỗ nước ngập mênh mông chỉ thấy hai thanh ray chạy dài mấp mé rồi mất hút dưới mặt nước; chỗ taluy âm bị xói lở; chỗ đá tảng bất thình lình rơi vào lòng đường sắt khi tàu đang chạy, kẹt cả vào đầu máy (tỉnh Quảng Bình)...
Đặc biệt, nhiều vị trí bị lũ cuốn trôi nền đường, khiến hai thanh ray "treo" lơ lửng, thậm chí có vị trí bị võng xuống, nhìn từ xa lại trông không khác gì khúc xương cá.
Cùng đó là hình ảnh công nhân sửa chữa đường sắt dồn quân, dồn lực, đội mưa, dầm lũ để sửa chữa, khắc phục cho tàu qua. Nhưng cứ khắc phục được điểm này thì lại nhận được tin điểm khác bị ảnh hưởng, lại di chuyển đến gấp rút sửa chữa.
Trong khi đó, tại các nhà ga, nhân viên trên tàu dưới ga tất bật chuyển tải hàng trăm hành khách, từ ga lên ô tô, rồi lại từ ô tô lên tàu, chưa kể giải quyết cho các hành khách trả vé. Nhân viên đường sắt người lo mang vác hành lý, người bế trẻ nhỏ hỗ trợ hành khách, người kiểm tra, giám sát, nhắc nhở để việc chuyển tải an toàn, trật tự...
"Lại là những khúc xương cá muôn thuở, lại là nỗi lo tắc đường, dừng tàu", "Khó khăn chồng khó khăn", "Lại đói rồi...", "Chạy tàu đã không lời lãi bao nhiêu, giờ lại còn chuyển tải, phát sinh bao chi phí", "Bãi bỏ tàu rồi, anh em vận tải lại mất việc"... Đó là những bình luận bày tỏ nỗi lo lắng của các thành viên.
Họ lo lắng bởi thực tế năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa bão là người lao động đường sắt lại thấp thỏm nỗi lo hỏng đường, dừng chạy tàu, đồng nghĩa với giảm doanh thu, giảm việc, giảm thu nhập.
Theo các đơn vị đường sắt khu vực, chỉ tính riêng từ ngày 8 - 17/10, đã phải chuyển tải hơn 2.400 hành khách, 88 container giữa Huế, Đông Hà... Ngoài ra, phải bãi bỏ gần 40 đoàn tàu khách... Còn theo Tổng công ty Đường sắt VN, tính toán sơ bộ thiệt hại vận tải lên đến khoảng 27 tỷ đồng, chưa kể thiệt hại lớn về hạ tầng chưa thể tính toán được vì vẫn đang khắc phục tiếp.
"Chừng nào còn đường đơn, lạc hậu như hiện nay thì đường sắt còn thiệt hại, người lao động còn canh cánh lo giảm thu nhập vì cứ sự cố hạ tầng là ách tắc vận tải", một thành viên nói và cho rằng, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho tuyến đường sắt trọng điểm Bắc - Nam, tránh tình trạng này kéo dài.
Tàu Bắc - Nam chạy lại bình thường sau 2 ngày tắc vì mưa lũ Từ 2h30 hôm nay 14/10, ngành đường sắt đã khắc phục xong các vị trí hư hại do mưa lũ tại Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, khơi thông toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam. Chia sẻ với VTC News ngày 14/10, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, vừa qua ảnh hưởng của mưa lớn tại các...