Tàu hàng Panama mắc cạn, vỡ đôi ở Nhật Bản
Một tàu hàng mang cờ Panama đã bị vỡ làm đôi, khiến dầu rò rỉ sau khi nó mắc cạn gần một cảng phía bắc Nhật Bản ngày 11/8.
Tàu hàng mang cờ Panama vỡ làm đôi sau khi mắc cạn ở Nhật Bản (Ảnh: Reuters).
Reuters dẫn thông tin từ Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản hôm nay 12/8 cho biết, tàu hàng Crimson Polaris treo cờ Panama đã mắc cạn gần cảng Hachinohe ở phía bắc Nhật Bản từ sáng 11/8. Con tàu đã cố tự giải phóng nhưng không thể do thời tiết xấu, cuối cùng nó buộc phải neo lại ở vị trí cách cảng khoảng 4 km.
Video đang HOT
Đến sáng nay, con tàu bị vỡ làm đôi và khiến dầu rò rỉ ra biển nhưng may mắn không có ai trong số 21 thủy thủ bị thương.
Lực lượng ứng phó đã phát hiện và đang xử lý một khoảng dầu loang kéo dài khoảng 5,1 km và rộng khoảng 1 km. Trong khi đó, hai phần của con tàu vẫn đang được giữ nguyên ở hiện trường và được đội tàu tuần tra giám sát chặt chẽ.
Tàu Crimson Polaris có tải trọng gần 40.000 tấn với thủy thủ đoàn được cho là gồm người Trung Quốc và Philippines. Thời điểm xảy ra sự cố, con tàu đang chở gỗ.
Nga quảng bá tuyến đường biển phương Bắc thay kênh đào Suez bị tắc nghẽn
Một quan chức đối ngoại cấp cao Nga ngày 26/3 cho rằng tình trạng giao thông tê liệt tại kênh đào Suez vì một "siêu tàu" mắc kẹt đã cho thấy rõ tầm quan trọng trong việc phát triển tuyến đường biển Bắc Cực thay thế.
Nga trang bị một hạm đội tàu phá băng để phát triển tuyến đường biển phương Bắc. Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Interfax, ông Nikolai Korchunov - người phụ trách hợp tác quốc tế Bắc Cực của Nga - cho biết: "Sức hấp dẫn của tuyến đường biển phương Bắc sẽ gia tăng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Rõ ràng là cần phải suy nghĩ về cách xử lý hiệu quả những rủi ro giao thông và phát triển các tuyến đường thay thế kênh đào Suez, trước hết chúng ta nên tập trung vào tuyến đường biển phía Bắc".
Tuyến đường biển phương Bắc là một trong một số kênh vận chuyển ở Bắc Cực và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Nga đã đầu tư rất nhiều để phát triển tuyến đường này, cho phép các phương tiện vận chuyển cắt giảm hải trình đến các cảng châu Á 15 ngày so với việc đi qua kênh đào Suez.
Thời điểm tuyến đường phương Bắc dừng hoạt động bắt đầu vào tháng 11 hàng năm song Nga hy vọng với tình trạng biến đổi khí hậu, lợi ích thương mại của tuyến đường từ đó cũng sẽ gia tăng.
Moskva có kế hoạch sử dụng tuyến đường này để xuất khẩu dầu và khí đốt ra thị trường nước ngoài. Một số công ty bao gồm nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng LNG lớn nhất của Nga Novatek đã bắt đầu sử dụng tuyến đường phương Bắc. Tháng 8/2017, tàu vận chuyển đầu tiên đã hoạt động dọc tuyến đường biển phương Bắc mà không cần sử dụng đến tàu phá băng.
Tuần này, trung tâm dự báo thời tiết của Nga cho biết tuyến đường biển phương Bắc trong một số năm gần như hoàn toàn không có băng vào cuối mùa Hè và vào năm 2020, khu vực này đã đạt mức độ phủ băng thấp kỷ lục.
Nga muốn nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy tuyến đường Bắc Cực sau khi một tàu chở dầu khổng lồ của Nhật Bản bị mắc kẹt trong kênh đào Suez chật hẹp tuần qua.
Sau một trận bão cát, con tàu Ever Given thuộc sở hữu của Nhật Bản và gắn cờ Panama đã bị mắc kẹt và chặn đứng tuyến đường thủy nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ - nơi chiếm hơn 10% hoạt động lưu thông thương mại hàng hải toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia, việc khơi thông tuyến đường kênh đào Suez sẽ mất đến vài tuần.
Tàu hải cảnh Trung Quốc mang vũ khí tiến đến gần tàu cá Nhật Bản Tàu hải cảnh Trung Quốc trang bị vũ khí "trông giống như pháo" đã di chuyển vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông vào ngày 16.2, tiến đến gần tàu cá Nhật Bản. Một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Senkaku/Điếu Ngư . Ảnh REUTERS...